Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:21

- Ngôi kể thứ nhất, là nhân vật tham gia hành động chính

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:39

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.

- Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:27

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:35

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.

- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.

Lời giải chi tiết:

+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:

- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.

- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.

- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.

- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.

+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 19:02

Nhân vật Bằng Vũ xuất hiện qua ngày hội họp quân lính ở chùa Khán Sơn, với ngôi kể chuyện ở ngôi thứ ba, có thể cho rằng người kể chuyện là nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 9 2023 lúc 23:04

Tham khảo

- Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng ngôi thứ ba.

- Qua lời kể của nhân vật, em thấy người kể chuyện không có thiện cảm với đô Trâu và Trần Ích Tắc.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
15 tháng 9 2023 lúc 23:04

Kể bằng ngôi thứ 3

Người kể không có thiện cảm với đô Trâu và Trần Ích Tắc.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:35

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.

- Đọc kĩ phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Dựa vào những lý thuyết về người kể chuyện ngôi thứ ba để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

+ Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích.

+ Lý do cho thấy quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba trong đoạn trích:

- Người kể chuyện trong đoạn trích chỉ hiện ra qua những lời kể, lời bình luận, những câu hỏi gợi mở tâm lý nhân vật trong từng diễn biến của câu chuyện đồng thời thể hiện cách nhìn nhận của mình đối với nhân vật và sự việc đó.

- Người kể chuyện đứng dưới góc nhìn của người thứ ba chứng kiến toàn bộ sự việc từ những sự kiện xảy ra đến nội tâm nhân vật.

- Người kể chuyện trong đoạn trích này đã thể hiện quyền năng của mình, trở thành người kể chuyện toàn tri dẫn dắt người đọc nhập tâm vào câu chuyện mình kể.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:34

- Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ b có được thể hiện trong đoạn trích này, tuy nhiên không phải được thể hiện ở tất cả các tình tiết truyện.

- Biểu hiện của quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba: người kể chuyện biết hết những sự việc sẽ xảy ra, biết được cả một số tâm tư, suy nghĩ của nhân vật khi thực hiện hành động đó.

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba đưa ra ra thái độ tâm tư của nhân vật Gia-ve khi hắn vừa mới gặp gvg: “Hắn coi gvg như một kẻ đấu thầu bí hiểm…”. Động từ “coi” ở đây cho thấy người kể chuyện đã xâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật Gia-ve.

+ Người kể chuyện xâm nhập vào thế giới nội tâm của Phăng-tin để miêu tả các cung bậc cảm xúc của chị: “Chị còn trông thấy một sự vô lý vô lý đến nỗi ngay trong những cơn sốt mê sảng hãi hùng nhất chị cũng không hề thấy có điều như vậy”.

- Tuy nhiên vẫn có những đoạn người kể chuyện ngôi thứ ba không sử dụng quyền năng toàn tri của mình. Ở đoạn cuối, người kể chuyện đã không nêu rõ cho người đọc biết nhân vật gvg thầm thì điều gì vào tai Phăng-tin. Khi không sử dụng quyền năng toàn tri, người kể chuyện ngôi thứ ba đã để người đọc tự tưởng tượng theo mạch truyện.

 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
4 tháng 3 2023 lúc 18:41

- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.

- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 8:48

- Cuộc đối thoại giữa dì Mây và chú San diễn ra. Lời thoại của Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, cầu xin dì có một cuộc nói chuyện với chú. Lời thoại của dì Mây là sự từ chối. Cuộc đối thoại diễn ra chóng vánh nhưng người đọc có thể cảm nhận rõ sự đau khổ trong tâm trạng của hai nhân vật.

- Lời bình luận của người kể chuyện giúp người đọc dễ dàng hình dung ra không gian đối thoại giữa hai nhân vật cũng như tâm trạng, hành động của họ trong cuộc đối thoại.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
~Kẻ xa lạ~
7 tháng 3 2023 lúc 19:57

  Dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện:

- Cách xưng hô trong tác phẩm: với ngôi thứ nhất thì người kể chuyện xưng “tôi”, còn ngôi thứ ba không có xưng hô cụ thể, người kể chuyện ẩn danh, không trực tiếp xuất hiện.

- Mức độ tham gia vào câu chuyện:

+ Với ngôi thứ nhất, người kể chuyện tham gia trực tiếp vào câu chuyện, là một nhân vật trong cốt truyện nhưng chỉ có thể nhìn nhận sự việc ở một khía cạnh nhất định.

+ Còn ngôi thứ ba, người kể chuyện sẽ xuất hiện qua những lời nói, lời bình luận bày tỏ thái độ, nắm bắt được tất cả các sự việc diễn ra và nhìn nhận câu chuyện ở khía cạnh bao quát hơn.

=> Ngôi của người kể chuyện trong tác phẩm là ngôi thứ ba.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:52

* Những sự kiện chính trong văn bản gồm:

+ Trận chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, gồm 2 hiệp đấu.

- Hiệp đấu đầu tiên: Hai bên múa khiên Mtao Mxây múa trước tỏ ra yếu ớt, kém cỏi. Đến lượt Đăm Săn, chàng tỏ ra mạnh mẽ và tài giỏi hơn hẳn nhưng vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên ⇒ Đăm Săn đã đâm trúng Mtao Mxây nhưng không đâm thủng được áo giáp của hắn.

 

- Hiệp thứ hai: Được trời giúp, Đăm Săn đã ném chày trúng tai Mtao Mxây và đâm thủng được giáp của hắn.

+ Sự kiện Đăm Săn ăn mừng chiến thắng

⇒ Đăm Săn chiến thắng, cứu được vợ về và cắt đầu Mtao Mxây bên ra đường khiến quân lính của Mtao Mxây bái phục và đi theo mình. Dân làng trong làng Mtao Mxây ngưỡng mộ và theo Đăm Săn về làng mới.

* Lời người kể chuyện: là những phần giới thiệu về bối cảnh, người kể truyện là người biết tất cả. Ví dụ:

- Nhà Mtao Mxây đầu sàn hiên đẽo hinh Mặt Trăng, đầu cầu thang đếo hình chim ngói. Ngôi nhà của lão tù trưởng nhà giàu này trông quả thật là đẹp. Cầu thang rộng một lá chiếu, người nối đuôi nhau lên xuống mà khiêng một chẻ đuế vẫn không sợ chật.

- Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiến hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ảnh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tọn như một vị thần, Hắn đóng một cái khổ sọc gấp bỏ múi, mặc một cái áo dây nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm.

 

+ Đăm Săn rung khiến múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ 69, Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn Mtao Mxây thi bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.

* Lời nhân vật: ví dụ

- Lời của Đăm Săn: Bở diễng, bây giờ ngươi lại chạy, ta đuổi coi!

- Lời của Mtao Mxây: Ta sợ ngươi đàm ta khi ta đang đi lắm.

- ….

* Chi tiết thần kì trong đoạn trích:

- Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô, Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.

- Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng.

 

- Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nút, ba đồi tranh bật rễ bay tung.

Bình luận (0)