Ghi lại cảm nhận của em về cái tôi của người viết trong văn bản Cốm vòng và Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát theo mẫu bảng sau (làm vào vở):
Văn bản | Cảm nhận về cái tôi của người viết |
Cốm vòng |
|
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát |
Văn bản | Cảm nhận cái tôi của người viết |
Cốm Vòng | Cái tôi đầy lòng tự hào, trân trọng và biết ơn về thứ quà có giá trị mang hương vị của quê hương ta. |
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát | Cái tôi đầy hãnh diện, tự hào khi giới thiệu về đặc sản của quê hương mình. |
Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều vấn đề như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa ...Như vậy có phải văn bản thiếu mạch lạc không? Tại sao?
Văn bản như vậy không phải thiếu đi tính mạch lạc vì:
+ Các câu, các đoạn trong văn bản đều tập trung hướng tới chủ đề vẻ đẹp của Trùng Khánh ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng vẫn tập trung đi vào vẻ đẹp của dẻ Trùng Khánh.
+ Các phần, các đoạn được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu.
Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được điều gì về cái tôi của tác giả Y Phương?
Cảm nhận về cái tôi của tác giả Y Phương: Một cái tôi tinh tế, nhạy cảm với cái nhìn độc đáo, mới lạ, chứa đựng sự sự say mê cùng với những rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của trời đất.
Ghi lại cảm nhận của em về cái tôi của người viết trong văn bản Cốm Vòng và Mùa thu về Trung Khánh nghe hạt dẻ hát theo mẫu bảng sau:
Em hiểu thế nào về tên bài “Nghe hạt dẻ hát”?
Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả thể hiện tình cảm trân trọng, yêu mến với hạt dẻ Trùng Khánh. Những cánh rừng dẻ khi vào vụ rì rào, lao xao như thể đang hát.
1.1. Bài 7 tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình mà các em đã học ở Bài 3 và Bài 5. Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ.
1.2. Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một bài thơ, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 3, Bài 5 và chú ý thêm:
- Xác định rõ vấn đề và thời gian người nói sẽ trình bày.
- Tìm đọc trước bài thơ sẽ thuyết trình; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả và một số ý kiến, bài viết xung quanh tác phẩm
- Chuẩn bị các phương tiện để ghi chép và tóm tắt nội dung buổi thuyết trình như giấy, bút, sổ tay, máy tính cá nhân (nếu có).
- Biết tóm tắt bài thuyết trình theo một trình tự ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc; ghi chép những chỗ cần lưu ý, ý kiến khác biệt, vấn đề còn chưa hiểu để đề nghị người nói giải thích, trình bày thêm hoặc tham gia ý kiến khi thảo luận
Kể tóm tắt câu chuyện “Về quê ngoại” cho người thân nghe.
Em kể tóm tắt câu chuyện “Về quê ngoại” cho người thân nghe dựa vào các sự việc trong tranh.
- Sự việc 1: Vào kì nghỉ hè, Bình được mẹ cho về quê chơi.
- Sự việc 2: Khi về quê, Bình nhào vào lòng bà nội.
- Sự việc 3: Bình được bà dẫn ra biển bắt cá cùng chị.
- Sự việc 4: Cậu cho Bình lên thuyền chơi.
- Sự việc 5: Kì nghỉ hè đã hết thúc, Bình tạm biệt bà và chị để cùng mẹ về thành phố.
Chọn một trong hai đề bài sau:
(1) Nghe và tóm tắt nội dung bài thuyết trình về bối cảnh lịch sử, giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Vịnh khoa thi Hương" (Trần Tế Xương).
(2) Nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ tự chọn.
*Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.
* Giá trị nội dung:
- Vịnh khoa thi hương là bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.
- Một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu đã được tái hiện lại đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước
* Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật đối, đảo ngữ
- Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm
Một người đã thu hoạch một lượng hạt. Sau khi bán đi 135kg hạt dẻ thì lượng hạt dẻ còn lại bằng 37,5 % lượng hạt dẻ đã thu hoạch được. Người đó mang tất cả lượng hạt dẻ còn lại đóng thành từng túi,mỗi túi chứa 0,75 kg. Hỏi người đó đóng được bao nhiêu túi hạt dẻ?
Phần trăm chỉ lượng hạt dẻ đã bán là:
\(100\%-37,5\%=62,5\%\)
Lượng hạt dẻ đã thu hoạch được là:
\(135:62,5\%=216\left(kg\right)\)
Lượng hạt dẻ còn lại là:
\(216\times37,5\%=81\left(kg\right)\)
Số túi hạt dẻ đóng được là:
\(81:0,75=108\) (túi)