Vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La năm nào?
Vua Lý Thái Tổ hạ Chiều dời kinh đô Hoa Lư ( nay thuộc tỉnh Ninh Bình ) về thành đại la và đổi tên Thăng Long (nay thuộc Thủ đô Hà Nội ) vào năm 1010.Hỏi đến năm nay ,Chiều dời đô vua Lý Thái Tổ đã được bao nhiêu năm ?
Vua Lý Thái Tổ đã rời đô số năm là:
2023-1010=1013(năm)
Vậy vua Lý Thái Tổ đã rời đô được 1013 năm
Vì \(\overline{abcd}\) vào thế kỷ XI nên \(\overline{abcd}=10\overline{cd}\)
mà \(\overline{abcd}\) chia hết cho 2,5
⇒ \(\overline{abcd}=10\overline{c}0\)
mà \(\overline{abcd}\) chia hết cho 101
⇒ \(\overline{abcd}=1010\)
Vậy Lý Thái Tổ dời đô vào năm 1010
Vua Lý Thái Tổ hạ Chiếu dời kinh đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long (nay thuộc Thủ đô Hà Nội) vào năm 1010. Hỏi đến năm nay, Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ đã được bao nhiêu năm?
Đến năm nay, Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ đã được số năm là:
2 022 – 1 010 = 1 012 (năm)
Đáp số: 1 012 năm
Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La?
-Vua thấy Đại La là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không ngập vì lũ lụt, muôn vật tốt tươi phong phú.
-Vua nghĩ, muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống âm no thì phải dời đô về vùng đất đồng bằng màu mỡ này.
Vì sao vua Lý Thái Tổ dời đô về đại la? giúp mình với ah
Tham khảo
Nhà Lý dời đô về Thăng Long ( đại la) vì :- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài, có đồng bằng rộng lớn, màu mỡ. - Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước
Vua Lý Thái Tổ Thăng Long ( đại la) vì :- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài, có đồng bằng rộng lớn, màu mỡ. - Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước
Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (đại la) vì :
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài, có đồng bằng rộng lớn, màu mỡ. (Tham khảo Chiếu dời đô)
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước
Lý Thái Tổ dời đô da Thành Đại La vào năm nào
TL:
Năm 1010
HT
1010 nha
hok
tốt nha
Lý Thái Tổ dời đô Thành Đại La về Thăng Long vào ngày 10/10/1010, lúc đó thủ đô của Việt Nam, Hà Nội được thành lập.
Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội). Theo sử cũ: “Khi thuyền đến dưới chân thành, có đám mây hình rồng vàng hiện lên, do đó vua đổi tên là Thăng Long" - nghĩa là rồng bay lên. Sự kiện dời đô này có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? Nhà Lý đã làm gì để xây dựng và phát triển đất nước? Hơn hai trăm năm nắm giữ vận mệnh dân tộc, nhà Lý đã lãnh đạo quân dân Đại Việt chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước như thế nào?
* Sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã mở ra thời kì phát triển mới cho nước nhà
* Những chính sách nhà Lý thực hiện để xây dựng và phát triển đất nước
- Về chính trị:
+ Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt, tổ chức lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
+ Vua đứng đầu nhà nước, giúp việc cho vua có các quan văn, quan võ
+ Cử người thân tín giữ những chức vụ quan trọng
+ Cả nước chia thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu, dưới lộ là huyện, hương, xã
- Về luật pháp:
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên ở Việt Nam
+ Các vua Lý cho đặt chuông trước điện Long Trì cho người dân kêu oan
- Về quân đội:
+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương
+ Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
- Về đối nội:
+ Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết dân tộc
+ Ban chức tước và gả công chúa cho các tù trưởng miền núi
- Về đối ngoại:
+ Triều đình chủ trương giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống và Chăm-pa
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
- Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống muốn gây chiến với Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước
- Sớm phát hiện âm mưu của nhà Tống, nhà lý đã chủ động chuẩn bị đối phó
- Tháng 10/1075: Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy - bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống
- Sau khi hạ thành Ung Châu, phá kho lương thực, ông cho quân rút về nước
- Sau khi về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến bên sông Như Nguyệt
- Tháng 1/1077, 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tiến vào nước ta nhưng bị chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt
- Cuối xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông lúc nửa đêm tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống hoang mang, tuyệt vọng
- Trước tình hình đó Lý Thường Kiệt chủ động giảng hóa, quân Tống rút về nước
Như vậy, dưới sựu lãnh đạo tài ba của mình, nhà Lý đã đánh bại quân xâm lược Tống, giữ vững nền độc lập, tự do của Đại Việt
Lý Thái Tổ dời đô về Đại La vào thời gian nào?
từ năm 1010
Vào mùa thu năm Canh Tuất 1010, với tầm nhìn chiến lược, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La (tức Thăng Long)
Câu 1. Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Câu 2. Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La vào năm?
