Kim loại nhóm IA hoạt động hóa học mạnh. Tại sao?
Francium (Fr) là nguyên tố phóng xạ được phát hiện bởi Peray (Pơ - rây) năm 1939, nguyên tố này thuộc chu kì 7, nhóm IA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của francium (Đó là kim loại hay phi kim? Mức độ hoạt động hóa học của francium như thế nào?)
Fr thuộc chu kì 7, đứng cuối nhóm IA. Vì vậy đây là một nguyên tố kim loại, mức độ hoạt động hóa học mạnh (có tính khử mạnh nhất).
tại sao hiđro là phi kim mà lại có mặt trong dãy hoạt động hóa học của kim loại?
dãy hoat động hóa học của kim loại
Li K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
Cho đến nay người ta vẫn lấy Hidro làm nguyên tố chuẩn do cấu tạo nguyên tử đặc biệt của nó và tính phổ biến trong các hợp chất vô cơ hay hữu cơ.Nguyên tố hidro được sắp xếp trong dãy hoạt động hóa học của kim loại để biểu thị những nguyên tố có thể và không thể tác dụng với axit HCl,H2SO4 loãng,H3PO4 xảy ra phản ứng thế đẩy nguyên tố hidro ra khỏi axit.
nói chung thì H vừa có tính chất của kim loại vừa có tính chất của phi kim( nhưng tính chất của phi kim nhiều hơn) nên vẫn có H trong dãy hoạt động của kim loại
Tại sao Na, K không đẩy được kim loại đứng sau trong dãy hoạt động hóa học ra khỏi dung dịch muối
Nếu cho Na,K vào các dd muối,nó sẽ tác dụng với nước trước,sau đó mới tác dụng với dd muối
Vì vậy Na,K không đẩy được kim loại đứng sau trong dãy hoạt động hóa học
Hơn nữa không chỉ có 2 kim loại này không đẩy được,mà còn có Li,Ba,Ca nữa nhé bạn
Vì khi cho Na, K vào dung dịch muối thì Na, K sẽ phản ứng với nước trước tao thành dung dịch kiềm, sau đó dung dịch kiềm mới phản ứng tiếp với dung dịch muối => bazo mới + muối mới
=> Na, K không đẩy được kim loại đứng sau trong dãy hoạt động hóa học kim loại ra khỏi dung dịch muối
vì na, k là những kim lạo tan trong nước vì thế khi cho chúng vào dd muối thì chúng sẽ tác dụng với nước có trong dung dịch sao đó mới tác dụng được với dd muối
BÀI TẬP PHẦN KIM LOẠI - DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC
Câu 1
a/ Sắp xếp các kim loại sau: Ag, Zn, Fe, K theo chiều hoạt động hóa học giảm dần, viết PTHH chứng minh
b/ Sắp xếp các kim loại sau: Cu, Na, Fe, Al theo chiều hoạt động hóa học giảm dần, viết PTHH chứng minh
Câu 2: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 tạo thành Ag kim loại và viết PTHH
A. Mg, Fe, Ag
B. Zn, Pb, Au
C. Fe, Zn, Cu
D. Na, Mg, Al
Câu 3: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với H2SO4 sinh ra khí H2 và viết PTHH
A. Fe, Cu, K, Ag B. Zn, Cu, K, Mg
C. Fe, Al, Zn D. Ag, Al, Ba
Câu 2: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 tạo thành Ag kim loại và viết PTHH
A. Mg, Fe, Ag
B. Zn, Pb, Au
C. Fe, Zn, Cu
\(Fe+2AgNO_3\rightarrow2Ag+Fe\left(NO_3\right)_2\\
Zn++2AgNO_3\rightarrow2Ag+Zn\left(NO_3\right)_2\\
Cu+2AgNO_3\rightarrow2Ag+Cu\left(NO_3\right)_2\)
D. Na, Mg, Al
Câu 3: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với H2SO4 sinh ra khí H2 và viết PTHH
A. Fe, Cu, K, Ag B. Zn, Cu, K, Mg
C. Fe, Al, Zn D. Ag, Al, Ba
\(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\\ 2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\\ Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2\)
a/ Sắp xếp các kim loại sau: Ag, Zn, Fe, K theo chiều hoạt động hóa học giảm dần, viết PTHH chứng minh
K < Zn < Fe < Ag
\(2K+2H_2O\rightarrow2KOH+H_2\\ Zn+FeCl_2\rightarrow ZnCl_2+Fe\\ Zn+2AgNO_3\rightarrow Zn\left(NO_3\right)_2+2Ag\\ Fe+2AgNO_3\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+2Ag\)
b/ Sắp xếp các kim loại sau: Cu, Na, Fe, Al theo chiều hoạt động hóa học giảm dần, viết PTHH chứng minh
Na < Al < Fe < Cu
\(2Na+2H_2O\rightarrow2NaOH+H_2\\ 2Al+3FeCl_2\rightarrow2AlCl_3+3Fe\\ 2Al+3CuCl_2\rightarrow2AlCl_3+3Cu\\ Fe+Cu\left(NO_3\right)_2\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+Cu\)
Theo dãy hoạt động hóa học của kim loại thì kim loại (1) Càng về bên trái càng hoạt động mạnh (dễ bị oxi hóa). (2) Đặt bên trái đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối. (3) Không tác dụng với nước đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối. (4) Đặt bên trái H đẩy được hidro ra khỏi dung dịch axit HCl hay H2SO4 loãng. Những kết luận đúng
A. (1), (3), (4)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4)
D. (1), (2), (3)
Dựa theo quy tắc octet, giải thích vì sao số oxi hóa của O là -2, của kim loại nhóm IA là +1, của kim loại nhóm IIA là +2 và của Al là +3.
