Tóm lược nội dung từng phần của văn bản (theo số thứ tự) và nêu mối quan hệ giữa các phần.
Sơ đồ trên đã đáp ứng được các yêu cầu về nội dung nêu dưới đây chưa?
- Tóm lược đúng và đủ các phần, đoạn, ý chính của văn bản.
- Sử dụng được các từ khóa, cụm từ chọn lọc.
- Thể hiện được quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính của văn bản.
- Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản.
Sơ đồ trên đã đáp ứng được các yêu cầu về nội dung:
- Tóm lược đúng và đủ các phần, đoạn, ý chính của văn bản Thánh Gióng.
- Sử dụng được các từ khóa, cụm từ chọn lọc: “ra đời kì lạ”, “đánh giặc Ân”, “chiến thắng”, “về trời”, “ghi nhớ công ơn”.
- Thể hiện được quan hệ giữa các phần, đoạn, ý chính của văn bản: các ý trong sơ đồ đều liên quan tới nhau, sự việc này dẫn tới sự việc kia.
- Thể hiện được nội dung bao quát của văn bản: người anh hùng đánh thắng giặc Ân.
Tìm hiểu bài Đại cáo bình Ngô theo yêu cầu:
a) Tóm tắt nội dung cơ bản của từng phần theo mẫu sau:
Phần 1 | Nêu tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định độc lập dân tộc và những bằng chứng làm sáng tỏ cho điều đó. |
Phần 2 |
|
Phần 3 |
|
Phần 4 |
|
b) Chỉ ra mối liên hệ giữa các phần trên và cho biết: Bài Đại cáo viết về vấn đề gì?
a. Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
- Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được"): Tố cáo tội ác của giặc
- Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Lược thuật quá trình kháng chiến
- Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”).: Tuyên bố độc lập, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước
b. Tác giả có cách lập luận chặt chẽ, mỗi phần đều có mối quan hệ mật thiết với nhau: Phần 1 là cơ sở lí luận được tạo nên từ tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về độc lập, tự chủ. Phần 2, 3 là cơ sở thực tiễn được tạo nên từ bản cáo trạng tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Qua đó, phần kết thúc thể hiện niềm tin, khát vọng xây dựng một quốc gia vững mạnh.
- Bài cáo viết về quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi đến chiến thắng của Đại Việt.
Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.
- 3 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến ...người hiền vậy): Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.
+ Phần 2 (Tiếp đến ...hay sao?): Thực tại và nhu cầu của thời đại.
+ Phần 3 (Còn lại): Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
- Phần 1 là đặt vấn đề, phần 2 là giải quyết vấn đề, phần 3 là kết luận.
Bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ
Nội dung của phần văn bản 1?
Nội dung của phần văn bản 2?
Nội dung của phần văn bản 3?
Mối quan hệ của 3 phần văn bản trên với nhan đề của bài văn?
giúp mình nha các bạn mình đang cần gấp.
Nội dung môn Địa lí lớp 6.
Chương I Trái đất
- Trái đất trong vũ trụ.
- Sự vận động tự quay ..............
- Cấu tạo ...................
- Bản đồ. Cách vẽ bản đồ
- Một số yếu tố của bản đồ ( tỉ lệ bản đồ,..............................)
Chương II Các thành phần tự nhiên của Trái Đất
- Các thành phần tự nhiên của Trái Đất : địa hình, ........................
- Đặc điểm cuả mỗi thành phần, mối quan hệ tương hỗ giữa chúng ta và mối quan hệ giữa chúng với cuộc sống của con người.
Giups mình nha
giúp em với các thầy cô và các bạn nhé mình cảm ơn.
Quan sát hình 41.2, nêu các thành phần cấu trúc cơ bản của hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các thành phần này.
Cấu trúc cơ bản của 1 hệ sinh thái gồm 2 thành phần chính: Thành phần vô sinh, thành phần hữu sinh
- Thành phần vô sinh: các đặc điểm, yếu tố môi trường sống
- Thành phần hữu sinh:
+ Sinh vật sản xuất: Các sv có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - tảo, thực vật
+ Sinh vật tiêu thụ: Các sv không có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ - đông vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, động vật ăn tạp
+ Sinh vật phân giải: Các sv có khả năng phân giải các chất hữu cơ tự nhiên hoặc từ xác sv thành các chất vô cơ đơn giản hơn - vi khuẩn phân giải, nấm, giun đất,...
- Văn bản HCM và Tuyên ngôn Độc lập thuộc thể loại gì?
- Văn bản thuật lại sự kiện gì? Theo trình tự nào? Xác định PTBĐ của văn bản?
- Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Em hãy nêu giới hạn và nội dung chính của từng phần?
- Phần in đậm và thời gian đăng tải của văn bản có tác dụng gì?
Phần tự luận
Nội dung câu hỏi 1
Trình bày đặc điểm và vai trò của các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
* Mối quan hệ hỗ trợ:
- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, …
- Vai trò:
+ Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
+ Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
* Mối quan hệ cạnh tranh:
- Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
- Các cá thể cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, ánh sáng; các con đực tranh giành con cái.
- Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.11. a) Thống kê tên phần tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập hai.
b) Nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.
c) Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong một văn bản thơ ở Bài 6.
a)
- Tên phần tiếng Việt:
+ Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
+ Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt.
+ Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo.
+ Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
+ Lỗi về thành phần câu và cách sửa.
b)
+ Các kiến thức phần tiếng Việt liên quan chặt chẽ đến phần đọc hiểu, giúp đọc hiểu nội dung các văn bản sâu sắc hơn.
c)
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
- Biện pháp tu từ: So sánh “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
- Tác dụng: Nhấn mạnh thiên nhiên, khu vườn thôn Vĩ xanh tốt, tươi tốt, mang một màu xanh tươi đẹp. Đồng thời làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
Nêu nội dung chính của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 8, tập hai. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe?
- Các nội dung chính của phần tiếng Việt:
+ Bài 6: Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
+ Bài 7: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh.
+Bài 8: Câu khẳng định và câu phủ định.
+ Bài 9: Thành phần biệt lập trong câu.
+ Bài 10: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể.
- Mối quan hệ: được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu, viết, nói và nghe.