Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
8 coin

Bài 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG

1. Vai trò

- Là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia.

- Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học – kỹ thuật.

- Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm:

+ Công nghiệp khai thác than.

+ Công nghiệp khai thác dầu.

+ Công nghiệp điện lực.

 

Khai thác than

Khai thác dầu

Công nghiệp 

điện lực

Vai trò

- Là nguồn năng lượng truyền thống

- Nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, luyện kim

- Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học, dược phẩm

- Là nhiên liệu quan trọng, “vàng đen” của nhiều quốc gia.

- Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều hóa phẩm, dược phẩm.

- Cở sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

- Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật và 

- Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của loài người.

Trữ lượng

- Ước tính 13000 tỉ tấn trong đó ¾ là than đá.

- Tập trung chủ yếu ở BBC, đặc biệt là các nước Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan, CHLB Đức, Austraylia…

- Trữ lượng ước tính: 400 – 500 tỉ tấn, trữ lượng chắc chắn 140 tỉ tấn.

- Tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, LB Nga, Mĩ Latinh, Trung Quốc…

Điện được sản xuất  từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, tuabin khí…

Sản lượng, phân bố

- Sản lượng than khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm.

- Ở các nước có trữ lượng than lớn.

- Sản lượng khai thác khoảng 3,8 tỉ tấn/ năm.

- Ở các nước đang phát triển.

- Sản lượng khoảng 15000 tỉ kWh

- Chủ yếu ở các nước phát triển

IV. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

1. Vai trò

- Ra đời muộn song là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của các nước.

- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

2. Đặc điểm

Ít gây ô nhiễm môi trường, không chiếm diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, song lại yêu cầu lao động có trình độ cao.

3. Phân loại

- Máy tính

- Thiết bị điện tử

- Điện tử tiêu dùng

- Thiết bị viễn thông

4. Phân bố

Tập trung ở các nước phát triển, đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc,…

VI + VIII. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

 

CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

CÔNG NGHIỆP 

THỰC PHẨM

Vai trò

Sản xuất ra các loại hàng hóa thông dụng phục vụ nhu cầu thường ngày cho con người; giải quyết việc làm.

- Cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người

- Tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Làm tăng giá trị sản phẩm, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần cải thiện đời sống.

Đặc điểm

- Sử dụng nhiên liệu, động lực và chi phí vận tải ít hơn

- Chịu ảnh hưởng lớn hơn của nhân tố lao động, thị trường tiêu thị và nguồn nguyên liệu

- Đòi hỏi đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có khả năng xuất khẩu.

- Có nhiều phân ngành khác nhau với các sản phẩm và trình độ kĩ thuật rất đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành-sứ-thủy tinh… trong đó dệt may là ngành chủ đạo.

Sản phẩm của ngành CN thực phẩm rất phong phú và đa dạng. Nguyên liệu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Phân bố

- CN SX hàng tiêu dùng phát triển ở EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ…

- Các nước có ngành dệt may phát triển: TQ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kì.

- Các nước tiêu thụ nhiều hàng dệt may: Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mĩ, Nga,… 

Tất cả các nước trên thế giới










 

Khách