Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
phùng tôn xuân đạt
Xem chi tiết
Bùi Đăng Dũng
11 tháng 1 2018 lúc 20:24

Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo. 

bùi minh tuấn
11 tháng 1 2018 lúc 20:26

một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ 

nguyen nhu thang
11 tháng 1 2018 lúc 20:26

     Cơm là món thuốc nuôi thân

Ăn đúng giờ giấc cân bằng dẻo dai 

Vũ Khánh Hà
Xem chi tiết
Dương ♡
1 tháng 2 2020 lúc 12:11

Bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thành cơm


Hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là bao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội; “sỏi đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động

Khách vãng lai đã xóa
Dương ♡
1 tháng 2 2020 lúc 12:15

  a.                                                                                     Bàn tay ta làm nên tất cả
                                                                              có sức người sỏi đá cũng thành cơm


Hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là bao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội; “sỏi đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động

b.  

Trong căn phòng nhỏ bé của tôi có rất nhiều đồ vật gắn với những kỉ niệm đáng nhớ nhưng thứ mà tôi trân trọng nhất là chiếc đồng hồ báo thức xinh xắn luôn được đặt trên bàn học của tôi, đó là phần thưởng mà tôi đã được nhận trong học kì II của lớp 4 từ người mẹ thân yêu của tôi.

Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng, chi to bằng bàn tay của người lớn. Thân hình nó là một chú thỏ khoác chiếc áo màu xanh lá cây, trông rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Mặt đồng hồ hình trái tim, chính là cái bụng tròn xoe của chú thỏ. Trên mặt đồng hồ hiện lên một bức tranh đẹp tuyệt vời dưới một lớp kính trong veo, đó là căn nhà gỗ ba gian cổ kính với ống khói nghi ngút. Các bạn có biết đó là nhà của ai không? Chính là gia đình nhà kim đấy! Ở đó có bác kim giờ béo và thấp nhất. Từng bước đi của bác chậm chạp và vững chãi. Đỏm dáng trong bộ áo hồng đậm đó chính là chị kim phút. Chị đi những bước ngắn. Tuy đi chậm nhưng những bước đi ấy rất uyển chuyển và điệu đà. Có lẽ chị sợ nếu đi nhanh sẽ bị ngã và gãy gót của chiếc guốc. Còn người nghịch nhất trong nhà đó là bé kim giây. Cu cậu chẳng chịu ngồi yên một chỗ bao giờ cả, lúc nào cũng chạy tung tăng khắp nhà làm cho chị kim phút không thể đuổi kịp được, vẫn còn một thành viên không thể thiếu dược trong gia đình nữa đó là anh kim báo thức. Anh ta luôn mặc cái áo màu vàng mơ. Nhiều người tưởng anh rất “lười ”, chẳng bao giờ chạy cả. Nhưng anh có ích lắm đấy. Nếu không có anh, chắc sáng nào tôi cũng bị đi học muộn. Tuy mỗi người có một tính cách khác nhau nhưng gia đình nhà kim hết mực yêu thương nhau. Ngày nào cả gia đình em cũng sum họp một lần.

Mặt sau của đồng hồ có ba nút. Một nút là để chỉnh kim đồng hồ nếu giờ sai, một nút là để vặn báo thức, nút còn lại là để bật báo thức. Ngày nào cũng vậy, tôi thường vặn kim báo thức lên 6 giờ rồi mới bật báo thức. Để rồi mỗi buổi sáng khi bác kim giờ chạy gần đến anh kim phút thì khúc nhạc quen thuộc lại reo lên, đồng thời đôi mắt của chú thỏ cũng nhấp nháy như thúc giục tôi dạy mau đế chuẩn bị tới trường. Ngày qua ngày, chiếc đồng hồ bây giờ trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình nhà tôi.

Tôi rất yêu quý chiếc đồng hồ ấy. Nó luôn luôn và mãi mãi là người bạn chăm chỉ và cần mẫn của tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng và nâng niu từng phút giây của mình vì tôi biết thời gian đã trôi qua thì không bao giờ trở lại.

c. Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

    Học tốt ( sai thì cho mk xin lỗi )..........

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Khánh Hà
2 tháng 2 2020 lúc 14:46

Cảm ơn bạn !!!!.

