Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lâm Hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 1 2023 lúc 20:05

''Con mối và con kiến'': Phê phán những người lười lao động, chỉ biết nghĩ lợi trước mắt

NgocHa
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 1 2023 lúc 21:36

''Con mối và con kiến'': Phê phán những người lười lao động, chỉ biết nghĩ lợi trước mắt

Đoàn Trần Quỳnh Hương
27 tháng 1 2023 lúc 21:43

Đặc trưng của truyện ngụ ngôn:

Truyện ngụ ngôn thường có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích):

Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện. 

- Văn bản trên xoay quanh câu chuyện của 2 loài động vật: con mối lười làm chỉ thích hưởng thụ còn con kiến chăm chỉ xây dựng tổ ấm và hạnh phúc của mình.

Nghĩa bóng: là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.

=> Qua câu chuyện, "con mối và con kiến" để phê phán những kẻ ham ăn biếng làm, chỉ biết "há miệng chờ sung" sẽ không bao giờ có được kết quả như ý. Đồng thời khuyến khích mỗi chúng ta nên rèn cho mình sự chăm chỉ, tích tiểu thành đại chắc chắn sẽ gặt được trái ngọt xứng đáng.

꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
27 tháng 1 2023 lúc 21:36

Câu hỏi này có bạn đăng rồi nhé bạn có thể tham khảo phần tl ở câu hỏi này : https://hoc24.vn/cau-hoi/can-cu-vao-dac-trung-cua-truyen-ngu-ngon-em-hay-chia-se-nhung-hieu-biet-khai-quat-lien-quan-den-van-ban-con-moi-va-con-kien-theo-dac-trung-the-loa.7521548449289

Dân fgh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 20:00

Tục ngữ, như đã nói, hình thành trong thực tiễn lao động, sản xuất của nhân dân. Tục ngữ biểu đạt những kinh nghiệm của con người về công việc lao động và các hiện tượng tự nhiên mà họ tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất. Ở một nước nông nghiệp mà khoa học kỹ thuật còn rất thô sơ, công việc phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên – thời tiết, khí hậu như nước ta, những kinh nghiệm được đúc kết và truyền lại cho đời sau trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nó giúp cho nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên, trong lao động ở mọi lãnh vực ngành nghề phong phú khác nhau có thể tự tin hơn, đạt được hiệu quả thành công cao hơn, hạn chế những sai lầm không đáng có, là lời hướng dẫn đáng tin cậy mỗi khi người đời sau vấp phải khó khăn, trở ngại (thường thì sự thất bại bao giờ cũng để lại những bài học kinh nghiệm đáng quý).

Đó là những câu tục ngữ dự báo thời tiết (nắng, mưa, gió, bão…) như “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa / Tháng ba bà già chết cóng / Trăng quần thì hạn trăng tán thì mưa / Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão…;”Những câu tục ngữ nói về những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi như “Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa / Cày ruộng tháng năm xem trăng rằm tháng tám, cày ruộng tháng mười, xem trăng mồng tám tháng tư / Gió đông là chồng lúa chiêm gió may gió bấc là duyên lúa mùa / Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen…”

Mặc dù phần lớn những câu tục ngữ dân gian chỉ mới dừng lại ở mức độ kinh nghiệm thực tiễn chứ chưa nâng lên thành những kiến thức khoa học hoàn chỉnh. nhưng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những kinh nghiệm ấy, những tri thức ấy trở nên vô cùng quí báu.

Sở dĩ tục ngữ về thời tiết, về lao động sản xuất chiếm một vị trí đáng kể là vì nước ta là một nước nông nghiệp. Nền nông nghiệp ấy đã tồn tại trong một thời gian lạc hậu thủ công thô sơ kéo dài. Nền sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vào thiên thời địa lợi là chính. Đó là mảnh đất màu mỡ cho tục ngữ mang nội dung này nảy sinh, tồn tại và phát triển. Ta có thể thấy mọi vấn đề liên.
quan đến lĩnh vực này trong tục ngữ. Nào là đặc tính các loại lúa (Lúa chiêm bóc vỏ, lúa mùa xỏ tay / Lúa chiêm đào sâu chôn chặt, lúa mùa vừa đặt vừa đi / Chiêm cập cời, mùa đợi nhau…); nào là kinh nghiệm làm mạ (cơm quanh rá, mạ quanh bờ…); nào là kinh nghiệm cày bừa (Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa / Nhất cày ải, nhì rải phân…); rồi thì kinh nghiệm chăm bón (Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân / Một lượt tát, một bát cơm …); rồi thì kinh nghiệm trồng các loại cây khác ( khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen)….

