Nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản trên?
Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?
Đọc tác phẩm "Cốm vòng" em cảm nhận tác giả Vũ Bằng có một tâm hồn tinh tế, quan sát tỉ mỉ và tình yêu thiên nhiên đất nước nồng nàn, sâu đậm. Ông trân trọng và nâng niu giá trị truyền thống qua những món ăn dân dã như cốm của nhân dân ta.
Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được điều gì về cái tôi của tác giả Y Phương?
Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được về cái tôi của tác giả Y Phương:
Đó là một cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của đất trời
– Cái tôi của tác giả Y Phương nhẹ nhàng, tinh tế mà vô cùng sâu sắc. Những cảm nhận của tác giả rất chính xác, giàu cảm xúc.
Nêu cảm nhận của em khi đọc xong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
Truyện mang đến cho em nhiều cảm xúc nhưng hình ảnh làm cho em ấn tượng nhất vẫn là tình cảm của hai anh em Thành và Thủy. Em Thủy muốn có người gác giường cho anh nên để con Vệ Sĩ ở lại, nhưng Thủy không muốn 2 con búp bê chia nhau vì muốn chúng ở gần nhau, Thủy muốnmột ngày nào đó, khi có thể, gia đình Thành và Thủy xum vầy. Câu chuyện khuyến cao rằng: Tình cảm gia đình là thiêng liêng nhất, hãy giữ nó, đừng làm mất, vì khi đã mất thì không tìm lại được.
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Tick nhé
Đây là đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật hay nhất của truyện. Giọng văn đầy cảm xúc, diễn tả được nỗi đau đớn tột cùng của hai tâm hồn trẻ dại.
Mặc dù thương búp bê, không muốn chúng phải xa nhau nhưng bé Thủy vẫn thương anh hơn. Cuối cùng, cô bé để con Em Nhỏ ở lại bên cạnh con Vệ Sĩ và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. Những suy nghĩ và hành động của Thủy gợi lên trong lòng người đọc mối thương cảm sâu xa. Chúng ta thương cô bé có trái tim nhân hậu, giàu lòng vị tha. Chi tiết này cho thấy sự chia tay của hai anh em là vô cùng đau đớn. Liệu các bậc cha mẹ có thấu hiểu nỗi đau khổ của những đứa con?!
Viết về đề tài trẻ em, các tác giả thường khai thác nỗi khổ về vật chất và nỗi đau tinh thần. Một trong nỗi đau tinh thần đó là cuộc sống thiếu cha, thiếu mẹ. Cha mẹ không may mất đi đã đành, cha mẹ còn sống mà con cái vẫn bị chia lìa, xa cách mới là điều đáng nói. Bi kịch này là do các bậc cha mẹ gây ra cho chính bản thân mình và con cái. Thông qua truyện, tác giả đề cập tới vấn đề li hôn một cách kín đáo và tế nhị. Li hôn là hiện tượng xã hội khá phức tạp. Nó thường kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, đáng lo ngại. Bố mẹ chia tay, gia đình tan vỡ, con cái chịu nhiều bất hạnh. Đó là một sự thật nhức nhối trong đời sống. Đây không còn là chuyện cần phải giấu giếm, che đậy mà nên cho các em biết và giải thích cho các em hiểu để giúp đỡ cha mẹ hàn gắn những rạn nứt trong quan hệ, để tránh sự đổ vỡ đáng tiếc của hạnh phúc gia đình. Truyện Cuộc chia tay của những con búp bê phản ánh khá sinh động hoàn cảnh đáng thương của những em bé chẳng may rơi vào hoàn cảnh éo le. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai anh em trong truyện khiến người đọc thấm thìa rằng: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên mọi người phải cố gắng bảo vệ và giữ gìn. Bài học mà truyện đặt ra có ý nghĩa giáo dục không chỉ với các em nhỏ mà còn cho cả những bậc làm cha, làm mẹ. Truyện có một sức truyền cảm khá mạnh, khiến người đọc thực sự xúc động.Viết đoạn văn ngắn (10-15 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật vũ nương trong văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
Tham khảo:
Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
tham khảo nha bạn:
nhân vật vũ nương trong văn bản "chuyên người con gái nam xương" của nguyễn dữ hiện lên là một người con gái có tính tình thùy mị , nế na lại thêm tư dung tốt đẹp\(^1\). Vũ nương được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, được gả vào một nhà giàu là Trương Sinh\(^2\).Sau khi về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên nàng cũng rất giữ gì khuân phép\(^3\).Cuộc sum học chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà một mình hết sức chăm sóc cho mẹ và con\(^4\). Mọt thời gia sau mẹ chồng mất nàng, nàng hết lời thương xót ,lo việc tế lễ như đối với cha mẹ đẻ\(^5\).Sau một năm Trương Sinh chở về, trên đường đi ra thăm mộ mẹ chàng đã vôi tình nghe bé đảng kể lại chuyện cái bóng khi mình vắng nhà và nghi cho vợ mình hư\(^6\).Về nhà chàng la um lên trách móc vợ mặc nàng hế sức giải thích và hàng xóm bênh vực vẵn mắng nhiếc , đánh đuổi nàng đi\(^7\). Sau khi giải thích chồng không nghe nàng về tắm giử song nàng ra bến Hoàng Giang thề nguyền rồi gieo mình xuống dòng nước\(^8\). Các nàng tiên thấy thế thương tình đã cứu nàng\(^9\). Su khi nàng chết Trương Sinh tối đó ngồi trước đèn nghe bé Đán vừa nói vừa chỉ tay vào cái bóng mình mới biết mình vu oan cho vợ nhưng đã muộn \(^{10}\). My sao có một người tên là Phan Lang được mời xuống thủy cung chơi và Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương một chiếc hoa cài vàng và bảo với tràng nếu còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan cho nàng\(^{11}\).Sau khi Trương Sinh biết thì liền lập đàn giải oan chho nàng , nàng hiện vế lộng lẫy rồi từ từ liến mất\(^{12}\).Từ đó cho thấy rõ hơn tấm lòng chung thủy, vị tha của nàng\(^{13}\). Mặc dù bị trồng rẫy bỏ nhưng nàng vẫn rất yêu thương chồng \(^{14}\). Qua điều đó cho thấy sự bất công của chế độ nam quyền thời xưa, đồng thơi tôn vinh vể đẹp của người con gái Việt \(^{15}\)
Nêu lên điều có ý nghĩa nhất mà em thu nhận được sau khi đọc văn bản này.
Sau khi đọc văn bản này ý nghĩa mà em thu nhận được đó là chúng ta hãy hành động để bảo vệ Trái Đất.
Nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu ở Bài 8:
a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu là gì? Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử có gì giống nhau?
b. Nhận xét đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử và nêu các lưu ý về cách đọc hiểu các truyện này.
a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:
Văn bản | Nội dung chính |
Quang Trung đại phá quân Thanh | Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc đem lại chiến thắng hiển hách trước quân Thanh. |
Đánh nhau với cối xay gió | Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội. |
Bên bờ Thiên Mạc | Kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc. |
=> Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
b.
- Nhận xét: truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.
- Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:
+ Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?
+ Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.
+ Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).
+ Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.
Tham khảo
Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến hiện tượng lũ lụt và quá trình kiến tạo đồng bằng. Tất cả các đồng bằng hạ lưu sông đều được hình thành và phát triển hình thể thông qua các trận lũ hàng năm. Các hiện tượng lớn nhỏ sẽ tạo nên những đợt trầm tích bùn cát, bồi đắp cho các vùng châu thổ. Quá trình hình thành ấy không hề đơn giản và dễ dàng. Ví dụ, phải trải qua hơn 5000 - 7000 năm xảy ra liên tục mới có thể hình thành nên vùng châu thổ Cửu Long như ta thấy ngày nay. Tuy nghèo nàn về khoáng sản kim loại và vật liệu xây dựng nhưng thổ nhưỡng và sinh thái vùng Cửu Long lại cực kỳ giàu có. Nhờ thế mà hoạt động nông nghiệp ở đây cực kỳ phát triển, năng suất sinh học cao, tạo ra nhiều loại nông sản và của cải nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Nếu chỉ đánh giá phiến diện từ một phía, ta sẽ thấy lũ lụt thật quái ác và đem đến toàn những tác động tiêu cực. Vì vậy, cần mở rộng góc nhìn và dựa trên những dẫn chứng từ thực tế để đánh giá đúng tiềm năng cũng như tác hại của lũ lụt, từ đó có biện pháp “chào đón” phù hợp đối với hiện tượng thiên nhiên này.
Hãy nên cảm nghĩ của em sau khi đọc văn bản Lão Hạc và Trong lòng mẹ
Giúp em với
Chúng ta đã từng học qua những truyện như Lão Hạc, Tắt đèn và chắc không mấy ai trong số chúng ta lại không trầm trồ thán phục tài năng nghệ thuật của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Với riêng tôi, dù đã đọc đi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao rất nhiều lần nhưng dường như lần nào tôi cũng lại tìm thấy thêm được một vài điều lý thú. Nó cuốn hút tôi, lay động tôi, khi thì gợi trong tôi sự căm thù, khi lại gọi về chan chứa những yêu thương.
Lão Hạc là sản phẩm của một tấm lòng nhân đạo cao cả. Nó là tình yêu thương, là sự ngợi ca, trân trọng người lao động của Nam Cao. Giống như Ngô Tất Tố cùng nhiều nhà văn thời đó, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh người nông dân Việt Nam trước cách mạng với những phẩm chất đáng quý, đáng yêu: chăm chỉ, cần cù, giàu tình yêu thương và giàu đức hy sinh.
Trước cách mạng, Nam Cao say sưa khám phá cuộc sống và tính cách của nông dân. Trong các tác phẩm của ông, môi trường và hoàn cảnh sống của nhân vật chính thường gắn liền với cái nghèo, cái đói, với miếng ăn và với các định kiến xã hội đã thâm sâu vào nếp cảm, nếp nghĩ vào cách nhìn của con người ở nông thôn.
Lão Hạc cũng vậy, suốt đời sống trong cảnh nghèo và cái đói. Lão đã dành hầu như cả đời mình để nuôi con mà chưa bao giờ nghĩ đến mình. Lão thương con vô bờ bến: thương khi con không lấy được vợ vì nhà ta nghèo quá, thương con phải bỏ làng, bỏ xứ mà đi để ôm mộng làm giàu giữa chốn hang hùm miệng sói. Và đọc truyện ta còn thấy lão đau khổ biết nhường nào khi phải bán đi cậu Vàng, kỳ vật duy nhất của đứa con trai. Không bán, lão biết lấy gì nuôi nó sống? Cuộc sống ngày thêm một khó khăn. Rồi cuối cùng, đến cái thân lão, lão cũng không giữ được. Lão ăn củ chuối, ăn sung luộc. Nhưng lão nghĩ, lão “không nên” sống nữa. Sống thêm, nhất định lão sẽ tiêu hết số tiền dành dụm cho đứa con mình. Vậy là, thật đớn đau thay! Lão Hạc đã phải tự “sắp xếp” cái chết cho mình. Cuộc sống của nông dân ta trước cách mạng ngột ngạt đến không thở được. Nhìn cái hiện thực ấy, ta đau đớn, xót xa. Ta cũng căm ghét vô cùng bọn địa chủ, bọn thực dân gian ác.
Lão Hạc chết. Cái chết của Lão Hạc sáng bừng phẩm chất cao đẹp của người nồng dân. Nó khiến ta vừa cảm thương vừa nể phục một nhân cách giàu tự trọng. Lão chết nhưng đã quyết giữ cho được mảnh vườn, chết mà không muốn làm luỵ phiền hàng xóm. Cái chết của Lão Hạc thay cho lời tố cáo cái xã hội phi nhân đạo - một thứ sản phẩm hỗn tạp của phong kiến, thực dân.
Đọc Lão Hạc ta thấy đâu phải chỉ mình lão khổ. Những hạng người như Binh Tư, một kẻ do cái nghèo mà bị tha hoá thành một tên trộm cắp. Đó là ông giáo, một người trí thức đầy hiểu biết nhưng cũng không thoát ra khỏi áp lực của cảnh vợ con rách áo, đói cơm. Cái nghèo khiến ông giáo đã phải rứt ruột bán đi từng cuốn sách vô giá của mình. Nhưng cái thứ ấy bán đi thì được mấy bữa cơm? Vậy ra ở trong truyện tất cả đã đều là Lão Hạc. Lão Hạc phải oằn mình mà chết trước thử hỏi những người kia có thể cầm cự được bao lâu?
Ở tác phẩm Lão Hạc, ta có thấy niềm tin và sự lạc quan của nhà văn vào bản chất tốt đẹp của con người. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà nhà văn muốn nhắn gửi đó là một lời tố cáo. Nó cất lên như là một tiếng kêu để cứu lấy con người. Từ chiều sâu của nội dung tư tưởng, tác phẩm nói lên tính cấp bách và yêu cầu khẩn thiết phải thay đổi toàn bộ môi trường sống để cứu lấy những giá trị chân chính và tốt đẹp của con người.