Khách vãng lai đã xóa
vũ việt anh trần
Xem chi tiết
huy hoàng
2 tháng 4 2022 lúc 9:09

https://tech12h.com/de-bai/chep-lai-cac-cau-tuc-ngu-da-hoc-o-hoc-ki-ii-vao-vo-bai-tap-neu-ngan-gon-y-nghia-cua-nhung-cau

Blink Army Igot7 Leggo B...
Xem chi tiết
 𝑵𝒈𝒐̣𝒄 𝑲𝒉𝒂́𝒏𝒉
26 tháng 12 2019 lúc 23:01

Bài làm(trả lời):
1.Một mặt người bằng mười mặt của.
2.Cái răng, cái tóc là góc con người.
3.Đói cho sạch, rách cho thơm.
4.Học ăn, học nói, học gói, học mở.
5.Không thầy đố mày làm nên.
6.Học thầy không tày học bạn.
7.Thương người như thể thương thân.
8.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
9.Một cây làm chẳng nên non,
   Ba cây chụm lai nên hòn núi cao.

Giải thích câu:
Câu 1: Là lời khẳng đinh về giá trị to lớn, quý báu của con người:Một mặt người bằng mười mặt của. Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó. Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được. Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu. Bên cạnh đó câu tục ngữ trên còn phê phán thái độ coi trọng của cải và an ủi, động viên những người gặp trường hợp không may : (Của đi thay người. Người làm ra của, của không làm ra người…). Một số câu tục ngữ có nội dung tương tự làm sáng tỏ thêm quan điểm quý trọng con người của ông cha ta như: Người sống hơn đống vàng. Lấy của che thân không ai lấy thân che của. Có vàng vàng chẳng hay phô, Có con nó nói trầm trồ dễ nghe… Câu 2: Phản ánh quan niệm về vẻ đẹp bên ngoài của người xưa: Cái răng, cái tóc là góc cọn người. Góc tức là một phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ là những chi tiết rất nhỏ. Nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người. Ý nghĩa của câu tục ngữ này là khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ vi hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong. Qua câu tục ngữ trên, ta thấy cách nhìn nhận, đánh giá và quan niệm về vẻ đẹp của nhân dân lao động thật tinh tế. Trong ca dao, dân ca có rất nhiều câu ca 

ngợi hàm răng, mái tóc của người phụ nữ:

Tóc em dài, em cài hoa lí,
Miệng em cười hữu ý, anh thương1
Hay: Mình về có nhớ ta chăng ?
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười !

Câu 3: Nói về quan niệm sống trong sạch của người xưa:

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Hình thức câu tục ngữ này đặc biệt ở chỗ trong mỗi vế đã có sự đối lập về ý: đói >< sạch; rách >< thơm và sự đối xứng giữa hai vế: Đói cho sạch – rách cho thơm.

Đói và rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn. Sạch và thơm là những tính từ chỉ tính chất của sự vật nhưng đã được chuyển nghĩa, dùng để miêu tả phẩm giá trong sáng, tốt đẹp mà con người cần phải giữ gìn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ nói trên vừa được hiểu tách bạch trong từng vế, vừa được hiểu trong sự kết hợp giữa hai vế của câu.

Nghĩa đen của câu là: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc thơm tho. Tuy vậy, nghĩa chính lại là nghĩa hàm ngôn: Dù nghèo khổ, thiếu thốn đến đâu chăng nữa thì con người vẫn phải giữ gìn lối sống trong sạch và phẩm giá cao quý; không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.

Câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chỉnh. Người xưa mượn chuyện cái ăn, cái mặc để nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân cách trong những tình huống khó khăn để giống như hoa sen : Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức. Trong dân gian còn lưu truyền rộng rãi những câu như: Giấy rách phải giữ lấy lề. Chết trong còn hơn sống đục… có nội dung tương tự.
Câu 4: Nói về sự tỉ mỉ, công phu của việc học hành:

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Câu tục ngữ này gồm bốn vế có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Động từ học lặp lại bốn lần, vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người.

Ông bà xưa rất quan tâm đến việc khuyên nhủ, dạy bảo con cháu bằng những câu tục ngữ như: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn. Ăn ngay, nói thẳng. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. Lời nói đọi máu. Nói hay hơn hay nói. Ăn nên đọi (bát), nói nên lời. Lời nói gói vàng. Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau…

Nghĩa của học ăn, học nói tương đôi dễ hiểu, còn thế nào là học gói, học mở! Về hai vế này có giai thoại sau đây. “Các cụ kể rằng, Hà Nội trước đây một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh rồi đặt vào lòng cái chén nhỏ bày trên mâm. Lá chuối tươi rất giòn, dễ rách khi gói dễ bật tung khi mở, phải thật nhẹ nhàng, khéo léo mới làm được. Người ăn phải biết mở sao cho khỏi tung toé ra ngoài và bắn vào quần áo người bên cạnh. Biết gói biết mở trong trường hợp này được coi là một tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói vào và mở ra đều phải học”.

