Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện.
Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện.
Trình bày quá trình hình thành một phản xạ có điều kiện (tự chọn) và nêu rõ những điều kiện để sự hình thành có kết quả.
Có thể lấy ví dụ : khi cho gà ăn kết hợp với gõ mõ làm nhiều lần như vậy ở gà hình thành được phản xạ có điều kiện : “tiếng mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống trên vỏ não đã hình thành đường liên hệ tạm thời. Tuy nhiên, nếu gõ mõ gà chạy về mà không được ăn nhiều lần thì về sau có nghe tiếng mõ gà cũng không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ tạm thời giữa vùng thính giác và vùng ăn uống không được củng cố nên đã mất.
Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người.
Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là:
- Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
- Đối với con người : đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.
- PXKĐK được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm.
- ức chế PXCĐK xảy ra nếu PXCĐK đó không cần thiết đối với đời sống.
- Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết với nhau làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.
Câu 3. Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là:
- Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
- Đối với con người : đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng
Ai nêu vd đc ko
a) Lập kế và thực hiện kế hoạch hình thành cho bản thân mình các thói quen tốt:
-Thức dậy đúng giờ vào buổi sáng
- Xếp hàng khi mua hàng hoặc nơi công cộng
-Bỏ rác đúng nơi quy định.
-......
b) Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hình thành các phản xạ có điều kiện cho các loài vật nuôi trong nhà:
-Ăn đúng giờ
-Đi vệ sinh đúng nơi quy định
-.....
Giúp tớ với!
a,
học tập đúng giờ
tập thể dục thể thao thường xuyên
đi học đúng giờ
trực nhật lao động tốt khu vực của mình
học sinh viết báo cáo khi đã thực hành tại nhà về các nội dung sau
-hình thành thói quen học bài vào mỗi buổi sáng trước khi đi học
-hình thành thói quen đọ sách hằng ngày nhằm bổ sung thêm kiến thức
-xây dựng quy trình học ngoại ngữ thường xuyên
-hình thành thói quen học tập tích cực trong lớp
-các biện pháp bảo vệ ngôn ngữ tiếng Việt , tránh nói ngọng trong cộng đồng
CÂU1:
Tuổi ăn, tuổi ngủ, tớ cũng lườn khươn, làm gì có chuyện dạy học sớm, điều đó là dĩ nhiên rồi, ngủ cho đã rồi mọi thứ tính sau. Nhưng một lần bài vở quá khủng, chẳng còn đủ thời gian để chuẩn bị bài, không còn đường nào khác là phải dạy sớm học bài thôi. Thật không ngờ, học đâu nhớ đó, quá tuyệt! Mọi lần để học thuộc thì phải mất nhiều thời gian, thế mà học vào sáng sớm quá đã. Dậy sớm, đó chính là lúc mà bộ não chúng ta hấp thụ kiến thức nhanh nhất, trọn vẹn nhất. Tớ nắm lấy cơ hội luôn, phải cố gắng dậy vào 5h30 học bài, không thể bỏ phí quãng thời gian “vàng” này được. Lý trí đã giúp tớ thực hiện một cách dễ dàng, đến bây giờ (tớ đã dậy học bài sớm được 1 năm rồi) trở thành thói quen, cứ để chuông báo thức 5h15’, uốn éo trên giường một lúc rồi dậy sớm học bài một cách tự nhiên dễ dàng.
Tuyệt chiêu thức giấc sớm
Xác định thời gian cần dậy: Khi cơ thể hình thành thói quen dậy vào đúng thời điểm nhất định trong ngày thì bạn sẽ không cần đồng hồ nữa đâu. Nói một cách khác, bạn đã chủ động hình thành một nhịp sinh học cho cơ thể. Để có thể dậy đúng giờ thì bạn cũng cần phải rèn cho cơ thể đi ngủ đúng giờ (không thức khuya).
Tự nhắc bản thân: Nếu trước khi đi ngủ bạn luôn lặp đi lặp lại thời gian muốn thức dậy, não bộ của bạn sẽ ghi nhớ và phát ra những tín hiệu giúp bạn có thể dậy sớm hơn.
Luôn nghĩ rằng: Dậy sớm học có lợi lắm vì mình sẽ đạt kết quả cao.
Chính vì vậy, ngay trước khi đi ngủ, chính bản thân mình hãy tự hứa với bản thân, sáng mai sẽ dậy sớm, sẽ chiến thắng bản thân mình. Có người bạn tâm sự rằng: “Nếu thua chính bản thân mình thì bạn sẽ chẳng bao giờ chiến thắng bất kì ai, bất kì điều gì cả”. Đúng vậy, nào, cùng thức dậy sớm học bài. Quá dễ!
