Em hãy đo các góc đối nhau A và C của tứ giác ABCD trong HĐ2 và tính tổng \(\widehat{A}+\widehat{C}\). So sánh kết quả của em với các bạn.
a. Em hãy vẽ một tam giác tùy ý rồi dùng thước đo góc để đo các góc của tam giác đó.
b. Tính tổng các số đo của ba góc và so sánh với kết quả của bạn khác.
Chú ý: Nếu vẽ tam giác quá nhỏ thì sẽ khó đo góc.
a.
Góc CAB có số đo là 40 độ
Góc ABC có số đo là 50 độ
Góc ACB có số đo là 90 độ
b. Tổng ba góc trong tam giác là: 180 độ bằng với kết quả của các bạn khác.
Hãy chia tứ giác ABCD trong Hình 7 thành hai tam giác để tính tổng số đo của bốn góc \(\widehat A\),\(\widehat B\),\(\widehat C\),\(\widehat D\).
Ta chia tứ giác ABCD thành tam giác ACD và tam giác ABC
\( \Rightarrow \) Số đo tổng các góc tam giác ACD = tổng số đo các góc tam giác ABC = \({180^o}\)
\( \Rightarrow \)Tổng số đo các góc trong tứ giác ABCD = tổng số đo các góc 2 tam giác ACD và ABC \( = {2.180^o} = {360^o}\)
Cho tứ giác ABCD biết số đo của các góc\(\widehat{A}\), \(\widehat{B}\) ,\(\widehat{C}\)\(\widehat{D}\) tỉ lệ thuận với 5;8;13 và 10.
a) Tính số đo các góc của tứ giác ABCD
b) Kéo dài hai cạnh AB và DC cắt nhau ở E,kéo dài hai cạnh AD và BC cắt nhau ở F. Hai tia phân giác của các góc AED và góc AFB cắt nhau ở O.Phân giác của góc AFB cắt các cạnh CD và AB tại M và N.Chứng minh O là trung điểm của đoạn MN
Tứ giác \(ABCD\) có số đo \(\widehat A = x;\;\widehat B = 2x;\;\widehat C = 3x;\;\widehat D = 4x\). Tính số đo các góc của tứ giác đó.
Trong tứ giác \(ABCD\), tổng các góc bằng \(360^\circ \) nên ta có:
\(\begin{array}{l}x + 2x + 3x + 4x = 360^\circ \\10x = 360^\circ \\x = 360^\circ :10\\x = 36^\circ \end{array}\)
Suy ra:
\(\widehat A = 36^\circ ;\;\widehat B = 72^\circ ;\;\widehat C = 108^\circ ;\;\widehat D = 144^\circ \)
Tứ giác ABCD có\(\widehat{A}=110^0,\widehat{B}=100^0\) . Các tia phân giác của các góc C và D cắt nhau ở E. Các đường phân giác của các góc ngoài tại các đỉnh C và D cắt nhau ở F. Tính \(\widehat{CED,}\widehat{CFD}\)
a) Quan sát Hình 1 và cho biết hai góc \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) có:
- Cạnh nào chung?
- Điểm trong nào chung?
b) Hãy đo các góc \(\widehat {xOy},\widehat {yOz},\widehat {xOz}\) trong Hình 1 rồi so sánh tổng số đo của \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) với \(\widehat {xOz}\).
c) Tính tổng số đo của hai góc \(\widehat {mOn}\) và \(\widehat {nOp}\) trong Hình 2.
a) Hai góc \(\widehat {xOy}\) và \(\widehat {yOz}\) có cạnh Oy chung, không có điểm trong chung
b) Ta có:
\(\begin{array}{l}\widehat {xOy} = 30^\circ ,\widehat {yOz} = 45^\circ ,\widehat {xOz} = 75^\circ \\ \Rightarrow \widehat {xOy} + \widehat {yOz} = \widehat {xOz}\end{array}\)
c) Ta có: \(\widehat {mOn} + \widehat {nOp} = 33^\circ + 147^\circ = 180^\circ \)
Cho tứ giác ABCD có\(\widehat{A}=100^0,\widehat{D}=80^0.\) Tia phân giác của góc C và D cắt nhau ở E. Các đường phân giác của góc ngoài tại đỉnh C và D cắt nhau tại F. Tính các góc \(\widehat{CED},\widehat{CFD}\)
Tứ giác ABCD có \(\widehat{A}=110^0,\widehat{B}=100^0\). Các tia phân giác của các góc C và D cắt nhau ở E. Các đường phân giác của các góc ngoài tại các đỉnh C và D cắt nhau ở F. Tính \(\widehat{CED},\widehat{CFD}\) ?
Tứ giác ABCD có : góc C + góc D = \(360^o\) - ( góc A + góc B )
góc C + góc D = \(360^o\) - ( \(110^o+100^o\) )
góc C + góc D = \(360^o\) - \(210^o\)
góc C + góc D = \(150^o\)
\(\Rightarrow\) Góc \(C_1\) + góc \(D_1\) = \(\dfrac{gocC+gocD}{2}\) = \(\dfrac{150^o}{2}\) = \(75^o\)
Xét \(\Delta CED\) có góc \(C_1\) + góc \(D_1\) + góc CED = \(180^o\) ( Tổng 3 góc của 1 \(\Delta\) )
\(75^o\) + góc CED = \(180^o\)
góc CED = \(180^o\) - \(75^o\)
góc CED = \(105^o\)
Vì DE và DF là các tia phân giác của hai góc kề bù ( gt)
\(\Rightarrow\) DE \(\perp\) DF
Vì CE và CF là các tia phân giác của hai góc kề bù ( gt )
\(\Rightarrow\) CE \(\perp\) CF
Xét tứ giác CEDF co :
góc E + góc ECF + góc EDF + góc F = \(360^o\) ( tổng 4 góc trong 1 tứ giác )
\(105^o+90^o+90^o\)+ góc F = \(360^o\)
góc F = \(360^o\) - ( \(105^o+90^o+90^o\) )
góc F = \(360^o\) - \(285^o\)
góc F = \(75^o\)
Cho tứ giác ABCD biết số đo của các góc \(\widehat{A}\), \(\widehat{B}\), \(\widehat{C}\), \(\widehat{D}\) tỉ lệ thuận với 5; 8; 13 và 10. Tính số đo các góc của tứ giác ABCD.
Trong tứ giác ABCD có :
^A + ^B + ^C + ^D = 3600 ( đ.lí )
Lại có : ^A. ^B, ^C, ^D tỉ lệ thuận với 5, 8, 13, 10
=> ^A/5 = ^B/8 = ^C/13 = ^D/10 và ^A + ^B + ^C + ^D = 3600
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có :
^A/5 = ^B/8 = ^C/13 = ^D/10 = ( ^A + ^B + ^C + ^D )/( 5 + 8 + 13 + 10 ) = 360/36 = 10
=> ^A = 500
^B = 800
^C = 1300
^D = 1000
cho hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tại o , biết \(\widehat{xoy}=36^o\)
a) tính số đo các góc \(\widehat{yox'};\widehat{x'oy';}\widehat{xoy'}\)
b) vẽ tia ot là tia phân giác của góc xoy, tia ot' là tian phân giác của góc x'oy' . CMR : hai tia ot và ot' đối nhau
CÁC BẠN GIÚP MK
+) Tính \(\widehat{yOx'}\)
Ta có: \(\widehat{yOx'}+\widehat{xOy}=180^0\)(kề bù)
hay \(\widehat{yOx'}+36^0=180^0\)
\(\Leftrightarrow\widehat{yOx'}=180^0-36^0\)
\(\Leftrightarrow\widehat{yOx'}=144^0\)
Vậy \(\widehat{yOx'}=144^0\)
+) Tính \(\widehat{y'Ox'}\)
Vì hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tại O nên \(\widehat{y'Ox'}\) và \(\widehat{yOx}\)là hai góc đối đỉnh.
\(\Rightarrow\widehat{y'Ox'}=\widehat{xOy}=36^0\)
Vậy \(\widehat{y'Ox'}=36^0\)
+) Tính \(\widehat{y'Ox}\)
Vì hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau tại O nên \(\widehat{y'Ox}\) và \(\widehat{yOx'}\)là hai góc đối đỉnh.
\(\Rightarrow\widehat{yOx'}=\widehat{xOy}'=144^0\)
Vậy \(\widehat{y'Ox}=144^0\)
b) Vì \(\widehat{y'Ox'}=\widehat{xOy}\)mà Ot là tia phân giác của \(\widehat{xOy}\),mà Ot' là tia phân giác của \(\widehat{x'Oy'}\)nên Ot và Ot' (điều hiển nhiên)