Suy rộng ra, nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiện là trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ.
 

Mỗi hành vi đều là sự “tự giới thiệu” mình với người khác và đều được người khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy chúng ta phải học để thông qua ngôn ngữ và cách ứng xử, chứng tỏ mình là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế.

Học hành là công việc khó khăn, lâu dài, không thể coi nhẹ. Học hành để trở thành người giỏi giang và có ích là hết sức cần thiết.
Câu 5: Khẳng định vai trò quan trọng của người thầy:

Không thầy đố mày làm nên.

Thầy: tức là thầy dạy học (theo nghĩa rộng là người truyền bá kiến thức mọi mặt). Mày: chỉ học trò (theo nghĩa rộng là người tiếp nhận kiến thức).. Làm nên : làm được việc, thành công trong mọi công việc, lập nên sự nghiệp- Không thầy đố mày làm nên có thể hiểu là nếu không được thầy dạy bảo đến nơi đến chôn thì ta sẽ không làm được việc gì thành công. Trong quá trình học tập và tạo dựng sự nghiệp của mỗi cá nhân, không thể thiếu vai trò quan trọng của người thầy.

Trong nhà trường, vai trò của người thầy được đặt lên hàng đầu. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy nghĩa. -Thầy dạy dỗ, giáo dục học sinh những điều hay lẽ phải, giúp các em hiểu và sông theo đúng đạo lí làm người.

Với hình thức là một lời thách đố, nội dung câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy. Sự thành công trong từng công việc cụ thể và rộng hơn nữa là sự thành đạt của mỗi học trò đều có công lao to lớn của thầy. Vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.

Câu 6: Nói về tầm quan trọng của việc học bạn:
Học thầy không tày học bạn.

Trước hết ta phải tìm hiểu nghĩa của các từ. Học thầy là học theo hướng dẫn của thầy. Học bạn là học hỏi bạn bè xung quanh. Không tày: không bằng. Nghĩa của cả câu là: Học theo thầy có khi không bằng học theo bạn. Câu tục ngữ này đúc kết kinh nghiệm: Tự học là cách học có hiệu quả nhất.

Người xưa khẳng định rằng muốn đạt kết quả tốt thì mỗi chúng ta phải tích cực, chủ động học hỏi ở bạn bè những điều nên học.

Sự học không phải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà nó mở rộng ra nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Chúng ta phải học mọi nơi, mọi lức, học suốt đời.

Vậy thì nội dung câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn có trái ngược với câu Không thầy đố mày làm nên ?

Thực tế cho thấy vai trò người thầy trong quá trình học tập của học sinh là rất quan trọng. Thế nhưng, lại có ý kiến cho rằng : Học thầy không tày học bạn. Chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng? Thực ra, ý của người xưa là muốn nhấn mạnh đến sự tác động tích cực của bạn bè đối với nhau nên đã dùng lời nói cường điệu để khẳng định. Bài thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi lại bạn bè và được bạn bè tận tình hướng dẫn. Lúc đó bạn bè cũng đã đóng vai trò của người thầy, dù chỉ trong chốc lát.

Quan hệ so sánh giữa hai vế trong câu (Học thầy, học bạn) được biểu hiện bằng từ không tày (không bằng). Câu tục ngữ đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập, Bạn bè (đương nhiên là bạn tốt) có thể học hỏi ở nhau nhiều điều có ích. Câu tục ngữ khuyến khích chúng ta mở rộng đối tượng học hỏi và chân thành học tập những điều hay, điều tốt từ bạn bè. Tình bạn cao quý là tài sản tinh thần vô giá của mỗi con người trong suốt cuộc đời.

Hai câu tục ngữ trên một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau, mới đầu tưởng như mâu thuẫn nhưng thực ra chúng bổ sung nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan niệm đúng đắn của người xưa: Trong học tập, vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng.

Câu 7: Là lời khuyên về lòng nhân ái:

Thương người như thể thương thân.

Thương người: tình thường dành cho người khác. Thương thân: tình thương dành cho bản thân. Nghĩa cả câu là : thương mình thế nào thì thương người thế ấy.

