Cho biểu đồ tranh biểu diễn số lượng học sinh trong lớp đăng kí tham gia các câu lạc bộ của trường như sau:
Lập bảng tần số cho dữ liệu được biểu diễn trong biểu đồ tranh trên.
Số lượng học sinh tham gia Câu lạc bộ Cờ vua của một trường được biểu diễn ở biểu đồ sau:
Chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong Câu lạc bộ Cờ vua của trường đó. Tính xác suất các biến cố:
\(A\): “Học sinh được chọn là nữ”.
\(B\): “Học sinh được chọn học lớp 8”.
\(C\): “Học sinh được chọn là nam và không học lớp 7”.
Tổng số học sinh tham gia câu lạc bộ là:
\(8 + 9 + 6 + 8 + 4 + 5 + 4 + 6 = 50\) (học sinh)
- Biến cố \(A\) xảy ra khi bạn học sinh chọn được là nữ.
Số học sinh nữ tham gia câu lạc bộ là:
\(9 + 8 + 5 + 6 = 28\) (học sinh)
Xác suất của biến có \(A\) là:
\(P\left( A \right) = \frac{{28}}{{50}} = \frac{{14}}{{25}}\)
- Biến cố \(B\) xảy ra khi bạn học sinh chọn được là học sinh lớp 8.
Số học sinh lớp 8 trong câu lạc bộ là:
\(4 + 5 = 9\)(học sinh)
Xác suất của biến có \(B\) là:
\(P\left( B \right) = \frac{9}{{50}}\)
- Biến cố \(C\) xảy ra khi bạn học sinh chọn được là nam và không học lớp 7.
Số học sinh câu lạc bộ là nam và không học lớp 7 là:
\(8 + 6 + 4 = 18\)
Xác suất của biến có \(C\) là:
\(P\left( C \right) = \frac{{18}}{{50}} = \frac{9}{{25}}\)
Biểu đồ Hình 5.6 biểu diễn số lượng các bạn lớp 8A tham gia các câu lạc bộ.
a) Cho biết đây là biểu đồ gì? Mỗi biểu tượng ứng với bao nhiêu học sinh?
b) Lập bảng thống kê và vẽ biểu đồ cột biểu diễn dữ liệu này.
a: Biểu đồ đã cho là biểu đồ tranh
Mỗi biểu tượng ứng với 3 hs
b: Bảng thống kê:
Tên CLB | Tiếng Anh | Võ thuật | Nghệ thuật |
Số lượng | 6 | 9 | 6 |
Cho bảng thống kê số tiết học các nội dung trong môn Toán của hai khối lớp 6 và lớp 8 như sau:
Hãy biểu diễn tập dữ liệu trên dưới dạng:
a) Hai biểu đồ cột.
b) Một biểu đồ cột kép.
Bảng thống kê sau cho biết số lượng học sinh của các lớp khối 8 tham gia các câu lạc bộ Thể thao và Nghệ thuật của trường.
a) Lựa chọn và vẽ biểu đồ để so sánh số lượng học sinh tham gia hai câu lạc bộ này ở từng lớp.
b) Lựa chọn và vẽ biểu đồ biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này.
a) Để so sánh số lượng học sinh tham gia hai câu lạc bộ này ở từng lớp, ta chọn biểu đồ cột kép.
Biểu đồ cột kép biểu diễn số lượng của các lớp khối 8 tham gia các câu lạc bộ Thể thao và Nghệ thuật của trường như sau:
b) Để biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này ta dùng biểu đồ hình quạt tròn.
Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của khối 8 là:
8 + 16 + 12 + 4 + 10 + 8 + 5 + 8 = 71 (học sinh).
• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8A là: 8 + 16 = 24 (học sinh).
Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8A so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{24}}{{71}} \approx 33,8\% \) .
• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8B là: 12 + 4 = 16 (học sinh).
Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8B so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{16}}{{71}} \approx 22,5\% \)
• Tổng số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C là: 10 + 8 = 18 (học sinh).
Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là: \(\frac{{18}}{{71}} \approx 25,4\% \).
• Tỉ số phần trăm số học sinh tham gia hai câu lạc bộ của lớp 8C so với số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ là:
100% − 33,8% − 22,5% − 25,4% = 18,3%.
Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn tỉ lệ học sinh các lớp tham gia hai câu lạc bộ trong số các học sinh khối 8 tham gia hai câu lạc bộ này.
Biểu đồ tranh ở bên cho biết món ăn sáng yêu thích của các bạn trong lớp.
Lập bảng thống kê biểu diễn số lượng học sinh trong lớp ưa thích mỗi món ăn.
Vì mỗi biểu tượng mặt cười ứng với 5 bạn nên
Số bạn thích phở là: 2.5=10 (bạn)
Số bạn thích bánh mì là: 4.5=20 (bạn)
Số bạn thích bún là: 1.5=5 (bạn)
Số bạn thích xôi là: 2.5=10 (bạn)
Tên món ăn | Phở | Bánh mì | Bún | Xôi |
Số lượng học sinh | 10 | 20 | 5 | 10 |
Biểu đồ sau đây biểu diễn dữ liệu về hoạt động trong giờ ra chơi của học sinh lớp 8C.
a) Hãy phân tích dữ liệu từ biểu đồ trên để so sánh số học sinh tham gia hoạt động tại chỗ (đọc sách, ôn bài, chơi cờ vua) và hoạt động vận động (đánh cầu lông, đá cầu, nhảy dây) trong giờ ra chơi.
b) Theo em các bạn lớp 8C nên tăng cường loại hoạt động nào để có lợi cho sức khỏe?
