Bài 5: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

Nội dung lý thuyết

1. Nhắc lại về giá trị tuyệt đối

Giá trị tuyệt đối của số \(a\), kí hiệu là \(\left|a\right|\), được định nghĩa là:

                \(\left|a\right|=a\) nếu \(a\ge0\);
                \(\left|a\right|=-a\) nếu \(a< 0\).

Ví dụ: +) \(\left|5\right|=5\)  ;  \(\left|0,5\right|=0,5\) ;  \(\left|\dfrac{7}{11}\right|=\dfrac{7}{11}\)  ; ...

          +) \(\left|-3\right|=3\)  ;  \(\left|-1,25\right|=1,25\)  ;  \(\left|-\dfrac{3}{4}\right|=\dfrac{3}{4}\)  ; ....

          +) \(\left|x^2\right|=x^2\) do \(x^2\ge0,\forall x\)

Theo định nghĩa trên, ta có thể bỏ dấu gia trị tuyệt đối tuỳ theo giá trị của biểu thức ở trong dấu giá trị tuyệt đối là âm hay không âm.

Ví dụ 1: Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và thu gọn biểu thức: \(A=\left|x+3\right|+x-2\)

Giải:

Biểu thức dưới dấu giá trị tuyệt đối là \(x+3\) chưa rõ âm hay không âm, do đó ta cần xét 2 trường hợp:

TH1\(x+3\ge0\Leftrightarrow x\ge-3\). Khi đó \(\left|x+3\right|=x+3\)

Nên \(A=x+3+x-2=2x+1\)

TH2\(x+3< 0\Leftrightarrow x< -3\). Khi đó \(\left|x+3\right|=-x-3\)

Nên \(A=-x-3+x-2=-5\)

Ví dụ 2: Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và thu gọn biểu thức: \(B=4x+5+\left|-2x\right|\)

Giải: 

Ta xét 2 trường hợp:

TH1\(-2x\ge0\Leftrightarrow x\le0\).

Khi đó \(\left|-2x\right|=-2x\)

Nên \(B=4x+5-2x=2x+5\)

TH2\(-2x< 0\Leftrightarrow x>0\).

Khi đó: \(\left|-2x\right|=2x\)

Nên \(B=4x+5+2x=6x+5\).

Ví dụ 3: Bỏ dấu giá trị tuyệt đối và thu gọn biểu thức: \(C=-1+x-\left|\dfrac{x^2}{4}\right|\)

Giải: 

Ta có: \(x^2\ge0,\forall x\) nên \(\dfrac{x^2}{4}\ge0,\forall x\)

Suy ra \(\left|\dfrac{x^2}{4}\right|=\dfrac{x^2}{4}\)

Nên \(C=-1+x-\dfrac{x^2}{4}\)

           \(=-\left(1-x+\dfrac{x^2}{4}\right)\)  \(=-\left(1-\dfrac{x}{2}\right)^2\)

 

@61131@

2. Giải một số phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối

Ví dụ 1: Giải phương trình \(\left|3x\right|=x+4\).

Giải:

Ta thấy: \(\left|3x\right|=3x\) \(\Leftrightarrow3x\ge0\Leftrightarrow x\ge0\)

             \(\left|3x\right|=-3x\Leftrightarrow3x< 0\Leftrightarrow x< 0\)

Vậy để giải phương trình đã cho ta quy về giải 2 phương trình tương ứng với 2 điều kiện của x như sau:

Trường hợp 1: Với \(x\ge0\), phương trình đã cho trở thành \(3x=x+4\)

Ta có: \(3x=x+4\) \(\Leftrightarrow2x=4\Leftrightarrow x=2\) (Thoả mãn điều kiện \(x\ge0\))

Nên \(x=2\) là một nghiệm của phương trình đã cho.

Trường hợp 2: Với \(x< 0\), phương trình đã cho trở thành \(-3x=x+4\)

Ta có: \(-3x=x+4\) \(\Leftrightarrow-4x=4\Leftrightarrow x=-1\) (thoả mãn điều kiện \(x< 0\))

Nên \(x=-1\) là một nghiệm của phương trình đã cho.

Vậy phương trình \(\left|3x\right|=x+4\) có tập nghiệm là \(S=\left\{-1;2\right\}\).

Ví dụ 2: Giải phương trình \(\left|x-3\right|=9-2x\).

Giải:

Ta thấy: \(\left|x-3\right|=x-3\Leftrightarrow x-3\ge0\Leftrightarrow x\ge3\)

             \(\left|x-3\right|=3-x\Leftrightarrow x-3< 0\Leftrightarrow x< 3\)

Do đó để giải phương trình đã cho ta quy về giải 2 phương trình tương ứng với 2 điều kiện của x như sau:

Trường hợp 1: Với \(x\ge3\), phương trình đã cho trở thành \(x-3=9-2x\)

Ta có: \(x-3=9-2x\) \(\Leftrightarrow x+2x=9+3\Leftrightarrow3x=12\Leftrightarrow x=4\) (thoả mãn ĐK \(x\ge3\))

Nên \(x=4\) là một nghiệm của phương trình đã cho.