Hai tiếng thương người đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thương yêu. Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy coi người khác như bản thân mình để từ đó có sự quý trọng, thương yêu thật sự.

Tình thương là một tình cảm rộng lớn, cao cả. Lời khuyên từ câu tục ngữ này là mọi người hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. Đây là đạo lí, là cách sống, cách ứng xử đầy tính nhân văn bắt nguồn từ truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên, khẳng định cả dân tộc đều cùng từ một mẹ sinh ra. (đồng bào).

Câu 8: Nói về lòng biết ơn:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Quả: hoa quả. Cây: cây trồng sinh ra hoa quả. Kẻ trồng cây: người trồng trọt chăm sóc để cây ra hoa kết trái. Nghĩa đen cả câu : Hoa quả ta ăn đều do công sức người trồng mà có, đó là điều nên ghi nhớ. Nghĩa hàm ngôn là: Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó.

Trên đời này, không có cái gì tự nhiên mà có. Mọi thứ chúng ta được thừa hưởng đều do công sức của con người làm ra. Cho nên chúng ta phải biết trân trọng sức lao động và biết ơn những thế hệ đi trước đã sáng tạo ra bao thành quả vật chất, tinh thần tốt đẹp dành cho các thế hệ sau.

Câu tục ngữ này có thể được sử dụng trong rất nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn như để thể hiện tình cảm của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, hoặc tình cảm của học trò đối với thầy, cô giáo… Cao hơn nữa là để nói về lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu, hi sinh, bảo vệ đất nước…

Câu 9: Khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chum lại nên hòn núi cao.

Một cây, ba cây trong câu tục ngữ này không phải là số từ cụ thể mà nó có ý nghĩa khái quát chỉ số ít và số nhiều, chỉ sự đơn lẻ và sự liên kết. Tại sao Ba cây chụm lại nên hòn núi cao? Câu này xuất phắt từ hiện tượng tự nhiên là nhiều cây gộp lại mới thành rừng rậm, núi cao.

Kinh nghiệm sống được đúc kết trong câu tục ngữ này là chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh. Một người không thể làm nên việc lớn. Nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn, trở ngại, dù là to lớn. Do đó mỗi người phải có ý thức mình vì mọi người, tránh thái độ cá nhân ích kỉ.

Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định mọi thành công. Điều đó đã được chứng minh hùng hồn qua thực tiễn lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến chồng thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.

Về hình thức, những câu tục ngữ về con người và xã hội thường dùng các hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ để người nghe dễ hiểu và thấm thía, nhớ lâu. Về nội dung, những câu tục ngữ trên thể hiện quan điểm đúng đắn của nhân dân ta về cách sống, cách làm người và tôn vinh giá trị con người.

*học_tốt*

Khách vãng lai đã xóa
Trần Gia Bảo
Xem chi tiết
zero
12 tháng 2 2022 lúc 15:05

refer

【5/2021】Top #10 Ca Dao Tục Ngữ Về Sức Khỏe Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất【Xem 146,223】

Long Sơn
12 tháng 2 2022 lúc 15:06

Tham khảo

1. 

Bàn tay ta làm nên tất cả

có sức người sỏi đá cũng thành cơm

2. 

Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền đâm lo

3. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ

4.To vòng bụng, ngắn vòng đời

5. Cơm có bữa, chợ có chiều.

6.Vai u, thịt bắp, chân đi đất, mồ hôi dầu

7. Ăn một mình đau tức, Làm một mình cực thân

8. Nhà sạch thì mát bát sạch ngon cơm

9. 

Càng già càng dẻo càng dai

Càng gãy chân chõng, càng sai chân giường

10. Trông mặt mà vắt hình dong ,con lợn có béo cỗ lòng mới ngon

꧁༺࿐ Trà Mi ࿐༻꧂
12 tháng 2 2022 lúc 15:15
Bàn tay ta làm nên tất cả ...Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn không ngủ mất tiền đâm lo. ...Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ ...Không vẻ đẹp nào đẹp bằng sự cuồn cuộn của cơ bắp. ...To vòng bụng, ngắn vòng đời. ...Đàn ông nắm sấp, phụ nữ thở dài.
Nguyễn Thị Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
24 tháng 1 2022 lúc 20:34

Câu 1: B

Câu 2: C

Câu 3: A

Câu 4: B

Câu 5: C

Câu 6: B

Câu 7: A

Câu 8: C

Câu 9: B

Câu 10: C

minh nguyet
24 tháng 1 2022 lúc 20:36

1. Dòng nào nêu đúng nội dung câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"?

A. Câu tục ngữ khuyến khích việc trồng rừng.

B. Câu tục ngữ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết.

C. "Cây" là hình ảnh ẩn dụ chỉ con người.

D. "Non", "hòn núi cao" là những ẩn dụ chỉ việc lớn trong đời sống.

2. Đặc điểm nổi bật về hình thức của Tục ngữ về con người và xã hội là gì?