“Thời gian vàng” chính là chìa khóa để giúp học bài hiệu quả
Cùng là học, nhưng học vào thời gian nào: vào lúc tỉnh táo, minh mẫn hay lúc mệt mỏi kết quả sẽ hoàn toàn khác nhau. Nếu học bài đó, thầy giáo đó, ta học vào “thời gian vàng” sẽ giúp ta hiểu sâu, hiểu kỹ, tiếp thu tốt. Mà khi đã tiếp thu tốt giúp ta đạt kết quả cao các môn học nên lại càng có hứng học, tinh thần sẽ hưng phấn càng có động lực học hơn nữa. Đến trường học tớ không có tâm trạng lo lắng vì đã làm bài tập và học bài đầy đủ rồi.
Các lớp học thêm thường diễn ra vào lúc mà tớ và các bạn vừa mới học 4 – 5 tiếng ở trường về, thể trạng quá oải, đầu óc sẽ kém minh mẫn, khả năng hấp thụ kiến thức sẽ suy giảm rất nhiều. Lý do là cả một ngày dài hoạt động thể chất và tinh thần lớn, não bộ hoạt động trở nên yếu đi. Gần như đến lớp học thêm chỉ cố gắng chép, chép và chép... những lời thầy giảng, bạn nào sức khỏe yếu thì sẽ không tiếp thu được gì rồi về nhà hy vọng sẽ xem lại bài.
Tớ đã từng chứng kiến bài đó vừa được làm rồi thế mà lúc khác các bạn tớ được làm lại, mà ôi thôi – không làm được, đã quên hết rồi! Điều đó chứng tỏ là lời thầy vào tai này và lại ra luôn vào tai kia ngay vì trí óc mệt mỏi không thể tiếp thu hơn.
Tớ luôn học ở Hocmai.vn qua mạng hay bài vở cần làm trước khi đến lớp vào 5h30 - 7h30 sáng để tiếp thu bài giảng của thầy một cách tốt nhất vì lớp 10 tớ đang học ở trường buổi chiều. Các bạn học buổi sáng thì cũng phải có lịch học khác. Chiều đến lớp các thầy cô ở trường tớ giảng lại là tớ hiểu tốt hơn và nhớ hầu hết kiến thức. Tự học online vượt trội hơn hẳn học thêm tập trung, biết cách học là ta sẽ hiểu bài và tiếp thu ngay, chủ động chọn giờ để học hiệu quả nhất:
Chi phí tiền học quá rẻ, mỗi môn cả năm học hơn 200.000 đ, trong khi đó kể cả học ở trung tâm THPT đông gần 100 học sinh ít nhất là 30.000 đ/buổi. Thời gian đi trên đường để đến lớp học thêm trên giờ đồng hồ để giành “xả hơi”, chơi game gì hay chạy chơi ở ngõ... Bài giảng của thầy cô tớ thấy hấp dẫn, sát với chương trình học chính khóa và giúp ta hiểu sâu, hiểu kỹ để làm được các bài ôn thi đại học. Các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và ôn luyện các kì thi đang trực tiếp giảng dạy tại các trường nổi tiếng. Trong lúc thầy giảng, cứ việc chăm chú nghe để hiểu, chưa cần phải viết vội, lo gì vì tớ có thể tua lại để viết mà, tua đến khi nào hiểu thì thôi - giúp ta hiểu bài giảng kỹ nhất. Điều này thì ở lớp học tập trung làm sao mà có được, cũng phải lo chép bài ko thì thầy xóa mất đó. Khi thầy cho ví dụ, chú ý: dừng hình nhé, tự làm có kết quả, rồi lại bật học tiếp, so sánh với kết quả của thầy - việc này giúp ta nhớ bài ngay hiểu được tại sao mình sai, tiếp thu khi đang học. Có ngân hàng đề 15 phút, 1 tiết... để ta tự luyện để làm tốt các bài kiểm tra trên lớp. Làm bài xong là có kết quả ngay, biết ngay sức học, đã tốt chưa, cần phải rút kinh nghiệm ở đâu... luyện dần tâm lý tự tin. Chứ học trung học cơ sở tớ cũng nhát lắm khi nào phải biết là đúng 90% trở lên tớ mới dám phát biểu nên các cô thường chê là rụt rè. Giờ thì khác rồi, tớ đã lớn hơn và mạnh mẽ, tự tin hơn.Việc tự học của tớ xuất phát từ những năm trung học cơ sở, tớ sức khỏe kém nên mỗi tháng nhiều khi phải nghỉ học vài ngày chính khóa, bố mẹ rất lo nên việc học thêm ở nhà cô càng khó khăn hơn. Nhưng bố tớ tận tình khuyến khích việc lúc nào cảm thấy khỏe hơn thì lấy sách vở ra xem để biết chỗ nào không hiểu thì sang hỏi bạn Dương hàng xóm cùng lớp và chép lại bài cô giảng trên lớp. Các bài văn, hay lịch sử khó bố mẹ đều cho phép dùng máy tính để tra tìm các thông tin trên mạng. Từ năm 2008 bố tớ đã mua máy tính cho tớ để có thể nghe tiếng Anh hay đọc trên mạng. Tất nhiên là tớ cũng chơi game. Bố tớ chỉ cấm các trò quá bạo lực và yêu cầu phải học tiếng Anh qua game. Từ đó dần dà tớ cũng có biết cách tự học. Đó quả là một thời gian dài rất cần sự động viên khích lệ của bố, mẹ.
