lý thuyết: mĩ thuật việt nam từ cuối tk 19 đến 1954
lưu ý về tác giả tác phẩm chất liệu tranh
Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong văn bản với một tác phẩm mĩ thuật hay một công trình kiến trúc của Việt Nam mà bạn biết, từ đó, rút ra nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình ấy.
- Tích Thiện am (chùa Bút Tháp) là một công trình kiến trúc vẫn còn giữ được kết cấu, hoa văn trang trí dù đã có qua tu sửa. Điều đó cho thấy việc bảo tồn di sản văn hoá ở Việt Nam hiện đang rất tốt.
Tích Thiện am: là kiến trúc đặc biệt nhất của chùa Bút Tháp. Toà này được kết cấu theo kiểu chồng diêm, với hàng cột ở giữa cao, to, chạy suốt từ tầng 1 lên tầng 3, các vì kèo được làm theo kiểu chồng rường, những đầu đao của 3 tầng mái cong vút. Tầng 1 gồm 5 gian, có các vì kèo kết cấu kiểu giá chiêng đơn giản. Tầng 2 thu lại còn 3 gian, với 4 hàng chân cột. Tầng ba thu lại còn 1 gian, kết cấu khung dựa chủ yếu trên 4 cột cái và 4 cột trốn nhỏ, bộ vì kiểu giá chiêng. Ở 4 góc mái của tầng 3 có 4 thanh ruỗi, chống 4 kẻ góc, ăn chân vào các cột cái. Tất cả các thanh ruỗi này đều chạm hình rồng, mây cuộn, người và thú. Dựa vào kết cấu kiến trúc và hoa văn trang trí, có thể thấy, toà này được dựng vào thế kỷ XVIII và đã được tu sửa vào thế kỷ XIX. Trong Tích Thiện am ở gian giữa đặt Cối kinh - “Cửu phẩm liên hoa” hình bát giác, cao 7,8m, xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen, thể hiện 9 kiếp tu của đức Thích Ca Mâu Ni. Chín tầng Cối kinh tạc hàng trăm tượng Phật, hoa lá, chim muông, tập trung chủ đề khuyến thiện trừ ác, giới thiệu hành trang các vị tổ Thiền tông, các đại sư, các cấp độ thăng hoa trên đường lên cõi Niến bàn. Tòa Cửu phẩm liên hoa là tháp gỗ 8 mặt, 9 tầng, được đỡ bởi các hàng chấn song con tiện. Tám mặt của 9 tầng có gắn phù điêu gắn với Phật giáo.
Câu 6 (trang 83, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong văn bản với một tác phẩm mĩ thuật hay một công trình kiến trúc của Việt Nam mà bạn biết, từ đó, rút ra nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình ấy.
Tham khảo:
- Đối chiếu những thông tin về nghệ thuật Việt Nam được trình bày trong văn bản với công trình kiến trúc chùa Keo ở Thái Bình.
+ Toàn bộ công trình của chùa Keo đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2m, rộng 2,6m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt.
+ Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.
+ Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.
- Nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình chùa Keo:
+ Trong tác phẩm, học giả Nguyễn Văn Huyên có nhắc đến sự bảo lưu và đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống của người Việt, những n các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật tuy đã có sự đổi mới nhưng nó vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam.
+ Chùa Keo là một công trình kiến trúc văn hóa lâu đời của Việt Nam, trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Điều này cho thấy tinh thần truyền thống của Người Việt tuy có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được sự bảo lưu đến ngày nay.
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất Lưu ý: - mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm Thân đoạn: Tác giả năm sinh năm mất Cuộc đời sự nghiệp Thể loại Hoàn cảnh sáng tác Nội dung Nghệ thuật Kết đoạn Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam Tình cảm của em
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất
Lưu ý:
- mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm
Thân đoạn:
Tác giả năm sinh năm mất
Cuộc đời sự nghiệp
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
Kết đoạn
Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam
Tình cảm của em
Thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) có tác động như thế nào đến chiến lược toàn cầu của Mĩ?
A. Làm phá sản chiến lược toàn cầu
B. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu
C. Mở ra thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới
D. Tạo ra những mâu thuẫn trong lòng nước Mĩ
Đáp án B
Tiến hành chiến tranh Việt Nam (1954-1975) Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Nam Á để ngăn chặn làm sóng chủ nghĩa cộng sản tràn xuống phía Nam; làm bàn đạp để tấn công ra miền Bắc phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam. Tuy nhiên sự thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm phá sản mọi toan tính, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu, tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ.
