hs cta có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở bến tre
Nhà nước và công dân có trách nhiệm như thế nào đối với việc bảo vệ di sản văn hóa?
Nhà nước và công dân có trách nhiệm phải giữ vững các truyền thống văn hoá dân tộc đối với di sản văn hoá
Kể tên một di sản văn hóa của Đồng Tháp được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới. Giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản đó. Trả lời: Đề xuất biện pháp bảo tồn các di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Trả lời:
Nêu suy nghĩ của em về giá trị của Di sản văn hóa và trách nhiệm của em trong việc bảo vệ di sản văn hóa.
Thành tựu văn hóa XVI – XVIII. Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc?
Thành tựu văn hóa:
Tôn giáo: Nho giáo chiếm độc tôn. Đạo giáo, Phật giáo dần phục hồi và phát triển. Thiên chúa giáo bị ngăn cấm.
Chữ Quốc ngữ ra đời.
Văn học:
Văn học chữ Nôm phát triển.
+ Nội dung: ca ngợi hạnh phúc con người tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến.
- Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú: truyện nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát. (Tham khảo)
Nghệ thuật dân gian
- Nghệ thuật dân gian: múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật.
- Nghệ thuật điêu khắc: điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn ra cảnh sinh hoạt thường ngày như: chèo thuyền, chọi gà, đấy vật, đi cày,... Nổi tiếng nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).
Trách nhiệm của bản thân: cố gắng lưu truyền và quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc
Kể tên một di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới. Giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản đó.
- Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội):
+ Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, đã cung cấp nhiều nguồn sử liệu quý, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ: thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ thời thuộc Đường (VII – IX), đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng (thế kỉ X - cuối thế kỷ XVIII), rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn (thế kỷ XIX), qua thời Pháp thuộc (thế kỉ XX) cho đến hiện nay.
+ Giá trị văn hóa: Di tích Hoàng Thành góp phần nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc; quảng bá lịch sử và văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; tạo sức hút lớn về du lịch…
+ Biện pháp bảo tồn, phát huy: nâng cao ý thức, tuyên truyền đến mọi người. Lên án các hành vi sai trái, có dấu hiệu phá hoại.
Là học sinh , em có trách nhiệm gì trong việc giữ gìn, phát huy di sản văn hóa.
Đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đúng với khẩu hiệu của chúng ta trong thời đại ngày nay: Hòa nhập chứ không hòa tan, chúng ta hội nhập với sự phát triển của thế giới nhưng song song với đó vẫn giữ được những nét truyền thống, nét đặt trưng của dân tộc.
Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, “nhốt” nền văn hóa dân tộc khỏi sự ảnh hưởng của bên ngoài mà nó đồng nghĩa với việc giao lưu hợp tác văn hóa để tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại tiến bộ làm cho nền văn hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn, có sức sống mãnh liệt hơn, đề kháng trước những yếu tố phản văn hóa.
Chúng ta cần phải trang bị cho mình tình yêu nước, tự hào về dân tộc, có như vậy thì mới giữ được những nét đặc trưng của dân tộc mình. Bên cạnh đó, những tri thức đúng đắn về văn hóa đất nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Phải hiểu đúng thì mới bảo vệ được nó, phải hiểu đúng thì mới không làm nó mất đi, mai một dần theo thời gian.
Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nhưng nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.
tham khảo:
Học sinh cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc. Không được xâm hại hay xúc phạm đến các di sản văn hóa. Không đập phá các di sản văn hóa. Không lấy cắp cổ vật về nhà.
- Phát hiện cổ vật, bảo vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm
- Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
- Tổ chức tham quan tìm hiểu di tích lịch sử
- Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật
- Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản
Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.
- Một số di sản văn hóa ở địa phương: Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, Thành Nhà Hồ, Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Suy nghĩ về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa đó:
+ Cần tìm hiểu, nghiên cứu về các di sản đó
+ Giới thiệu với bạn bè về di sản văn hóa đó
+ Xây dựng niềm tự hào, yêu mến các di sản đó.
6. Kể tên một sô di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩa của bạn về việc bảo tồn và phát huy các di sản ấy ?
Chú ý: Tùy vào mỗi địa phương sẽ có những di sản văn hóa khác nhau.
Ví dụ: Ở Hà Nội: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, ...
- Theo quan điểm cá nhân, việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng mà ông cha ta để lại, thể hiện đậm đà nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta ở thế hệ mai sau cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy, làm tôn vinh hơn những di sản văn hóa đó.
Câu 1 : Vì sao sử học gắn liền với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên? Trình bày vai trò của Lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển của du lịch ? tác động của du lịch đối với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa ?