Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
datcoder
30 tháng 10 2023 lúc 12:29

Sự khác biệt giữa khoa học về vật chất (vật lí, hóa học,...) và khoa học về sự sống (sinh học):

- Khoa học vật chất (vật lí, hóa học,...) nghiên cứu vật không sống.

- Khoa học sự sống (sinh học) nghiên cứu vật sống.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
23 tháng 3 2023 lúc 12:52

a) Tế bào sẽ bị căng lại nên kích thước tế bào tăng. Vì môi trường của dung dịch là môi trường nhược trương nên các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào làm tế bào căng ra.

b) Vì nồng độ saccharose và glucose bên trong tế bào lớn hơn bên ngoài tế bào nên hai chất này sẽ có chiều vận chuyển từ trong ra ngoài tế bào, còn nồng độ fructose ở bên ngoài tế bào lớn hơn bên trong tế bào.

Uyên Ldol
Xem chi tiết
Buddy
10 tháng 5 2021 lúc 20:16

- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

(╯°□°)--︻╦╤─ ------
10 tháng 5 2021 lúc 20:30

phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần học tập.

phản xạ CĐK là phản xạ đc hình thành trong đời sống cá thể là kết hợp của quá trình học và rèn luyện

hehetick đúng cho tui nha

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
5 tháng 9 2017 lúc 2:55

- Virut phân lập được không phải là chủng B vì virut lai mang lõi axit nuclêic là vật chất di truyền của chủng A.

- Khi ra khỏi tế bào vật chủ, virut biểu hiện như một thể vô sinh vì chúng không thể tự nhân lên ở môi trường ngoài.

- So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn:

Tính chất Virut Vi khuẩn
Có cấu tạo tế bào không
Chỉ chứa ADN hoặc ARN không
Chứa cả ADN và ARN không
Chứa ribôxôm không
Sinh sản độc lập không
Ngô Chí Tài
Xem chi tiết
VEn ThỊ Mỹ NgỌc
Xem chi tiết
Thảo Phương
27 tháng 7 2021 lúc 21:09

a) Cho các chất bột vào nước

+ Tan : Đường, muối

+ Không tan : Tinh bột, Cát

Đốt 2 chất bột tan trong nước ở trong không khí 

+Muối ăn không cháy

+Đường sẽ bị phân huỷ và cháy.

Lấy 2 chất không tan trong nước hòa vào nước nóng

+ Tan 1 phần trong nước nóng :  Tinh bột

+ Không tan : Cát

b) Dựa vào tính chất vật lý của mỗi chất mà ta nhận biết :

+ Bột lưu huỳnh có màu vàng chanh

+ Bột than có màu đen

+ Bột sắt và bột nhôm có màu trắng xám

Dùng nam châm thử cho 2 lọ bột có màu trắng xám

+Bị nam châm hút : bột sắt

+ Lọ bột nhôm không bị nam châm hút

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 10 2023 lúc 11:36

Để so sánh được tính chất vật lí giữa các phân tử, chúng ta cần nắm được những ý sau:

- Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

⇒ Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước.

- Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực được hình thành giữa các phân tử hay nguyên tử.

⇒ Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 10 2018 lúc 14:05

HƯỚNG DẪN

a) Biểu hiện

- Phần lãnh thổ phía bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)

+ Thảm thực vật tiêu biểu: đới rừng nhiệt đới gió mùa.

+ Thực vật trong rừng: thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt như dẻ, re, các loài cây ôn đới như samu, pơmu.

+ Động vật trong rừng: các loài thú có lông dày như gấu, chồn...

+ Ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.

- Phần lãnh thổ phía nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)

+ Thảm thực vật tiêu biểu: đới rừng cận Xích đạo gió mùa.

+ Thực vật: có nhiều loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây họ dầu; có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên.

+ Động vật tiêu biểu: các loài thú lớn vùng nhiệt đới và Xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng... Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu...

b) Giải thích

- Nhân tố tác động trực tiếp đến sự phân hóa sinh vật theo Bắc - Nam là khí hậu; ngoài ra, còn có vị trí địa lí tác động gián tiếp thông qua khí hậu và các luồng di lưu và di cư của thực vật, động vật.

- Phần lãnh thổ phía bắc có nền khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 18°C, thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.

- Phần lãnh thổ phía nam có nền nhiệt độ thiên về khí hậu Xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14°B trở vào.

- Vị trí địa lí của phần lãnh thổ phía bắc nằm gần chí tuyến Bắc, thuận lợi cho các loài thực vật, động vật cận nhiệt và ôn đới ở phía bắc xuống. Phần lãnh thổ phía nam nằm gần Xích đạo, thuận lợi cho các loài thực vật, động vật Xích đạo và cận Xích đạo từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc thực vật, động vật của khu vực có nhiệt đới khô từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) sang.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 7 2019 lúc 3:13

HƯỚNG DẪN

a) Biểu hiện

- Đai nhiệt đới gió mùa (độ cao trung bình 600 - 700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam):

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ.

+ Thực vật phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm.

+ Động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (từ 600 – 700m lên đến 2600m ở miền Bắc, từ 900 – 1000m lên đến 2600m ở miền Nam):

+ Từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo…

+ Ở độ cao trên 1600 - 1700m rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng, đã xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi (có độ cao từ 2600m trở lên, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn); có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

b) Giải thích

- Sự phân hóa sinh vật thành ba đai cao khác nhau do tác động trực tiếp của khí hậu; ngoài ra do tác động của độ cao địa hình thông qua khí hậu.

+ Khí hậu: sự thay đổi tương quan nhiệt ẩm theo độ cao đã tạo ra ba đai với khí hậu khác nhau. Đai nhiệt đới chân núi biểu hiện rõ rệt khí hậu nhiệt đới, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C); độ ẩm thay đổi tùy nơi từ khô đến ẩm ướt. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25°C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Khí hậu ở đai ôn đới gió mùa trên núi có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C.

+ Địa hình đồi núi phân hóa thành ba đai cao với khí hậu khác nhau, từ đó có sự khác nhau về sinh vật.

Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
2 tháng 6 2017 lúc 6:53

Đáp án B