Vẽ dùm mình gấp bài sơ lược mĩ thuật việt nam từ cuối thế ki xin đến năm 1954
Lập dàn ý nêu nhận xét về tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn GS.TS Trần Nho Thìn cho rằng: “Chinh phụ ngâm chính là tác phẩm đậm sắc thái nữ quyền của văn học Việt Nam trung đại” (Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, NXBGDVN, năm 2012, tr.431).
Bằng hiểu biết của mình về đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích Chinh phụ ngâm), anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
Dàn ý như sau nhé :
1. Giới thiệu chung :
- “Chinh phụ ngâm khúc” - bản chữ Hán của Đặng Trần Côn, bản chữ Nôm được cho là của Đoàn Thị Điểm - là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam, mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm là nỗi lòng của người phụ nữ có chồng ra trận đã lâu mà không rõ ngày trở về, qua đó cho thấy khát vọng hạnh phúc của con người trong xã hội cũ.
- Đoạn "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - tô đậm nỗi cô đơn lẻ bóng, nỗi sầu muộn triền miên và nỗi nhớ thương chồng da diết của nàng.
2. Phân tích đoạn trích:
- 8 câu đầu - nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ:
+ Thể hiện qua các hành động: một mình dạo hiên vắng, cuốn rèm nhiều lần, mong chim thước mách tin nhưng vô vọng -> tâm trạng rối bới, nỗi lo âu, khắc khoải thường trực trong lòng nàng.
+ Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa chinh phụ và ngọn đèn: ngọn đèn vô tri không thể san sẻ, làm vơi đi nỗi cô đơn sầu muộn của nàng mà còn tô đậm hơn cảnh ngộ đáng thương đến tội nghiệp ấy.
- 8 cầu tiếp - nỗi sầu muộn triền miên:
+ Thể hiện qua cách đếm thời gian "khắc giờ đằng đẵng như niên" - thời gian nhuốm màu tâm trạng.
+ Người chinh phụ càng cố thoát khỏi nỗi sầu lại càng sầu thêm: đốt hương hồn càng "mê mải", soi gương lại nước mắt đầm đìa, muốn tấu một khúc nhạc xua tan cái lạnh lẽo, yên ắng đến vô tận của không gian lại sợ đứt dây đàn, mang đến những điềm gở,.. -> Sự bế tắc đến tuyệt vọng của nàng. Đằng sau đó còn là khao khát hạnh phúc lứa đôi rất mãnh liệt.
- 8 câu cuối - nỗi nhớ thương chồng da diết:
+ 6 câu trên thể hiện trực tiếp nỗi nhớ thương chồng. Nỗi nhớ tràn ra không gian, lấp đầy khoảng cách nghìn trùng "nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời", nỗi nhớ trải dài theo thời gian "đau đáu nào xong". Khao khát sum họp, khao khát hạnh phúc lứa đôi bị dồn nén, đến đây bật ra thành câu hỏi vừa táo bạo vừa bất lực "Lòng này ... gửi tới non Yên"
+ 2 câu cuối: cảnh và người đồng điệu, thấm đãm nỗi buồn.
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật
+ Ngôn từ chọn lọc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
+ Kết hợp giữa lời kể và lời độc thoại nội tâm nhân vật tạo hiệu quả biểu đạt cao.
3. Đánh giá:
- Qua đoạn trích cần thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa; đề cao khát vọng hạnh phúc của con người.
Khẳng định tài năng của tác giả.
Hãy vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại toàn bộ nội dung của tiết học ( thể hiện trên giấy A4)
Mĩ thuật lớp 7
CHỦ ĐỀ 6: SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KIY XIX ĐẾN NĂM 1954
TIẾT 20: TÌM HIỂU MĨ THUẬT VIỆT NAM TỪ CUỐI THẾ KIY XIX ĐẾN NĂM 1954
Nêu một số hoạt động của mĩ thuật Việt Nam trong thời kì này.
* Giai đoạn 1 (từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930):
- Giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa và Pháp. Hội họa chưa có gì đáng kể ngoài vài tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Miến
- 1901 : xây dựng trường Mĩ nghệ Thủ Dầu Một.
- 1913 : trường Mĩ nghệ Trang trí và Đồ họa Gia Định.
- 1925 : trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương.