- Nguyên tử O với cấu hình electron là 1s22s22p4, có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhận thêm 2 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của O là -2.
O + 2e → O2-
- Nguyên tử kim loại nhóm IA có cấu hình electron chung là ns1, có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhường đi 1 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của kim loại nhóm IA là +1.
- Nguyên tử kim loại nhóm IIA có cấu hình electron chung là ns2, có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhường đi 2 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của kim loại nhóm IIA là +2.
- Nguyên tử Al với cấu hình electron là [Ne]3s23p1, có 3 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhường đi 3 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của Al là +3.
Al → Al3+ + 3e
Cho các phát biểu sau:
(1) Các nguyên tố thuộc nhóm IA là kim loại kiềm.
(2) Các muối của F e 3 + chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(3) Với đơn chất là phi kim chất nào có độ âm điện lớn hơn thì hoạt động mạnh hơn chất có độ âm điện nhỏ hơn.
(4) Có thể điều chế Al bằng cách điện phân nóng chảy muối AlCl3.
(5) Thạch cao nung có thể được dùng để đúc tượng và bó bột khi gãy xương.
Số đáp án đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chọn đáp án A
Cho các phát biểu sau:
(1) Các nguyên tố thuộc nhóm IA là kim loại kiềm.
Sai. Vì Hidro không phải kim loại.
(2) Các muối của → chỉ thể hiện tính oxi hóa.
Sai. Muối FeCl3 có thể vừa thể hiện tính oxi hóa và khử.
(3) Với đơn chất là phi kim chất nào có độ âm điện lớn hơn thì hoạt động mạnh hơn chất có độ âm điện nhỏ hơn.
Sai. Ví dụ như nito và phốt pho thì P hoạt động hơn N.
(4) Có thể điều chế Al bằng cách điện phân nóng chảy muối AlCl3.
Sai. AlCl3 là chất rất dễ bị thăng hoa khi bị tác động bởi nhiệt nên không điện phân nóng chảy AlCl3 được
(5) Thạch cao nung có thể được dùng để đúc tượng và bó bột khi gãy xương. (chuẩn)
Cho các phát biểu sau:
(1) Các nguyên tố thuộc nhóm IA là kim loại kiềm.
(2) Các muối của F e 3 + chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(3) Với đơn chất là phi kim chất nào có độ âm điện lớn hơn thì hoạt động mạnh hơn chất có độ âm điện nhỏ hơn.
(4) Có thể điều chế Al bằng cách điện phân nóng chảy muối AlCl3.
(5) Thạch cao nung có thể được dùng để đúc tượng và bó bột khi gãy xương.
Số đáp án đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chọn đáp án A
Cho các phát biểu sau:
(1) Các nguyên tố thuộc nhóm IA là kim loại kiềm.
Sai. Vì Hidro không phải kim loại.
(2) Các muối của F e 3 + chỉ thể hiện tính oxi hóa.
Sai. Muối FeCl3 có thể vừa thể hiện tính oxi hóa và khử.
(3) Với đơn chất là phi kim chất nào có độ âm điện lớn hơn thì hoạt động mạnh hơn chất có độ âm điện nhỏ hơn.
Sai. Ví dụ như nito và phốt pho thì P hoạt động hơn N.
(4) Có thể điều chế Al bằng cách điện phân nóng chảy muối AlCl3.
Sai. AlCl3 là chất rất dễ bị thăng hoa khi bị tác động bởi nhiệt nên không điện phân nóng chảy AlCl3 được
(5) Thạch cao nung có thể được dùng để đúc tượng và bó bột khi gãy xương. (chuẩn)
Câu 1: Nêu các tính chất hóa học của oxit, axit, bazo, muối. Cho ví dụ.
Câu 2: Trình bày tính chất vật lý, tính chất hóa học chung của kim loại và phi kim. Cho ví dụ.
Câu 3: viết dãy hoạt động hóa học của kim loại và nêu ý nghĩa của dãy hoạt động đó.
Câu 4: Thế nào là hợp kim gang, thép? Cho biết nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất gang, thép.
Câu 5: Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Nêu những yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp chống sự ăn mòn kim loại.
Câu 6: Nêu các tính chất vật lý - tính chất hóa học của Clo, Silic và cách điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Viết PTHH.
Câu 7: Công nghiệp Silicat bao gồm những ngành sản xuất nào? Nêu nguyên liệu và các công đoạn chính của các ngành sản xuất đó.
Câu 8: Các dạng thù hình của một nguyên tố là gì? Nêu cái dạng thù hình, tính chất vật lý của các dạng thù hình Cabon và tính chất hóa học của Cabon. Viết PTHH.
Câu 9: Trình bày tính chất hóa học của Axit Cacbonic, các Oxit của Cacbon và muối Cacbonat. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 10: Nêu nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố và ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Biết nguyến tố X nằm ở ô số 9, thuộc chu kì 2, nhóm VII. Vậy tính chất hóa học đặc trưng của X là
A . kim loại mạnh. B. kim loại yếu. C. phi kim mạnh. D. phi kim yếu.
ghi rõ cách làm hộ mình nhé <3
Đi từ nhóm I đến nhóm VII thì tím kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần
Mà X nằm ở nhóm VII => X là phi kim mạnh
Chọn C