Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên
Hãy quan sát hình 1.1 và cho biết những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên
Nếu bạn muốn đo chiều cao, bạn dùng dụng cụ nào?
Nếu muốn biết thời gian, bạn dùng dụng cụ nào?
Nếu muốn dùng thấy những vật rất nhỏ, bạn dùng dụng cụ nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Hãy lấy ví dụ về một số hiện tượng mà em biết?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiXe cộ chuyển động, con người đi lại, dông bão, mưa chớp, nắng to,...
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Có ba cốc đựng nước như hình 4.1. Theo em, nước trong cốc b nóng hơn nước trong cốc nào và lạnh hơn nước trong cốc nào? Nước trong cốc nào có nhiệt độ cao nhất, nước trong cốc nào có nhiệt độ thấp nhất?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Theo em, nước trong cốc b nóng hơn nước trong cốc a và nước trong cốc b lạnh hơn nước trong cốc c.
- Theo em, nước trong cốc c có nhiệt độ cao nhất và nước trong cốc a có nhiệt độ thấp nhất.
(Trả lời bởi Nguyễn Lê Huy Hoàng)
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây.
a/ Thế nào là khoa học tự nhiên?
b/ Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống?
c/ Vì sao em phải thực hiện đúng các qui định về an toàn trong phòng thực hành?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia/ Khoa học tự nhiên là nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
b/ Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết. Đồng thời, góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
c/ Em phải thực hiện đúng các qui định về an toàn trong phòng thực hành vì:
- Giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng con người.
- Bảo vệ tài sản lớp học, trường học.
- Đạt được yêu cầu, mục đích bài học cô giáo dạy.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Chúng ta có thể dễ dàng đi lại trong không khí, có thể lội được trong nước nhưng không thể đi xuyên qua một bức tường. Em có biết vì sao không?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBức tường là chất rắn, mà các “hạt” cấu tạo nên chất rắn được sắp xếp chặt chẽ do đó chúng ta không thể đi xuyên qua được.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Có ba bình: một bình chứa nước, một bình chứa rượu uống và một bình chứa giấm ăn. Làm thế nào để phân biệt chúng?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTa có thể ngửi để phân biệt
Nếu không có mùi: Nước
Nếu có mùi chua: Giấm ăn
Còn lại là rượu
(Trả lời bởi Đỗ Thanh Hải)
Em hãy nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khác. Cho ví dụ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Một số tính chất hóa học của nước:
+ Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.
+ Nước sôi ở 100 độ C và hóa rắn ở 0 độ C.
+ Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn (như muối, đường…); chất lỏng (như rượu; axit …); chất khí (như Chlorine (clo)…).
- Ví dụ:
+ Bằng cách ngửi mùi có thể phân biệt được nước và cồn.
+ Bằng cách nếm có thể phân biệt được cốc đựng nước lọc và cốc đựng nước đường.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Nêu một số tính chất vật lí của chất có trong mỗi vật thể ở hình 6.1.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Đồng: là chất rắn, có màu nâu đỏ, dẻo, dễ uốn, dẫn điện và nhiệt tốt
b) Kim cương: là chất rắn, cứng, sáng lấp lánh
c) Đường: là chất rắn dạng tinh thể, cứng, ngọt, tan trong nước
d) Dầu oli: là chất lỏng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước
(Trả lời bởi Đỗ Thanh Hải)
Hãy kể tên một số tính chất vật lí khác của chất mà em biết.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số tính chất vật lí khác của chất mà em biết: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ đông đặc, tính ánh kim…
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)