Bây giờ đây tớ hoàn toàn chủ động tự sắp xếp thời gian học của mình để tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Hy vọng các bạn có thể học được kinh nghiệm gì đó từ bài học của bản thân tớ để giúp các bạn tự tin vào bản thân.
a, Tại sao sau khi hình thành được phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với tiếng chuông ở chó, nếu sau đó rung chuông nhiều lần mà không cho ăn, chó không tiết nước bọt?
b, Ức chế phản xạ có điều kiện có liên quan gì đến việc học tập ở người?
c, Dựa trên cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện, nếu muốn hình thành và củng cố phản xạ học tập cần phải làm gì?
a.Do sự ức chế các phản xạ có điều kiện.Sau khi hình thành phản xạ có điều kiện thì chỉ cần một kích thích có điều kiện cũng gây phản ứng trả lời nhưng khi không củng cố phản xạ thì sẽ gây phản ứng tắt dần nghĩa là khi kích thích thì không gây phản ứng trả lời.
b.Nếu hình thành PXCĐK theo hướng tiêu cực thì sẽ có nhiều nguy hại cho bản thân người học và lâu dần hình thành thói quen xấu vd : biếng học bài quen rồi nên khi học bài sẽ thiếu tập trung, mau chán và cứ thế bỏ dần bài học do mất căn bản
=> vì vậy cần chọn lọc những PXCĐK và ức chế những PXCĐK mang tính tiêu cực để xây dưng con người mới tốt đẹp hơn. Và ức chế cũng kg khó vì sự hình thành PXCĐK cũng chỉ tạm thời và dễ mất đi nếu kg củng cố nên thời gian đầu tuy khó bỏ vì đã hình thành thói quen nhưng cứ quyết tâm thì ta sẽ bỏ được thay vào đó là những PXCĐK khác tốt hơn. c.Cần thường xuyên củng cố bài cũ, kết hợp nhiều hình thức học tập(như vừa nhìn vừa đọc vừa nghe...)
bn mk đc kết luận là :
-các phản xạ có điều kiện nếu ko được củng cố thường xuyên sẽ xuất hiện ức chế phản xạ có điều kiện và làm mất dần phản xạ có điều kiện
\(\Rightarrow\) muốn hình thành và củng cố phản xạ học tập cần phải hình thành thói quen trong học tập
- Tại sao tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao?
- Lấy các ví dụ minh hoạ cho việc hình thành phản xạ có điều kiện do tiếng nói và chữ viết.
- Tiếng nói và chữ viết liên quan đến sự tưởng tượng đến các sự vật và hiện tượng như thế nào?
- Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm như thế nào?
- Lấy các ví dụ minh hoạ cho việc hình thành phản xạ có điều kiện do tiếng nói và chữ viết.
Ví dụ 1 nhé bn :
+Khi có 1 bn nào đó chưởi và xúc phạm đến bn thì sẽ phản xạ => phẫn nộ , tức giận tột bực
Ví dụ 2:
+Khi đọc đc một mẫu truyện cười hoặc 1 dòng chữ gì đó buồn cười :
vd:
=> phản xạ là buồn cười
bn tự tìm thêm các ví dụ nhé:
- Tiếng nói và chữ viết liên quan đến sự tưởng tượng đến các sự vật và hiện tượng như thế nào?