Trường hợp 2: Với \(x< 3\), phương trình đã cho trở thành \(3-x=9-2x\)

Ta có: \(3-x=9-2x\) \(\Leftrightarrow2x-x=9-3\) \(\Leftrightarrow x=6\) (không thoả mãn ĐK \(x< 3\))

Nên \(x=6\) không có là nghiệm của phương trình đã cho.

Vậy tập nghiệm của phương trình \(\left|x-3\right|=9-2x\) là \(S=\left\{4\right\}\).

 

@61127@

Ví dụ 3: Giải phương trình \(\left|2-x\right|=\left|2x+3\right|\)

Giải:

Để giải phương trình này, ta cần nhớ một tính chất đó là: \(\left|A\right|=\left|B\right|\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}A=B\\A=-B\end{matrix}\right.\)

Áp dụng: 

\(\left|2-x\right|=\left|2x+3\right|\) \(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}2-x=2x+3\left(1\right)\\2-x=-2x-3\left(2\right)\end{matrix}\right.\) 

(1) \(2-x=2x+3\Leftrightarrow3x=-1\Leftrightarrow x=-\dfrac{1}{3}\)

(2) \(2-x=-2x-3\Leftrightarrow x=-5\)

Vậy phương trình có tập nghiệm là \(S=\left\{-\dfrac{1}{3};-5\right\}\).

Ví dụ 4: Giải phương trình \(\left|x+1\right|-\left|x+2\right|=x+3\).

Giải:

Ta thấy: \(\left|x+1\right|=x+1\Leftrightarrow x+1\ge0\Leftrightarrow x\ge-1\)

              \(\left|x+1\right|=-x-1\Leftrightarrow x+1< 0\Leftrightarrow x< -1\)

              \(\left|x+2\right|=x+2\Leftrightarrow x+2\ge0\Leftrightarrow x\ge-2\)

              \(\left|x+2\right|=-x-2\Leftrightarrow x+2< 0\Leftrightarrow x< -2\)

Ta thấy trong phương trình trên có 2 biểu thức dưới dấu giá trị tuyệt đối, do đó để trình bày ngắn gọn và trực quan, ta dùng bảng xét dấu như sau:

\(x\)                        -2                         -1
\(x+1\)         -               \(|\)            -             0           +
\(x+2\)         -               0           +             \(|\)            +

Do đó ta cần xét 3 trường hợp:

TH1: Với \(x< -2\).

        Khi đó \(\left|x+1\right|=-x-1\) và \(\left|x+2\right|=-x-2\)

    Nên phương trình đã cho trở thành: \(\left(-x-1\right)-\left(-x-2\right)=x+3\)

   \(\Leftrightarrow-x-1+x+2=x+3\)

   \(\Leftrightarrow x=-2\) (Không thoả mãn \(x< -2\))

 Nên \(x=-2\) không là nghiệm của phương trình đã cho.

TH2: Với \(-2\le x< -1\):

       Khi đó: \(\left|x+1\right|=-x-1\) và \(\left|x+2\right|=x+2\)

   Nên phương trình đã cho trở thành: \(\left(-x-1\right)-\left(x+2\right)=x+3\)

   \(\Leftrightarrow-x-1-x-2=x+3\)

   \(\Leftrightarrow-3x=6\Leftrightarrow x=-2\) (thoả mãn \(-2\le x< -1\))

  Vậy \(x=-2\) là một nghiệm của phương trình đã cho.

TH3: Với \(x\ge-1\):

      Khi đó \(\left|x+1\right|=x+1\) và \(\left|x+2\right|=x+2\)

    Nên phương trình đã cho trở thành: \(\left(x+1\right)-\left(x+2\right)=x+3\)

    \(\Leftrightarrow x+1-x-2=x+3\)

    \(\Leftrightarrow x=-4\) (không thoả mãn \(x\ge-1\))

   Do đó \(x=-4\) không là nghiệm của phương trình đã cho.

Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm là \(S=\left\{-2\right\}\).

Ví dụ 5: Giải bất phương trình \(\left|2x-3\right|< 3\).

Giải:

Đối với bất phương trình, ta cũng xét các trường hợp tương ứng với điều kiện của x tương tự như khi giải phương trình.

TH1: Với \(2x-3\ge0\Leftrightarrow x\ge\dfrac{3}{2}\)

     Khi đó \(\left|2x-3\right|=2x-3\)

     Bất phương trình đã cho trở thành: \(2x-3< 3\)

     \(\Leftrightarrow2x< 6\Leftrightarrow x< 3\)

    Kết hợp với điều kiện \(x\ge\dfrac{3}{2}\) ta được \(\dfrac{3}{2}\le x< 3\).

TH2: Với \(2x-3< 0\Leftrightarrow x< \dfrac{3}{2}\)

     Khi đó: \(\left|2x-3\right|=3-2x\)

     Bất phương trình đã cho trở thành: \(3-2x< 3\)

     \(\Leftrightarrow-2x< 0\Leftrightarrow x>0\)

    Kết hợp với điều kiện \(x< \dfrac{3}{2}\) ta được \(0< x< \dfrac{3}{2}\)

Kết hợp nghiệm của cả 2 trường hợp ta được: \(\left[{}\begin{matrix}\dfrac{3}{2}\le x< 3\\0< x< \dfrac{3}{2}\end{matrix}\right.\)  \(\Rightarrow0< x< 3\)

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là \(\left\{x|0< x< 3\right\}\).

 

@61129@