Lão Hạc cho ta một cái nhìn về quá khứ để mà trân trọng nhiều hơn cuộc sống hôm nay. Nó cũng dạy ta, cuộc sống là một cuộc đấu tranh không phải chỉ đơn giản là để sinh tồn mà còn là một cuộc đấu tranh để bảo toàn nhân cách.
Nguyên Hồng một ngòi bút một hướng đến những người cùngkhổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” đã cho chúng ta thương cảm trước số phận cay đắng và cảm động trước tình yêu của chú bé Hồng với mẹ của mình
Trước hết, mở đầu đoạn trích, ta thấy được số phận cay đắng của chú bé Hồng thật tội nghiệp. Chú là kết quả của cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi cha mất, mẹ chú đi tha hương cầu thực, để lại Hồng sống trong sự ghét lạnh của họ hàng. Nhưng dù vậy, bà cô ruột của Hồng không hề yêu thương đứa cháu của mình mà trong cuộc trò chuyện, bà ta chỉ cố ý gieo rắc những ý nghĩ xấu xa về mẹ của Hồng. Mặc dù là cô ruột của Hồng nhưng người cô không hề thương cháu của mình mà còn chia rẽ tình cảm mẫu tử. Bằng những cử chỉ có vẻ quan tâm, bằng giọng nói ngọt ngào nhưng lời nói đầy cay độc. Người cô tươi cười khi kể về cuộc sống khó khăn của mẹ Hồng. Mẹ Hồng thực chất chỉ buôn bán bóng đèn để kiếm sống nhưng bà lời nói của bà cô thì nói mẹ Hồng phát tài lắm. Rồi bà ta cố ý ngân dài hai tiếng “ em bé” để người cháu của mình cảm thấy đau đớn vô cùng vì thương mẹ. Hồng nhận ra tất cả điều đó và chỉ cảm thấy thương mẹ vô cùng.
Tình cảm mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ của mình thể hiện trong cuộc trò chuyện và cả khi gặp được mẹ mình và được ngồi trong lòng mẹ. Trong cuộc trò chuyện, Hồng không trả lời nhiều với người cô của mình vì Hồng biết người cô ấy không hề thương Hồng cũng như thương mẹ của Hồng. Hồng rớt nước mắt khi nhớ đến nét buồn rầu rầu và hiền từ của mẹ khi người cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không? Hồng đã trả lời người cô luôn là không muốn vào. Vì Hồng biết sắp tới mẹ Hồng sẽ ra. Lòng Hồng thắt lại, khóe mắt cay cay, nước mắt chảy ròng ròng khi người cô nhắc đến cuộc sống của mẹ mình. Hồng thương mẹ vô cùng. Cậu căm phẫn tột độ trước những hủ tục đang đày đọa mẹ. Tình cảm của Hồng được dâng trào mãnh liệt khi Hồng được ngồi trong lòng mẹ. Vừa ra khỏi cổng trường, thấy người phụ nữ ngồi trên xe kéo giống mẹ. Hồng đã chạy theo và gọi “ Mợ ơi! Mợ ơi!…” Hồng thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và trèo lên xe của mẹ. Hồng cứ thế mà khóc nức nở khi ngồi trong lòng mẹ, được mẹ vuốt ve an ủi. Những giọt nước mắt của Hồng đó là nước mắt đau khổ và cũng tràn trề hạnh phúc. Khi cậu được gặp mẹ và được ngắm gương mặt của mẹ “ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Hồng sung sướng áp vào lòng mẹ để cảm nhận được sự mơn man của da thịt. Cảm giác đó tình cảm mẫu tử thật thiêng liêng khiến Hồng quên đi cả những lời cay độc của bà cô
Nhà văn Nguyên Hồng đã viết một câu chuyện thật hay về tình cảm mẫu tử của Hồng với mẹ của mình. Từ đó, giúp ta thấy trân trọng tình cảm mẫu tử và khơi gợi cho chúng ta nhận thức quan trọng: Gia đình là tổ ấm thiêng liêng
Ghi lại một vài cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 7 tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc văn bản này.
Bài thơ là cảm nhận tinh tế trước những dấu hiệu giao mùa từ hạ sang thu.
Bài thơ cho em những rung động man mác, bâng khuâng trước khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp, trước những biến chuyển kì diệu của thiên nhiên: hương ổi, sương chùng chình, sông dềnh dàng, chim vội vã và đặc biệt là hình ảnh đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".