* Giai đoạn 2 (từ năm 1930 đến năm 1945):
- Hình thành phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.
- Chất liệu sơn dầu và sơn mài được sử dụng chủ yếu.
- Tác phẩm tiêu biểu: (1943) Thiếu nữ bên hoa huệ; (1944) Hai thiếu nữ và em bé của Tô Ngọc Vân; (1943) Em Thúy của Trần Văn Cẩn ...
* Giai đoạn 3 (từ năm 1945 đến năm 1954):
- Chủ yếu vẽ tranh cổ động và kí họa.
- Đề tài phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến.
- 1952 thành lập trường Mĩ thuật kháng chiến.
- Tác phẩm tiêu biểu: Trận tầm vu của Nguyễn Hiêm, Bác Hồ với các em thiếu nhi của Diệp Minh Châu…
Câu 1: - Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết vào ngày 20/7/1954
Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai.
- 1964, đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. cùng với nhân dân cả nước, các họa sĩ cũng tích cực tham gia sản xuất và ra sức chiến đấu.
- Các tác phẩm phản ánh sinh động khí thế xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
- Nền mĩ thuật phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, hình thành đông đảo các họa sĩ sáng tác.
Câu 2:
Sơn mài :
- Tác nước đồng chiêm – hs Trần Văn Cẩn
- Bình minh trên nông trang – hs Nguyễn Đức Nùng
- Tổ đổi công miền núi – hs Hoàng Tích Chù
- Trái tim và nồng sung – hs Huỳnh Văn Gấm...
Tranh lụa:
- Được mùa – hs Nguyển tiến Chung
- Ghé thăm nhà – hs Trọng Kiệm
- Về nông thôn sản xuất – hs Ngô Minh Cầu
- Bữa cơm mùa thắng lợi – hs Nguyễn Phan Chánh
- Làng sen núi- hs Nguyễn Thụ....
Tranh khắc gỗ:
- Mùa xuân – hs Nguyễn Thụ
- Mẹ con – hs Đình trọng Khang
- Ba thế hệ - hs Hoàng Trầm
- Ông cháu – hs Huy Oánh....
Sơn dầu:
- Một buổi cày – hs Lưu Công Nhân
- Đồi cọ - hs Lương Xuân Nhị
- Thanh niên thành đồng – hs Nguyễn Sáng
- Phố Hàng Mắm – hs Bùi Xuân Phái...
Màu bột:
- Đền voi phục – hs Văn Gíao
- Ao làng – hs Phan Thị Hà
- Mùa xuân trên bản – hs Trần Lưu Hậu...
Điêu khắc hiện đại :
- Chiến thắng Điện Biên Phủ - hs Nguyễn Hải
- Vót chông – hs Phạm Mười
Câu 3:
- Thông qua đề tài để tìm chủ đề. - Sơ thảo bằng bút chì. - Phác thảo bằng màu. - Vẽ tranh chính thức.Thảm, thảm, thảm, thảm tới mức không thể thảm hơn. Nghĩ gì mà lại phải tự hỏi tự trả lời vậy trời?
Từ 1954 đến 1975, các đời tổng thống Mĩ đã tiến hành ở Việt Nam những kiểu chiến tranh nào? Sự can thiệp của Mĩ vào Việt Nam từ 1954 đến 1975 đã để lại hậu quả gì? Theo em, Việt Nam sẽ ra sao nếu không có sự can thiệp của Mĩ vào miền Nam từ 1954 – 1975?
Từ 1954 đến 1975, các đời tổng thống Mĩ đã tiến hành ở Việt Nam những kiểu chiến tranh : Đơn Phương, Đặc biệt, cục bộ, Việt Nam hoá chiến tranh.
Sự can thiệp của Mĩ vào Việt Nam từ 1954 đến 1975 đã để lại hậu qủa : chia cắt Đất Nước ta,khiến nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, đời sống nhân dân khó khăn, mâu thuẫn trong tư tưởng vì 2 miền tồn tại 2 hình thức chính trị khác nhau, cản trở các vấn đề khác như đời sống, xã hội, chính trị, kinh tế
Nếu không có sự can thiệp của Mĩ vào miền nam, nước ta sẽ thống nhất về mặt lãnh thổ và cả nhà nước, từ đó tạo điều kiện cơ bản nhất để tiến lên phát triển các lĩnh vực khác
Sơ đồ tư duy mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
giúp mk na
mk cần gấp