Bài 23. Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 gp

BÀI:  CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH.

Câu 1.  Đơn vị của động lượng bằng

A. N/s.                                    B. N.s.                               C. N.m.                              D. N.m/s.

Câu 2.  Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?

A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.

B. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.

C. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.

D. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.

Câu 3.  Chọn câu phát biểu sai?

A. Động lượng là một đại lượng véctơ

B. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật

C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương

D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương

Câu 4.  Chọn câu phát biểu đúng nhất?

A. Véc tơ động lượng của hệ được bảo toàn.    B. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn.

C. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn.  D. Động lượng của hệ kín được bảo toàn.

Câu 5.  Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.

B. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.

C. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác(Mặt Trời, các hành tinh...).

D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.

Câu 6.  Véc tơ động lượng là véc tơ

A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc.   B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.

C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.         D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.

Câu 7.  Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?

A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra. B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.

C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó. D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.

Câu 8.  Phát biểu nào sau đây sai?

A. Động lượng là một đại lượng vectơ.                                B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.

C. Động lượng tỉ lệ thuận với khối lượng vật.

D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

Câu 9.  Chọn câu phát biểu sai?

A. Hệ vật – Trái Đất luôn được coi là hệ kín.                      B. Hệ vật – Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín.

C. Trong các vụ nổ, hệ vật có thể coi như gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.

D. Trong va chạm, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.

Câu 10.                      Hệ vật –Trái Đất chỉ gần đúng là hệ kín vì

A. Trái Đất luôn chuyển động. B. Trái Đất luôn luôn hút vật

C. vật luôn chịu tác dụng của trọng lực

D. luôn tồn tại các lực hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên vật

Câu 11.                      Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp

A. hệ có ma sát.                       B. hệ không có ma sát.        C. hệ kín có ma sát.            D. hệ cô lập.

Câu 12.                      Định luật bảo toàn động lượng tương đương với

A. định luật I Niu-tơn.                                                         B. định luật II Niu-tơn.       

C. định luật III Niu-tơn.                                                      D. không tương đương với các định luật Niu-tơn.

Câu 13.                      chuyển động bằng phản lực tuân theo

A. định luật bảo toàn công.       B. Định luật II Niu-tơn.

C. định luật bảo toàn động lượng.                                       D. định luật III Niu-tơn.  

Câu 14.                      Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến định luật bảo toàn động lượng?

A. Vận động viên dậm đà để nhảy. B. Người nhảy từ thuyền lên bờ làm cho thuyền chuyển động ngược lại.

C. Xe ôtô xả khói ở ống thải khi chuyển động.                    D. Chuyển động của tên lửa.

Câu 15.                      trường hợp nào sau đây có thể xem là hệ kín?

A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang.

B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng.

C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí.

D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.

Câu 16.                      Động lượng của vật bảo toàn trong trường hợp nào sau đây?

A. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang.

B. Vật đang chuyển động tròn đều.

C. Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.

D. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.

undefined

II.PHÂN DẠNG BÀI TẬP.

Dạng 1. Xung lực. Độ biến thiên động lượng của hệ

Câu 1.  Một vật có khối lượng 4kg rơi tự do không vận tốc đầu trong khoảng thời gian 2,5s. Lấy g = 10m/s2. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó có độ lớn là

A. Dp = 100 kg.m/s.                B. Dp= 25 kg.m/s.              C. Dp = 50 kg.m/s.             D.200kg.m/s.

Câu 2.  Người ta ném một quả bóng khối lượng 500g cho nó chuyển động với vận tốc 20 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng là

A. 10 N.s                                B. 200 N.s                         C. 100 N.s.                        D. 20 N.s.

Câu 3.  Hai vật có khối lượng m1 = 2m2, chuyển động với vận tốc có độ lớn v1 = 2v2. Động lượng của hai vật có quan hệ

A. p1 = 2p2.                             B. p1 = 4p2.                        C. p2 = 4p1.                        D. p1 = p2.

Câu 4.  Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F = 10-2N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là

A. 2.10-2 kgm/s.                       B. 3.10-2kgm/s.                   C. 10-2kgm/s.                      D. 6.10-2kgm/s.

Câu 5.  Từ độ cao 20 m, một viên bi khối lượng 10 g rơi tự do với gia tốc 10 m/s2 xuống tới mặt đất và nằm yên tại đó. Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất.

A.- 0,2N.s.                              B.0,2N.s.                           C. 0,1N.s.                          D.-0,1N.s.

Câu 6.  Một vật khối lượng 1 kg rơi tự do với gia tốc 9,8 m/s2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s. Xung lượng của trọng lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động lượng của vật có độ lớn bằng

A. 50 N.s ; 5 kg.m/s.               B. 4,9 N.s ; 4,9 kg.m/s.      C. 10 N.s ; 10 kg.m/s.        D. 0,5 N.s ; 0,5 kg.m/s.

Câu 7.  Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một lực đẩy 80 N trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có độ lớn bằng

A. 1,6 m/s.                              B. 0,16 m/s.                        C. 16 m/s.                           D. 160 m/s.

