Bài 33. Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 gp

I. Đường lối đối mới của Đảng

- Hoàn cảnh:

    + Trải qua 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là về kinh tế xã hội. Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.

    + Đổi mới còn xuất phát từ sự thay đổi trong tình hình thế giới, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

- Đường lối đổi mới của Đảng: được đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (12 - 1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6 - 1991), Đại hội VIII (6 - 1996), Đại hội IX (4 - 2001):

    + Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

    + Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)

- Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990:

    + Về lương thực - thực phẩm, đến năm 1990 đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

    + Hàng hoá trên thị trường dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

    + Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, hàng xuất khẩu tăng gấp ba lần.

- Kế hoạch 5 năm 1991 – 1995:

    + Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hằng năm là 8,2%; lạm phát bị đẩy lùi, kinh tế đối ngoại phát triển.

    + Quan hệ đối ngoại được mở rộng: Tháng 7 - 1995, Việt Nam và Mĩ bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Cũng trong tháng này, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

- Kế hoạch 5 năm 1996 - 2000:

    + Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng hằng năm là 7%; công nghiệp tăng bình quân hằng năm là 13,5% nông nghiệp là 5,7%.

    + Hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt khoảng 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.

    + Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng...

Khách