Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 9 2023 lúc 15:04

Văn bản khơi gợi kí ức của mỗi người trong ngày đầu tiên tới trường, đó là cảm xúc bồi hồi, xúc động, trong trẻo, đẹp đẽ nhất và sẽ còn sống mãi trong lòng mỗi người.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 19:18

Tham khảo

Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại là giọng văn trong đoạn này mang tới nhiều lời chia sẻ, tâm sự của tác giả tới người đọc. 

- Làm sống dậy và cụ thể hoá thế giới hình tượng tồn tại tiềm tàng trong tác phẩm, chuyển hoá nó thành “câu chuyện” của chính bản thân người đọc, buộc người đọc phải “toàn tâm toàn ý” suy nghĩ về nó, cũng có nghĩa là bận lòng, bận trí về “những điều chưa bao giờ nghĩ tới” trước khi đọc văn học.

- Xoá bỏ ranh giới giữa độc giả và nhà văn; độc giả thì “suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn”, còn nhà văn thì phát biểu quan niệm, cảm nhận của mình nhờ những hoạt động tích cực của tâm hồn, trí tuệ độc giả.

- Đọc văn học cho phép độc giả có những cách cụ thể hoá khác nhau, diễn giải khác nhau về hình tượng trong tác phẩm. Tất cả những điều này làm cho thế giới hình tượng trở nên có tính chất mở, phát triển phong phú thêm lên qua từng trường hợp đọc.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 19:17

Tham khảo
Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải việc đọc văn giống như chúng ta đang tham gia một chơi mà trò chơi đó do ta làm uqarn trò xóa bỏ ranh giới giữa ta và tác giả người đọc không phải đệm mà đã chơi tác phẩm trên bản nhạc mà bản nhạc vui hay buồn còn tùy vào người chơi các cách khác nhau để cảm nhận và thấu hiểu

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 9 2023 lúc 19:18

Tham khảo
Vì sao có thể nói "không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong" mỗi một lần đọc sẽ giúp cho chúng ta có một góc nhìn mới sâu rộng và rõ ràng hơn không chỉ về cảm xúc và tính cách mà cho ta rất nhiều bài học. Thông qua mỗi lần đọc chúng ta sẽ thấm thía từng câu nói, từ ngữ giúp chúng ta hình dung về nhiều màu sắc, con người nhân vật trong đó hơn, từ đó mà ta có thể thấu hiểu cho những con người dù xấu xí nhất, đáng ghét nhất nhưng ở một góc nhìn nào đó họ cũng có thể là một kẻ đáng thương là một kẻ yếu đuối mà thôi. Vì vậy một tác phẩm chúng ta nên đọc nhiều lần để thấy được cái hay cái dở và chính những cái đó mang tới một bài học sâu sắc.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 12 2023 lúc 22:03

- Theo tác giả, cần có người ham đọc và có sách hay để đọc để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay.

- Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này. Vì thông thường, người ta chỉ kêu gọi mọi người hãy đọc sách mà chưa để ý đến chất lượng của sách cũng như nền tảng văn hóa cần thiết để có thể đọc được những cuốn sách hay.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 9 2023 lúc 23:15

Tham khảo

Nét đặc sắc nổi bật  của Mắt sói là cách kể chuyện đầy sáng tạo của Pennac : ý tưởng mới lạ, cốt truyện lồng ghép, sự di chuyển điểm nhìn, văn phong trong sáng. Bên cạnh đó, có thể nói Mắt sói là câu chuyện của những đối cực, vừa hài hước, ngộ nghĩnh, nhẹ nhàng vừa sâu sắc, đau đớn, mất mát. Có lẽ vì vậy mà nhiều người tin rằng đây sẽ là cuốn sách có thể ru trẻ ngủ nhưng cũng khiến người lớn phải ngỡ ngàng vì chiều sâu triết lý..

Cốt truyện đa tuyến có điểm nhìn hiện tại - quá khứ và tương lai của cậu bé ở trong đó.

datcoder
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 9 2023 lúc 20:19

Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.

b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.

c.

- Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.

- Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương.

d.

- Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở.

- Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 9 2023 lúc 19:00

- Nhận thức: Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Phản ánh thái độ trân trọng, tự hào trước truyền thống ấy.

- Hành động: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Nhận thức và hành động đó có ý nghĩa với đời sống cộng đồng:

+ Làm trổi dậy một sức mạnh yêu nước quật cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc không sợ hi sinh. 

+ Thế hệ trẻ cố gắng học tập để trở thành người có ích cho đất nước, đưa đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

+ Người nông dân hăng say lao động sản xuất, người giáo viên miệt mài bên trang giáo án bồi dưỡng những chủ nhân tương lai của đất nước…

=> Mỗi người mỗi thế mạnh, mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ khác nhau, hợp sức xây dựng đất nước.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

* Bài nói tham khảo:

Cuối tuần mẹ thường đưa em đi nhà sách để chọn một quyển sách mà em yêu thích. Hôm nay, em đã chọn được cho mình một cuốn truyện ngụ ngôn rất thú vị. Đặc biệt là cây chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.

Chuyện kể rằng có một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Cho đến một ngày trời mưa to, nước dâng lên cao đưa ếch ra khỏi giếng. Vì cái tính ngông nghênh sẵn có, không để ý đến xung quanh, nên chú ếch đã bị một trâu đi qua dẫm bẹp. 

Câu chuyện đã phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì đồng thời dạy em bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Em rất thích câu chuyện này và sẽ chia sẻ nó cùng các bạn của em.

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

- Có thể lựa chọn truyện ngụ ngôn Việt Nam và truyện ngụ ngôn của các dân tộc khác trên thế giới.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý

+ Nhân vật, sự kiện chính và diễn biến của sự kiện ấy trong truyện? Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện? Tính chất hài hước, phê phán…

+ Truyện nên được kể theo trình tự nào? Trong khi kể có thể sử dụng tranh ảnh minh họa như thế nào, giong điệu và biểu cảm thế nào?

- Lập dàn ý

+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và đặt câu hỏi dự đoán bài học sau khi kể.

+ Thân bài: kể diễn biến chính của câu chuyện kết hợp với giọng điệu phù hợp, thể hiện đúng nội dung của truyện.

+ Kết bài: nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện.

Bước 3: Trình bày

- Tìm cách mở đầu và kết thúc sao cho hấp dẫn

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp

- Nói to, rõ ràng

- Phân bố thời gian nới hợp lý

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

- Trong vai trò của người nói: ghi nhận câu hỏi và nhận xét của người nói và đưa ra phản hồi thỏa đáng

- Trong vai trò người nghe: nêu nhận xét hoặc câu hỏi gợi nhắc người trình bày bổ sung.

Mẫu 1: Chó và người đầu bếp

Một người nhà giàu mở tiệc lớn, anh ta mời nhiều bạn bè và những người quen biết. Nhân dịp này con chó của anh ta cũng tự cho mình quyền được mời một con chó lạ là bạn nó, bảo với nó rằng: 

– “Chủ tớ đãi tiệc, chắc chắn là sẽ có nhiều thức ăn thừa, đến ăn với tớ nhé. ”. 

Con chó được mời liền đến đúng hẹn, xem thấy thức ăn bày biện thừa mứa thì rất khoái, nói rằng: 

- “Ôi sung sướng làm sao khi mình đã đến đây! Đâu phải lúc nào mình cũng được như thế này. Mình sẽ ăn cho đã cho no cả hôm nay và ngày mai”. 

Trong khi nó hân hoan và vẫy đuôi tỏ vẻ vui mừng với bạn thì người đầu bếp trông thấy liền tóm lấy bốn cẳng nó ném ra ngoài cửa sổ. Nó rơi đánh bịch một cái xuống đất và khệnh khạng chạy đi, tru lên đau đớn. Tiếng kêu của nó chẳng mấy chốc làm mấy con chó chạy rong trên đường chú ý, chạy lại hỏi thăm là nó đã ăn tiệc có thích không. Nó trả lời: 

"Sao, à nói thật với bạn, tôi uống rượu nhiều quá nên chẳng nhớ gì cả. Tôi chẳng biết lúc mình ra khỏi nhà như thế nào nữa.