Bài 5. Khi em bị bắt nạt

Nội dung lý thuyết

1. Một số tình huống bị bắt nạt.

- Bắt nạt bằng lời nói: Bị trêu chọc, chê bai, xúc phạm, đe dọa hoặc lan truyền tin đồn xấu về mình.

- Bắt nạt bằng hành động: Bị đánh, đẩy, giật đồ, phá hoại đồ dùng học tập.

Trẻ Em Bị Bắt Nạt Xung Đột Xã Hội Bằng Lời Nói Và Thể Chất Giữa Trẻ Em Lạm  Dụng Chiến Đấu Cãi Vã Và Chế Giễu Các Nhân Vật Vector Hoạt

- Bắt nạt trên mạng (bắt nạt trực tuyến): Bị nhắn tin lăng mạ, bôi nhọ danh dự trên mạng xã hội.

Nhận diện, đối mặt và vượt qua những trò bạo lực học đường kiểu tinh vi

- Bị cô lập, xa lánh: Không ai chơi cùng, bị tẩy chay, bị ép làm việc không muốn.

- Bị ép buộc: Bị bắt làm bài hộ, bị ép đưa tiền hoặc đồ dùng cá nhân.

2. Vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt?

- Bảo vệ bản thân: Nếu không tìm kiếm sự giúp đỡ, tình trạng bắt nạt có thể tiếp tục và gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần, sức khỏe.

- Ngăn chặn hành vi xấu: Nhờ sự giúp đỡ từ người lớn, giáo viên hoặc bạn bè có thể giúp ngăn chặn kịp thời tình trạng bắt nạt.

3,100+ Kids Teasing Each Other Stock Illustrations, Royalty-Free Vector  Graphics & Clip Art - iStock

- Giữ vững tinh thần và sự tự tin: Khi được hỗ trợ, chúng ta cảm thấy an toàn hơn, tránh bị tổn thương về tâm lý.

- Góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn: Khi báo cáo hành vi bắt nạt, sẽ giúp ngăn chặn tình trạng này với người khác.

3. Thực hiện việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị bắt nạt.

- Bình tĩnh và không đáp trả bằng bạo lực.

- Tìm đến sự giúp đỡ từ người lớn: Báo với thầy cô, cha mẹ, hoặc người mình tin tưởng.

- Nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè: Đi cùng bạn để tránh bị bắt nạt một mình.

7 bước dạy bé tự tin giới thiệu bản thân “CHUẨN MỰC”

- Ghi nhớ hoặc ghi lại hành vi bắt nạt: Nếu có thể, thu thập bằng chứng như tin nhắn, hình ảnh để báo với người có trách nhiệm.

- Không che giấu, sợ hãi: Hãy mạnh dạn chia sẻ để nhận được sự bảo vệ và giúp đỡ kịp thời.