Ngoài ra là kinh nghiệm một số ngành nghề khác chẳng hạn như kinh nghiệm đi lưới: Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông; Kinh nghiệm nuôi tằm: Một nông tằm năm nong kén / Làm ruộng ăn cơm nằm , chăn tằm ăn cơm đứng ; Kinh nghiệm chọn giống gia súc: Lấy vợ xem bà vải, tậu trâu xem con nái đầu đàn / Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua – Gà trắng chân chì mua chi giống ấy).vv …và vv… (Sưu tầm: Nguyễn Tùng Chinh, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam).

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 9 2023 lúc 7:08

Tham khảo!

Một số truyện ngụ ngôn đã học: Thầy bói xem voi, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay,…

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 20:01

Tục ngữ về các hiện tượng lịch sử, xã hội: Ngồi mát ăn bát vàng / Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột / Con đóng khố, bố cởi truồng / Cá lớn nuốt cá bé / Con giun xéo lắm cũng quằn,..

Tục ngữ về đạo đức: Người ta là hoa của đất / Người sống đống vàng / Một mặt người hơn mười mặt của / Cứu một người hơn xây mười kiểng chùa,…

Một số truyện ngụ ngôn nói lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: Đeo nhạc cho mèo, Mèo lại hoàn mèo, Chuyện bó đũa, Chị bán nồi đất.

emi
Xem chi tiết
phạm mai phương
3 tháng 12 2017 lúc 19:33
Truyền thuyết : loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo .Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được thể hiệnTruyện cổ tích:loại truyện dân gian kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc .Ngụ ngôn:loại truyện kể bằng văn xuôi hoạc văn vần , mượn truyện về loài vật ,đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió ,kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ ,răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.Truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư,tật xấu trong xã hội

    Chúc bạn học tốt!(~^.^~)

nguyen thu phuong
3 tháng 12 2017 lúc 19:37

Truyền thuyết
- Truyền thuyết là  loại truyện dân gian kể về các nhân  vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
- Thể  hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật  lịch sử.

Cổ  tích
- Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng…Truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo …
- truyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về  chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với các  ác, giữa sự công bằng đối với sự bất công .


 Truyện cười
- Là loài  truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui  hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Ngụ  ngôn
- Là loại truyện  kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần  mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên như, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Pikachu
3 tháng 12 2017 lúc 19:40

- Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử. Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.

- Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả)[1] cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.

- Truyện cười là thể loại truyện có kết cấu ngắn gọn nhưng chặt chẽ, ít nhân vật, ngôn ngữ giản dị, trong sáng. Truyện cười nhằm mục tiêu giải trí là chính nhưng đôi khi phê phán cái đáng cười, thể hiện niềm lạc quan của con người với cuộc sống.

Nội dung của truyện cười có các mục đích:

Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình huống trớ trêu: (Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau...) như các giai thoại về Bác Ba PhiPhê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu của người chung quanh trong xã hội đương thời: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều...Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị, lãnh đạo. Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan chức đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang, nhà giàu mới, ông bà chủ, xếp... (Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô... boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma...). Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh, truyện ông Ó), Ba Giai Tú Xuất,...

- Ngụ ngôn là một thể loại của văn học giáo huấn, mang nội dung đạo đức, có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm.

Đặc điểm cấu trúc của ngụ ngôn hầu như không biến đổi trong suốt quá trình lịch sử của thể loại. Đó là do tính chất, đối tượng và chức năng của nó. Ngụ ngôn là một kiểu truyện phúng dụ bằng thơ hoặc văn xuôi rất ngắn mang nội dung giáo dục đạo đức. Bài học đạo đức trong tác phẩm toát ra từ việc chế giễu các tính cách và đặc điểm tiêu cực nào đó của con người, và phần lớn các thói xấu, nhược điểm của con người được thể hiện trong các hình tượng loài vật như chim, cá, thú, gia súc v.v. Phúng dụ của ngụ ngôn thường dựa trên các đặc điểm tiêu biểu, thông dụng của các loài vật (như cáo ranh mãnh, sư tử khỏe mạnh, thỏ nhút nhát v.v.). Cốt truyện ngụ ngôn ngắn, hàm xúc, giàu sức biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng, và hình thức phúng dụ trợ giúp đắc lực cho sự thuyết minh tính cách của nhân vật ngụ ngôn. Tuy vậy, ngụ ngôn không chỉ có ý nghĩa giáo dục và đạo đức, mà còn ít nhiều có ý nghĩa triết lý về nhận thức luận hoặc về chính trị, chẳng hạn các ngụ ngôn của Ezop, La Fontaine, các ngụ ngôn trong Luận ngữ, Trang tử, ngụ ngôn của Liễu Tông Nguyên, v.v

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 12 2017 lúc 6:06

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
15 tháng 9 2023 lúc 23:02

Chọn B

Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 9 2023 lúc 23:02

Chọn đáp án: B. Ngôi kể trong đoạn trích