Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng nhân ái trong đời sống.
Trình bày ý kiến về lòng nhân ái của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở bài 11.
Học sinh dựa theo những gợi ý về nội dung trao đổi để có thể trình bày được về lòng nhân ái của nhân vật trong câu chuyện đã học.
Đọc câu chuyện Những hạt gạo ân tình, em rất xúc động trước tấm lòng nhân ái của các chiến sĩ bộ đội Việt Nam ta. Những người chiến sĩ ấy đã hành quân sang Cam-pu-chia để cùng nhân dân nước bạn chiến đấu chống lại Chế độ diệt chủng Pôn Pốt tàn độc. Việc đối mặt với những kẻ độc ác và chế độ bạo tàn ấy, các anh vẫn không chút chùn chân, vì muốn giúp người dân hiền lành, tội nghiệp. Lòng nhân ái của các anh còn thể hiện rõ nét qua cách các anh đối xử với những người dân mình gặp. Những người lính cụ Hồ nhường lương khô của mình cho một ông lão ăn. Rồi còn đem gạo và thực phẩm mang theo nấu cơm cho bà con chống đói. Sau đó, các anh còn pha trà, chia lương khô và bánh kẹo cho mọi người. Những hành động sẻ chia, đùm bọc ấy là biểu hiện sáng ngời nhất của tấm lòng nhân ái. Điều đó giúp cứu rỗi người dân nghèo tội nghiệp, và thắp cho họ những tia sáng của hi vọng trong bóng đêm do lũ Pôn Pốt dăng ra. Tình nhân ái của những người bộ đội trong câu chuyện Hạt gạo ân tình là một trong rất nhiều những điều tốt đẹp khác mà người bộ đội Việt Nam làm nên. Thật tự hào biết bao khi đất nước chúng ta có những người bộ đội tuyệt vời như thế.
Trình bày ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống.
Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối. Tính trung thực trong học tập, thi cử của học sinh được hiểu là không hỏi bài khi thi, không quay cóp, không có hành vi gian lận, dối trá trong khi làm bài kiểm tra, có thái độ nghiêm túc làm bài đúng với kiến thức và khả năng của mình, không lấy của người khác làm bài của mình
Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống
Hãy viết 1 bài văn 15 - 20 dòng trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia trong cuộc sống. Dựa theo phần sau:
- Nêu được biểu hiện của sự sẻ chia, ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống: Thể hiện cách ứng xử cao đẹp nhân ái giữa con người với con người tạo nên sự đồng cảm tình yêu thương chân thành làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn ( lấy dẫn chứng minh họa )
- Phê phán những kẻ thờ ơ, lãnh đạm trước cuộc đời, trước những bấ hạnh của người khác
- Bài học nhận thực và hành động
Mn giúp em vs ạ. Dựa theo phần trên Ko chép mạng Em đag cần gấp ạ
Phần gợi ý đã khá chi tiết với em nói là ko cop mạng thì em nên tự làm đi em, tự thân vận động em ạ
Lập dàn ý cho đề sau( HS chỉ gạch ý): Từ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương, lòng nhân ái trong cuộc sống.
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.
- Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.
II. Thân bài
1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa
- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.
- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:
+ Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.
+ Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại
2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.
a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:
- Nền văn hiến lâu đời
- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể
- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc
- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.
→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc
→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”
b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.
Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:
- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..
- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất
- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...
- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..
- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...
→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc
→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng
c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.
- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội
- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:
+ Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù
+ Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.
→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu
d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.
- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa
+ Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.
+ Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.
- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức
→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt
→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.
III. Kết bài
- Khái quát, đánh giá lại vấn đề
- Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.
Chúc bn hok tốt!!
Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bày nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
Trong quá trình nói, cần lưu ý những điều sau đây khi bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe:
- Lắng nghe nhận xét, phản bác của người nghe một cách kĩ càng
- Cảm ơn ý kiến của người nghe.
- Phân tích ý kiến của người nghe hợp lí hay không hợp lí chỗ nào.
- Chỉ ra chỗ đúng và chưa đúng của đối phương bằng sự nhẹ nhàng tránh gây hiểu nhầm xung đột.
- Nhờ giáo viên chủ nhiệm tham gia góp ý khi cần giúp đỡ.
Kinh nghiệm:
− Trình bày rõ ràng, mạch lạc ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.
− Tiếp nhận đóng góp, nhận xét của người nghe.
− Tự tin với bài của mình và thể hiện thái độ tích cực trong phần trình bày.
Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bày nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
Trong quá trình nói, cần lưu ý điều gì khi bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe: Có dẫn chứng và ý kiến xác thực, lập luận chặt chẽ.
lập dàn ý cho phần nói và nghe trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống
tham khảo
Cấu trúc bài làm Nghị luận về một hiện tượng đời sống
* HIỆN TƯỢNG XẤU | * HIỆN TƯỢNG TỐT |
I. MỞ BÀI: nêu vấn đề | I. MỞ BÀI: nêu vấn đề |
II. THÂN BÀI | II. THÂN BÀI |
1. Giải thích hiện tượng | 1. Giải thích hiện tượng |
2. Bàn luận a. Phân tích tác hại b. Chỉ ra nguyên nhân c. Biện pháp khắc phục | 2. Bàn luận a. Tác dụng ý nghĩa của hiện tượng. b. Biện pháp nhân rộng hiện tượng. c. Phê phán hiện tượng trái ngược. |
3. Bài học cho bản thân | 3. Bài học cho bản thân |
III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện tượng. | III. KẾT BÀI: đánh giá chung về hiện tượng. |
Tham Khảo
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.
b. Thân bài:
* Nêu bản chất của hiện tượng - giải thích hiện tượng
Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc,...* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh
Thực trạng: Hiện nay tình trạng một bộ phận thanh, thiếu niên có suy nghĩ và hành động lệch lạc, có hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí… không ít (dẫn chứng cụ thể từ đời sống, lấy thông tin trên các phương tiện truyền thông).- Nguyên nhân:
Khách quan: thiếu vắng mối quan tâm, sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Những ảnh hưởng của phim ảnh, internet, sự tràn lan của lối sống cá nhân thích làm nổi, thích gây sốc để nhiều người biết đến,...Chủ quan: Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường giáo dục tốt nhưng lại có suy nghĩ và hành động lệch lạc, bởi họ không có ý thức hoàn thiện mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những cách cư xử có văn hóa.* Hậu quả của hiện tượng:
Gây xôn xao, bất bình trong dư luận, làm tổn thương, xúc phạm đến những giá trị đạo đức, đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn"..., tác động không tốt đến giới trẻBản thân người trong cuộc phải gánh chịu những lên án, bất bình của dư luận xã hội...* Giải pháp khắc phục:
Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp và giữ gìn truyền thống "Uống nước nhớ nguồn".Những hình ảnh phản cảm trên cần được dư luận phê phán quyết liệt, gia đình và nhà trường phải nghiêm khắc, nhắc nhở,...(Lưu ý cần đưa dẫn chứng thực tế để chứng minh)
c. Kết bài: Bày tỏ ý kiến riêng về hiện tượng xã hội vừa nghị luận.
Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, văn hóa, đặc biệt là đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".Kiên quyết lên án và ngăn chặn những biểu hiện của lối sống vô cảm, thiếu văn hóa để xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn.TK:
Bước 1: Tìm hiểu đề
Xác định ba yêu cầu:
Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.)? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải thích, chứng minh, bình luận,…)
Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
Bước 2: Lập dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
b. Thân bài:
Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượngNêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh
Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)
Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực)
c. Kết bài
Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luậnRút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
1. Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở Bài 14.
2. Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước.
Khi nhắc đến nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt, chúng ta không thể bỏ qua tình yêu nước sâu sắc. Yêu nước không chỉ là một khái niệm thể hiện tình cảm, mà nó còn đại diện cho sự gần gũi, tinh tế và đầy cảm hứng, dẫn nguồn từ niềm tôn trọng và sự trân trọng mà chúng ta dành cho những gì xung quanh, cho những người mà chúng ta yêu mến.
Biểu hiện của tình yêu nước có mặt trong ý thức và hành động hằng ngày của mỗi người. Trong thời chiến, tình yêu nước tràn đầy sức sống và quẩy chầy cùng các cuộc khởi nghĩa, cùng với những nỗi niềm sẵn sàng hy sinh tính mạng khi đi quốc tịch. Trong thời bình, mỗi người thể hiện tình yêu nước bằng cách chăm chỉ học tập, lao động và rèn luyện đạo đức với mong muốn tạo ra một cuộc sống tươi đẹp hơn cho bản thân, gia đình và dân tộc. Vậy lòng yêu nước đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nguồn năng lượng vô giá và sợi dây kết nối trái tim của những "con Lạc cháu Hồng", giúp chúng ta tạo ra những chiến công "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Tình yêu nước của thế hệ trước đã tạo nên sự tin tưởng cho thế hệ sau. Mặc dù các thế hệ trẻ có thể sống và làm nghề tại nhiều nơi trên toàn thế giới, những người Việt Nam vẫn giữ trong trái tim mình niềm tình yêu nước sâu sắc, để nhớ, để tôn vinh và cũng để muốn có thể làm gì đó cho đất nước yêu quý hình chữ S của Việt Nam.