Câu 3. Kể tên một số ngôi chùa thời Lý?
Câu 4. Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
Câu 5. Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Câu 6. Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước ?
Câu 7. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
Câu 8. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước ta là gì?
Câu 9. Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước?
Câu 10. Vị vua đầu tiên của nước ta là?
Câu 1: - Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
+ Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.
+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
+ Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.
Câu 2: - Vào mùa thu năm Canh Tuất 1010, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La (tức Thăng Long).
Câu 3: - Một số ngôi chùa thời Lý:
+ Chùa Trấn Quốc.
+ Chùa Một Cột.
+ Chùa Giạm.
+ Chùa Kim Liên.
Câu 4: - Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, khi thủy triều rút cọc sẽ đâm thủng thuyền giặc.
Câu 5: - Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì:
+ Đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
+ Đại La vốn là kinh đô xư cũ, buôn bán tấp nập, dân cư đông đúc, sản vật từ tứ xứ đổ về, vô cùng phong phú.
Câu 6: - Công lao của Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc lập của đất nước là:
+ Tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân.
+ Xóa bỏ tình trạng phân tán cát cứ.
+ Thống nhất đất nước, đưa nhân dân trở về quê hương sinh sống và sản xuất.
Câu 7: - Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh: Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được ủng họ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.
Câu 8: - Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (Nước Việt to lớn).
Câu 9: - Những việc làm để nhà Trần củng cố xây dựng đất nước:
+ Cải cách hành chính: chia cả nước thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, sau cùng là xã. Mỗi cấp đều có quan cai quản.
+ Các vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng trông coi việc nước.
+ Về pháp luật, nhà Trần cho đặt chuông lớn ở thểm cung điện để dân đến đánh khi có điều gì cầu xin hoặc bị oan ức.
+ Về quân đội, thời bình thì trai tráng ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
+ Về nông nghiệp, nhà Trần lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều, khuyến nông sứ chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất, đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang.
Câu 10: - Lý Bí – Lý Nam Đế là hoàng đế đầu tiên của nước ta.
Câu 1: - Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
+ Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.
+ Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.
+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.
+ Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.
Câu 2: - Vào mùa thu năm Canh Tuất 1010, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La (tức Thăng Long).
Câu 3: - Một số ngôi chùa thời Lý:
+ Chùa Trấn Quốc.
+ Chùa Một Cột.
+ Chùa Giạm.
+ Chùa Kim Liên.
Câu 4: - Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, khi thủy triều rút cọc sẽ đâm thủng thuyền giặc.
Câu 5: - Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì:
+ Đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
+ Đại La vốn là kinh đô xư cũ, buôn bán tấp nập, dân cư đông đúc, sản vật từ tứ xứ đổ về, vô cùng phong phú.
Câu 6: - Công lao của Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc lập của đất nước là:
+ Tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân.
+ Xóa bỏ tình trạng phân tán cát cứ.
+ Thống nhất đất nước, đưa nhân dân trở về quê hương sinh sống và sản xuất.
Câu 7: - Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh: Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được ủng họ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.
Câu 8: - Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt (Nước Việt to lớn).
Câu 9: - Những việc làm để nhà Trần củng cố xây dựng đất nước:
+ Cải cách hành chính: chia cả nước thành 12 lộ, dưới lộ là phủ, châu, huyện, sau cùng là xã. Mỗi cấp đều có quan cai quản.
+ Các vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng trông coi việc nước.
+ Về pháp luật, nhà Trần cho đặt chuông lớn ở thểm cung điện để dân đến đánh khi có điều gì cầu xin hoặc bị oan ức.
+ Về quân đội, thời bình thì trai tráng ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
+ Về nông nghiệp, nhà Trần lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều, khuyến nông sứ chăm lo, khuyến khích nông dân sản xuất, đồn điền sứ tuyển mộ người đi khẩn hoang.
Câu 10: - Lý Bí – Lý Nam Đế là hoàng đế đầu tiên của nước ta.
Mong bạn tick cho mik nha