Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
25 tháng 12 2023 lúc 22:52

a. Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủn khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.

b. Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?

c. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò minh họa rõ nét thể hiện chủ đề chính được nói đên trong bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn thật sự là “người con của núi”.

d. Câu cuối cùng của bài viết tạo nên sự liên kết và giải thích lý do cho những câu mở đầu.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 5 2023 lúc 7:59

− “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo:

+ Ở phần 1, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện qua quan điểm “nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “bình Ngô”.

+ Ở phần 2, tư tưởng nhân nghĩa là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn|Lấy chí nhân để thay cường bạo, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu roi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở“lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và cấp phương tiện cho về nước.

+ Ở phần 4, tư tưởng nhân nghĩa thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

- Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo được nối kết theo quan hệ nhân quả.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 16:54

Phương pháp giải:

- Chú ý hai câu mở đầu.

- Hiểu được khái niệm nhân nghĩa và quan điểm “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết:

     “Nhân nghĩa” trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ kết nối với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài.

+ Nguyễn Trãi vừa tiếp thu, vừa kế thừa quan niệm “nhân nghĩa” theo nghĩa gốc của Nho gia. Đối với tác giả, “nhân nghĩa” cốt yếu là lấy dân làm gốc, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân bằng cách diệt trừ bạo ngược, đánh bại những kẻ đi ngược lại với nguyên lí “nhân nghĩa” mà Nguyễn Trãi đã đưa ra.

+ Sau khi nêu ra tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cho thấy những hành động của quân Minh hoàn toàn trái ngược với điều này trong phần 2 (Vì tư tưởng Nho giáo mà nhà Minh sử dụng trong hệ thống chính trị).

+ Sang phần 3a và 3b, Nguyễn Trãi cho thấy sự chính nghĩa đã giúp cho nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.

+ Phần 4, Nguyễn Trãi có thể khẳng định Xã tắc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đổi mới chính là nhờ vào sự nhân nghĩa mà ông và nghĩa quân Lam Sơn theo đuổi.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 11 2023 lúc 21:39

- “Nhân nghĩa” là tư tưởng trọng yếu xuyên suốt bài cáo và được thể hiện nhất quán trong các phần của bài cáo như sau:

+ Ở phần 1, nó thể hiện qua quan điểm nhân nghĩa” là trừ bạo để yên dân, gìn giữ chủ quyền chống lại bọn cướp nước. Đây chính là lí do có công cuộc “Bình Ngô”.

+ Ở phần 2, nó là sự phơi bày những tội ác của giặc Minh trong niềm thương xót sâu sắc đối với dân lành và căm phẫn vô biên đối với quân giặc bạo ngược.

+ Ở phần 3, nó thể hiện ở tuyên ngôn của quân ta, đội quân chính nghĩa: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; lấy chỉ nhân để lay cùng bạo”, ở cảm xúc bất nhẫn trước cảnh máu chảy đầu rơi của binh sĩ giặc do sự ngoan cố ngu xuẩn của bọn tướng lĩnh cầm đầu, ở “lòng hiếu sinh” tha bổng hàng binh giặc và cấp phương tiện cho về nước.

+ Ở phần 4, nó thể hiện ở niềm tự hào của một dân tộc đã chiến thắng trong tư thế chính nghĩa.

⇒ Phần 1 và các phần tiếp theo của bài cáo nối kết theo quan hệ nhân quả.

Bình luận (0)
GV Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Người Già
1 tháng 2 lúc 0:38

- Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) – thành khư (gò hoang lạnh lẽo).
=> Nhấn mạnh sự cô đơn và sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh. Trước cảnh điêu tàn, hoang vắng hiện lên cuộc gặp gỡ định mệnh và tâm trạng xót thương của Nguyễn Du cho số phận nàng Tiểu Thanh.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 11 2016 lúc 20:56

/hoi-dap/question/120275.html

Bình luận (0)
Đặng An
9 tháng 11 2016 lúc 20:57

1. làm cho 0 đêm rằm ngập tràn 0 khi xuân

2.rất vất vả và khổ cực

có sự xuất hiện của bác vs các anh chiến sĩ nên người và cảnh có sự hòa hợp

3.điệp ngữ

hổng có có đúng thì thôi nhaleuleu

Bình luận (1)
Xem chi tiết
Phương Thảo
9 tháng 11 2016 lúc 20:55

/hoi-dap/question/120275.html

Bình luận (0)
Thảo Phương
17 tháng 11 2018 lúc 13:20

1) - Ý nghĩa: thể hiện sự tràn đầy của sức xuân và sắc xuân, tạo cảm giác sức sống ấy đang ùn ùn trỗi dậy, đây là một mùa xuân đang ở trong trạng thái chuyển động lớn dần, lớn dần lên.

2) Rất bận rộn vì suốt ngày chăm lo việc nước đến đêm khuya, còn phải ẩn náu trong nơi "yên ba thâm xứ" để tránh bọn giặc tới.

3) - Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
- thể hiện vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ Cách mạng, đêm ngày lo vận nước.

4)- Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

Bình luận (0)
Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:35

1. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật ràng buộc.

- Nỗi suy tư, xúc cảm của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của 1 người sống xa quê

Bình luận (0)
Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:41

4. - Ý kiến cho rằng hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu sau thuần túy tả tình là không đúng. Chính xác phải là hai câu đầu nghiêng về tả cảnh, hai câu sau nghiêng về tả tình. - Vì: Hai câu đầu: + Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lí Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê. Câu thứ 2 tả ánh trăng ngập tràn không gian nhưng ta vẫn cảm nhận được sự thay đổi vị trí ngắm cảnh của thi nhân, từ sàng tiền đến song tiền (từ đầu giường đến cửa sổ) mới có thể thấy được mặt đất và có cảm giác “ngỡ phủ sương” - > Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến. = > Như vậy, ở hai câu đầu: cảnh đã chứa đựng tâm tình. - Hai câu sau: + Hai câu sau tình dâng trào cuồn cuộn để đọng lại thành nỗi sầu nhớ thương qua cụm từ: nhớ cố hương. + Cảnh được thể hiện như thế nào? Ngẩng đầu nhìn trăng sáng cả bầu trời cao lồng lộng và một vầng trăng sáng trong vằng vặc thanh tĩnh hiện ea trước mắt người đọc. Một đêm trăng thật đẹp song cũng thật cô đơn. + Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Cảnh và tình trong bài thơ có mối liên hệ nhân quả, sự tác động qua lại. Vì trăng đẹp quá mà nhớ quê trằn trọc thao thức không ngủ được. Càng thao thức không ngủ càng thấy trăng đẹp hơn = > Cảnh – tình khăng khít gắn bó không thể tách bạch. 

 

Bình luận (2)
Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 21:37

2. -Tả ảnh trăng trong đêm thanh tĩnh.

- Nhà thơ ngắm trăng trên giường, khg ngủ đc nên mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua ô cửa sổ.

- Cảm nhận = ảo giác: Trăng sáng không biết là trăng hay sương.

-> Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng và yên tĩnh

Bình luận (0)
nguyễn hoàng khải phong
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 2 2017 lúc 2:21

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)