Bài 4: Hai đường thẳng song song

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Nhắc lại kiến thức lớp 6

* Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.

* Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.

2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

Cho các hình vẽ sau:

Trong các đường thẳng trên, đường thẳng \(a\) song song với đường thẳng \(b\), đường thẳng \(m\) song song với đường thẳng \(n\).

Ta thừa nhận tính chất sau:

Nếu đường thẳng \(c\) cắt hai đường thẳng \(a\)\(b\) và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì \(a\) và \(b\) song song vớ nhau.

Hai đường thẳng \(a\) và \(b\) song song với nhau được kí hiệu là \(a\)//\(b\).

Khi \(a\) và \(b\) là hai đường thẳng song song ta còn nói: Đường thẳng \(a\) song song với đường thẳng \(b\), hoặc Đường thẳng \(b\) song song với đường thẳng \(a\).

 

@54411@

3. Vẽ hai đường thẳng song song

Cho đường thẳng \(a\) và một điểm \(A\) nằm ngoài đường thẳng \(a\). Để vẽ được đường thẳng \(b\) đi qua \(A\) và song song với đường thẳng \(a\), ta có thể thực hiện các bước như hình vẽ mô tả sau:

- Cách 1: Dùng góc nhọn \(60^0\) của êke đẻ vẽ hai góc so le trong bằng nhau:

- Cách 2:  Dùng góc nhọn \(60^0\) của êke đẻ vẽ hai góc đồng vị bằng nhau:

 

@54413@