`a,`
Hoạt động | Tại chỗ | Vận động |
Số học sinh | 28 | 14 |
Số học sinh tham gia hoạt động tại chỗ gấp `28 : 14 = 2` lần hoạt động vận động.
`b,` Lớp nên tăng cường vận động.
Số liệu về số lớp học cấp trung học cơ sở của 5 tỉnh Tây Nguyên tính đến ngày 30/9/2021 được cho trong bảng thống kê sau:
a) Số liệu từ bảng thống kê trên được biểu diễn vào biểu đồ cột như sau. Hãy tìm các giá trị của P, Q, R trong biểu đồ.
b) Biểu đồ cột ở câu a) được chuyển sang biểu đồ hình quạt tròn như dưới đây. Hãy tìm các giá trị của x, y, z, t, m trong biểu đồ.
c) So sánh ý nghĩa của hai loại biểu đồ trên
a) P là số lớp học cấp trung học cơ sở của tỉnh Gia Lai nên \(P = 2692\);
Q là số lớp học cấp trung học cơ sở của tỉnh Đắk Lắk nên \(Q = 3633\);
R là số lớp học cấp trung học cơ sở của tỉnh Lâm Đồng nên \(R = 2501\).
b) Tổng số lớp học cấp trung học cơ sở của 5 tỉnh Tây Nguyên là:
\(1249 + 2692 + 3633 + 1234 + 2501 = 11309\) (lớp học).
Suy ra:
\(x\% = \frac{{2692}}{{11309}}.100\% \approx 24\% \)
\(\begin{array}{l}y\% = \frac{{3633}}{{11309}}.100\% \approx 32\% \\z\% = \frac{{1234}}{{11309}}.100\% \approx 11\% \\t\% = \frac{{2501}}{{11309}}.100\% \approx 22\% \\m\% = \frac{{1249}}{{11309}}.100\% \approx 11\% \end{array}\)
c) Biểu đồ cột cho ta thấy sự so sánh hơn kém về số lớp học cấp trung học cở sở của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Biểu đồ hình quạt tròn ngoài việc cho ta biết sự so sánh hơn kém về số lớp học cấp trung học cơ sở của 5 tỉnh Tây Nguyên, còn cho biết tỉ lệ phần trăm số lớp học của mỗi tỉnh so với toàn thể khu vực.
Số học sinh tham gia câu lạc bộ bóng rổ của các lớp ở mộ trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây:
5 | 3 | 4 | 3 | 1 | 8 | 7 | 6 | 8 | 7 |
4 | 2 | 8 | 4 | 2 | 8 | 7 | 8 | 7 | 6 |
8 | 5 | 8 | 5 | 7 | 7 | 5 | 7 | 6 | 5 |
6 | 7 | 6 | 6 | 8 | 6 | 8 | 7 | 7 | 8 |
a) dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì?
b) lập bảng"tần số" và tính số trung bình cộng
c)Vẽ biểu đồ đoạn thẳng và rút ra nhận xét
Giúp mik với! :(
a)Dấu hiệu là số học sinh tham gia câu lạc bộ bóng rổ
b)
Gia trị (x) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Tần số (n) | 1 | 2 | 2 | 3 | 5 | 7 | 10 | 10 |
N=40
Trung bình cộng x=5,875
a, Dấu hiệu:Số học sinh tham gia câu lạc bộ bóng rổ của các lớp ở mộ trường THCS
b, Bảng "tần số":
Giá trị (x) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | |
Tần số (n) | 1 | 2 | 2 | 3 | 5 | 7 | 10 | 10 | N=40 |
\(\overline{N}=\dfrac{1.1+2.2+3.2+4.3+5.5+6.7+7.10+8.10}{40}=6\)
c, Ở đây ko vẽ đc
Cho bảng thống kê số học sinh theo các khối lớp của một trường tiểu học:
Biểu đồ cột sau thể hiện các số liệu trên.
a) Biểu đồ cột ở bên biểu diễn gì?
b) Hoàn thiện biểu đồ bên.
c) Đọc số liệu trên mỗi biểu đồ rồi so sánh học sinh các khối lớp. (Dùng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng, nhiều nhất, ít nhất.)
d) Viết tên các khối lớp theo thứ tự số học sinh từ ít đến nhiều.
Tham khảo:
a) Biểu đồ cột ở bên biểu diễn số học sinh các khối lớp của trường em.
b)
c) Số học sinh khối lớp Hai nhiều hơn số học sinh khối lớp Một.
Số học sinh khối lớp Năm ít hơn số học sinh khối lớp Ba.
....
d) Tên các khối lớp theo thứ tự số học sinh từ ít đến nhiều là: Khối Một (Khối Năm), Khối Hai, Khối Bốn, Khối Ba.
Cho bảng thống kê sau:
MÔN THỂ THAO YÊU THÍCH CỦA HỌC SINH LỚP 6C | |
Môn thể thao | Số học sinh |
Bóng đá | 20 |
Cầu lông | 10 |
Bơi lội | 14 |
Bóng bàn | 6 |
a) Vẽ biểu đồ cột để biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê trên.
b) Có bao nhiêu học sinh tham gia khảo sát? (Biết rằng mỗi học sinh đều tham gia khảo sát đủ và chỉ được chọn một môn thể thao)
c) Môn thể thao nào được yêu thích nhất? Ít nhất?
b: Số học tham gia khảo sát là:
20+10+14+6=50 bạn
c: 6<10<14<20
=>bóng bàn ít được yêu thích nhất, bóng đá được yêu thích nhất