A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh. (1)

B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

C. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ. (2)

D. Từ và câu có nhiều nghĩa. (3)

3. Câu tục ngữ "Cái răng cái tóc là góc con người" diễn tả điều gì?

A. Con người phải ăn nói lễ độ, văn minh, lịch sự.

B. Con người phải giữ gìn phẩm giá của mình.

C. Câu tục ngữ khuyên mọi người phải biết giữ gìn, tô điểm cái răng cái tóc của mình.

D. Con người phải sống trong sạch.

4. Từ "mặt" thứ nhất trong câu "Một mặt người bằng mười mặt của" có nghĩa như thế nào?

A. Hoán dụ, chỉ con người: một mặt người; nhân hóa, chỉ của cải.

B. Thay cho đơn vị tính toán.

C. Sự hiện diện, có mặt.

D. Một bộ phận của cơ thể (mặt người) - phía bên ngoài của sự vật (mặt của).

5. Dòng nào sau đây nói không đúng về nội dung câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"?

A. Cách học làm người có nhân cách, có văn hóa.

B. Cách ăn mặc đẹp.

C. Cách ăn nói lễ độ, văn minh, lịch sự.

D. Cách sống chu đáo, khôn ngoan, mực thước.

6. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" nói về điều gì?

A. Con người phải có lòng nhân ái biết yêu thương, đùm bọc, quý trọng mọi người. (1)

B. Câu tục ngữ nên lên bài học về lòng nhân ái bao la. (3)

C. Cả (1), (2), (3) đều đúng.

D. Con người phải biết thương yêu mọi người như thương yêu bản thân mình. (2)

7. Đối tượng phản ánh của Tục ngữ về con người và xã hội là

A. các quy luật của tự nhiên.

B. con người và các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

C. thế giới tình cảm phong phú của con người.

D. quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

8. Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nêu lên bài học gì?

A. Khuyên con người sống phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

B. Khuyên con người sống phải lịch thiệp, đúng đắn.

C. Khuyên con người sống phải đoàn kết.

D. Khuyên mọi người bài học về biết đền ơn đáp nghĩa, không được vong ân bội nghĩa.

9. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu "Đói cho sạch, rách cho thơm"?

A. "Giấy rách phải giữ lấy lề".

B. "Ăn phải nhai, nói phải nghĩ".

C. "Đói ăn vụng, túng làm càn".

D. "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng".

10. Nội dung của hai câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" có mối quan hệ như thế nào?

A. Hoàn toàn trái ngược nhau.

B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.

C. Gần nghĩa với nhau.

D. Hoàn toàn giống nhau.

zero
24 tháng 1 2022 lúc 20:37

1B

2C

3A

4B

5C

6B

7A

8C

9B

10C

Quỳnh Trang
Xem chi tiết
GiaHuyLuong5AA
14 tháng 2 2023 lúc 13:22

Câu tục ngữ nào dưới đây đề cao giá trị của con người? 

 

Một mặt người bằng mười mặt của. 

Lời chào cao hơn mâm cỗ. 

Chuông kêu thử tiếng, người khôn thử lời.

 Thất bại là mẹ thành công.

Lý Ngọc Quỳnh Anh
Xem chi tiết
꧁༺Lê Thanh Huyền༻꧂
8 tháng 2 2022 lúc 16:00

Tham khảo :

Các câu tục ngữ của ông cha ta truyền lại thực sự sâu sắc, nó là lời nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.

Nguyễn acc 2
8 tháng 2 2022 lúc 16:00

refer:

Các câu tục ngữ của ông cha ta truyền lại thực sự sâu sắc, nó là lời nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.

Long Sơn
8 tháng 2 2022 lúc 16:01

Tham khảo

Các câu tục ngữ của ông cha ta truyền lại thực sự sâu sắc, nó là lời nhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lời khen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 9 2019 lúc 12:39

Đáp án: A