Câu 8.  Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm là +5m/s. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là

A. 1,5kg. m/s.                          B. -3kg. m/s.                      C. -1,5kg. m/s.                   D. 3kg. m/s.

Câu 9.  Một vật nhỏ khối lượng m =2kg trượt xuống một đường dốc thẳng nhẳn tại một thời điểm xác định có vận tốc 3m/s, sau đó 4s có vận tốc 7m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng là

A. 6(kgm/s).                            B. 10 (kgm/s).                    C. 20(kgm/s).                     D. 28(kgm/s).

Câu 10.                      Chọn câu phát biểu đúng: Một vật nhỏ m =200g rơi tự do. Lấy g = 10m/s2. Độ biến thiên động lượng của vật từ thời điểm thứ hai đến thời điểm thứ sáu kể từ lúc bắt đầu rơi là

A. 0,8 kg.m/s.                          B. 8 kg.m/s                         C. 80 kg.m/s.                      D. 800 kg.m/s.

Câu 11.  Một vật khối lượng m = 250 g chuyển động thẳng đều theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 43,2 km/h. Động lượng của vật có giá trị là

A. 3 kgm/s                               B. 1,5 kgm/s                       C. - 1,5 kgm/s.                   D. - 3 kgm/s

 

Dạng 2. Bảo toàn động lượng trên cùng một phương.

Câu 12.                      Chiếc xe chạy trên đường ngang với vận tốc 10m/s va chạm mềm vào một chiếc xe khác đang đứng yên và có cùng khối lượng. Biết va chạm là va chạm mềm, sau va chạm vận tốc hai xe là

A. v1 = 0; v2 = 10m/s.              B. v1 = v2 = 5m/s.               C. v1 = v2 = 10m/s.             D. v1 = v2 = 20m/s.

Câu 13.                      Một đầu đạn khối lượng 10 g được bắn ra khỏi nòng của một khẩu súng khối lượng 5 kg với vận tốc 600 m/s. Nếu bỏ qua khối lượng của vỏ đạn thì vận tốc giật của súng là

A. 12 cm/s.                              B. 1,2 m/s.                          C.12 m/s.                            D. 1,2 cm/s.                 

Câu 14.                      Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800m/s. Vận tốc giật lùi của súng là

A. 6m/s.                                  B. 7m/s.                              C. 10m/s.                            D. 12m/s.

Câu 15.                      Một hòn bi khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v đến va chạm mềm vào hòn bi thứ 2 khối lượng 3m đang nằm yên. Vận tốc hai viên bi sau va chạm là

A. v/3.                                     B. v/4.                                C. 3v/5.                              D. v/2.

Câu 16.                      Một quả cầu khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s, tới va chạm vào quả cầu khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất trên một máng thẳng ngang. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất chuyển động với vận tốc 0,6 m/s theo chiều ban đầu. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Vận tốc của quả cầu thứ hai bằng

A.2,6m/s.                                B. -2,6m/s.                         C. 4,6m/s.                           D.0,6m/s.

Câu 17.                      Viên bi A có khối lượng m1 = 60g chuyển động với vận tốc v1 = 5m/s va chạm vào viên bi B có khối lượng m2 = 40g chuyển động ngược chiều với vận tốc . Sau va chạm, hai viên bi đứng yên. Vận tốc viên bi B là

A. v2 =  m/s                          B. v2 = 7,5 m/s.                  C. v2 =  m/s.                    D. v2 = 12,5 m/s.

 

Câu 18.                      Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va chạm là

A. .                                       B. v.                                   C. 3v.                                 D. .

Câu 19.                      Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300g và m2 = 2kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược chiều nhau với các vận tốc tương ứng v1 = 2m/s và v2 = 0,8m/s. Sau khi va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Bỏ qua sức cản. Độ lớn vận tốc sau va chạm là

A. -0,63 m/s.                           B. 1,24 m/s.                        C. -0,43 m/s.                      D. 1,4 m/s.

Câu 20.                      Hai viên bi có khối lượng m1 = 50g và m2 = 80g đang chuyển động ngược chiều nhau và va chạm nhau. Muốn sau va chạm m2 đứng yên còn m1 chuyển động theo chiều ngược lại với vận tốc như cũ. Cho biết v1 = 2m/s thì vận tốc của m2 trước va chạm bằng

A. 1 m/s                                  B. 2,5 m/s.                          C. 3 m/s.                             D. 2 m/s.

Dạng 3. Bảo toàn động lượng trên các phương khác nhau.

undefined

Khách