Nếu bây giờ mk nói:"Mk có một quả dưa hấu " thì bn sẽ liên tưởng là"quả dưa hấu màu xanh,lõi màu đỏ ,ăn có vị ngọt.
- Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm như thế nào?
Tiếng nói và chữ viết giúp ta mô tả sự vật giúp người đọc, nghe tưởng tượng ra được.
Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2 chúng có thể gây ra các PXCĐK cấp cao (Vui, buồn, phẫn nộ…)
-tiếng nói và chữ viết:
+Tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện vì nó là kết quả của quá trình học tập
+liên quan đến sự tưởng tượng các sự vật ,hiện tượng vì tiếng nói và chữ viết giúp con người mô tả sự vật ,hiện tượng
+là phương tiện để con người giao tiếp ,giúp con người hiểu nhau ,trao đổi kinh nghiệm trong đời sống và sản xuất
Học là một quá trình thành lập các phản xạ có điều kiện. Phản xạ có điều kiện hình thành thói quen tập quán tốt đối với con người. Đảm bảo sự thích nghi của con người với môi trường sống luôn thay đổi
Bọn mk chỉ dc kết luận thế này thui
Chúc bạn học tốt
Điền vào bảng:
STT | Tính chất của phản xạ | Hoạt động học tập |
1 | Trả lời kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (có liên quan đến kích thích không điều kiện) | |
2 | Được hình thành qua rèn luyện trong đời sống cá thể (qua rèn luyện) | |
3 | Dễ mất khi không được củng cố | |
4 | Có tính chất cá thể và không di truyền được | |
5 | Số lượng không hạn định | |
6 | Hình thành đường liên hệ tạm thời | |
7 | Trung ương thần kinh ở vỏ não |
STT | Tính chất của phản xạ | Hoạt động học tập |
1 | Trả lời kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (có liên quan đến kích thích không điều kiện) | X |
2 | Được hình thành qua rèn luyện trong đời sống cá thể (qua rèn luyện) | X |
3 | Dễ mất khi không được củng cố | X |
4 | Có tính chất cá thể và không di truyền được | X |
5 | Số lượng không hạn định | X |
6 | Hình thành đường liên hệ tạm thời | X |
7 | Trung ương thần kinh ở vỏ não X |
Bạn thử đọc kĩ lại đề .Cái bảng này không phải điền mà đánh dấu X nha bạn!
Giúp mik nha, mai học rùi gio phai soạn bai,2 cai tam giác ak
Các điều kiện cần cho sự thành lập các phản xạ có điều kiện: Phải có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì với kích thích của một phản xạ không điều kiện muốn thành lập và kích thích có điều kiện phải có tác động trước trong vài giây so với kích thích của phản xạ không điều kiện. Quá trình kết hợp đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần và phái thường xuyên củng cố .
ức chế phản xạ là khi một phản xạ lâu ko lặp lại sẽ bị ức chế rồi dần bị mất
Vd:con đg lâu ko đi cỏ mọc
a, Tại sao sau khi hình thành được phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với tiếng chuông ở chó, nếu sau đó rung chuông nhiều lần mà không cho ăn, chó không tiết nước bọt?
b, Ức chế phản xạ có điều kiện có liên quan gì đến việc học tập ở người?
c, Dựa trên cơ sở hình thành phản xạ có điều kiện, nếu muốn hình thành và củng cố phản xạ học tập cần phải làm gì?
a/ Đây là hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện. Khi PXCĐK không được củng cố => phẩn xạ mất dần.
b/ Yý nghĩa:
- Đảm bảo sự thích nghi với môi trường sống thay đổi.
- Hình thành thói quen tập quán tốt đối với con người.
b/ ý nghĩa đối với việc học tập:
Nếu hình thành PCXĐK theo hướng tiêu cực thì sẽ có nhiều nguy hại cho bản thân người học và lâu dần hình thành thói quen xấu.
=> vì vậy cần chọn lọc những PXCĐK và ức chế những PXCĐK mang tính tiêu cực để xây dựng con người mới tốt đẹp hơn. Và ức chế cũng không khó vì sự hình thành phản xạ có điều kiện cũng chỉ tạm thời và nếu không được củng cố thì cũng sẽ dần mất đi nên thời gian đầu tuy khó bỏ nhưng cứ quyết tâm thì ta sẽ bỏ được và thay vào đó là những PXCĐK tích cực hơn.
c/ Cần thường xuyên củng cố bài cũ, kết hợp nhiều hình thức học tập ( như vừa nhìn, vừa đọc, vừa nghe,...)
b) đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.