Hoà tan m g Zn và Cu ( Zn chiếm 16,88% khối lượng) vào 140g dd HNO3 9% thu đc dd Y và 896ml khí NO
a. Tính m
b. Tính C% dd Y
Hoà tan hoàn toàn 11,9g hỗn hợp gồm Al và Zn vào 150g dd H2SO4 loãng, vừa đủ thu đc 8,96 lít khí
á)Tính % theo khối lượng mỗi kim loại
B) Tính nồng độ % dd H2SO4 phản ứng
a) Gọi số mol Al, Zn là a, b (mol)
=> 27a + 65b = 11,9 (1)
\(n_{H_2}=\dfrac{8,96}{22,4}=0,4\left(mol\right)\)
PTHH: 2Al + 3H2SO4 --> Al2(SO4)3 + 3H2
a----->1,5a----------------->1,5a
Zn + H2SO4 --> ZnSO4 + H2
b------>b------------------>b
=> 1,5a + b = 0,4 (2)
(1)(2) => a = 0,2 (mol); b = 0,1 (mol)
\(\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Al}=\dfrac{0,2.27}{11,9}.100\%=45,378\%\\\%m_{Zn}=\dfrac{0,1.65}{11,9}.100\%=54,622\%\end{matrix}\right.\)
b) nH2SO4 = 1,5a + b = 0,4 (mol)
=> mH2SO4 = 0,4.98 = 39,2 (g)
=> \(C\%_{dd.H_2SO_4}=\dfrac{39,2}{150}.100\%=26,133\%\)
hoà tan m gam hỗn hợp Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư thu được dd X, một kim loại khong tan, và 2,479 lít khí (đkc). Lấy toàn bộ lượng kim loại không tan thu được cho hoà tan vào x gam dd H2SO4 đặc nóng 98% thấy thu được 2,9748 lít khí SO2 (đkc) (sản phẩm khử duy nhất) a)PTHH b)tính m,x
a, \(Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2\)
\(Cu+2H_2SO_{4\left(đ\right)}\underrightarrow{t^o}CuSO_4+SO_2+2H_2O\)
b, Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{2,479}{24,79}=0,1\left(mol\right)\)
\(n_{Zn}=n_{H_2}=0,1\left(mol\right)\)
\(n_{SO_2}=\dfrac{2,9748}{24,79}=0,12\left(mol\right)\)
\(n_{Cu}=n_{SO_2}=0,12\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m=m_{Zn}+m_{Cu}=0,1.65+0,12.64=14,18\left(g\right)\)
Có: \(n_{H_2SO_{4\left(đ\right)}}=2n_{SO_2}=0,24\left(mol\right)\Rightarrow x=m_{ddH_2SO_4\left(đ\right)}=\dfrac{0,24.98}{98\%}=24\left(g\right)\)
Hòa tan hoàn toàn 4,55g kim loại Zn vào 200 mL dd HCl (khối lượng riêng là 0,8 g/ml), sau PƯ thu đc V lít khí (đktc) và dd X
a) Tính nồng độ mol dd HCl tham gia PƯ
b) Tính giá trị V
c) Cô cạn dd X hoàn toàn, tính khối lượng chất rắn còn lại
d) Cho dd X PƯ đủ với 200g dd AgNO3, thu đc ddY. Tính nồng độ % dd Y
(Cho Zn=65, Cl=35.5, H=1)
\(n_{Zn}=\dfrac{4,55}{65}=0,07(mol)\\ Zn+2HCl\to ZnCl_2+H_2\\ a,n_{HCl}=0,14(mol)\\ \Rightarrow C_{M_{HCl}}=\dfrac{0,14}{0,2}=0,7M\\ b,n_{H_2}=0,07(mol)\\ \Rightarrow V_{H_2}=0,07.22,4=1,568(l)\\ c,n_{ZnCl_2}=0,07(mol)\\ \Rightarrow m_{ZnCl_2}=0,07.136=9,52(g)\\ c,ZnCl_2+2AgNO_3\to 2AgCl\downarrow+Zn(NO_3)_2\)
\(m_{dd_{ZnCl_2}}=200.0,8+4,55-0,07.2=164,41(g)\\ n_{AgCl}=0,14(mol);n_{Zn(NO_3)_2}=0,07(mol)\\ \Rightarrow C\%_{Zn(NO_3)_2}=\dfrac{0,07.189}{164,41+200-0,14.143,5}.100\%=3,84%\)
1.Hoà tan 5.6g Fe trong dd HNO3 6.3% Vừa thu đc V lit khí NO (đktc). Tính kl HNO3 đã dùng và C% của dd muối thu đc
2.hòa tan hoàn toàn ag FeSO4. 7H2O trong Nước thu đc dd A. Dd A làm mất màu 200ml dd KMnO4 1M trong H2So4 dư. Tính a?
Bài 1:
Ta có: \(n_{Fe}=0,1\left(mol\right)\)
PT: \(Fe+4HNO_3\underrightarrow{t^o}Fe\left(NO_3\right)_3+NO+2H_2O\)
___0,1_____0,4_____0,1_______0,1 (mol)
\(\Rightarrow m_{HNO_3}=0,4.63=25,2\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{ddHNO_3}=\dfrac{25,2}{6,3\%}=400\left(g\right)\)
Ta có: m dd sau pư = mFe + m dd HNO3 - mNO = 5,6 + 400 - 0,1.30 = 402,6 (g)
\(\Rightarrow C\%_{Fe\left(NO_3\right)_3}=\dfrac{0,1.242}{402,6}.100\%\approx6,01\%\)
Bạn tham khảo nhé!
Bài 2 :
n KMnO4 = 0,2(mol)
$Mn^{+7} + 5e \to Mn^{+2}$
$Fe^{+2} \to Fe^{+3} + 1e$
Bảo toàn electron :
n FeSO4 = 5n KMnO4 = 0,2.5 = 1(mol)
n FeSO4.7H2O = n FeSO4 = 1(mol)
=> a = 1.278 = 278(gam)
Bài 1 :
n Fe = 5,6/56 = 0,1(mol)
Bảo toàn electron :
3n Fe = 3n NO
=> n NO = 0,1(mol)
n HNO3 = 4n NO = 0,4(mol)
=> m HNO3 = 0,4.63 = 25,2(gam)
=> m dd HNO3 = 25,2/6,3% = 400(gam)
Sau phản ứng :
n Fe(NO3)3 = n Fe = 0,1(mol)
m dd = 5,6 + 400 - 0,1.30 = 402,6(gam)
C% Fe(NO3)3 = 0,1.242/402,6 .100% = 6,01%
hoà tan 17,85 gam hỗn hợp Zn và ZnO vào V(mL) dd hcl 1,5M vừa đủ thu được dd X chứa 34gam chất rắn và x lít khí (đtc/24,79) a)PTHH b)tính khối lượng oxide hỗn hợp ban đầu c) tìm x,V
a, \(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)
\(ZnO+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2O\)
b, Ta có: 65nZn + 81nZnO = 17,85 (1)
Theo PT: \(n_{ZnCl_2}=n_{Zn}+n_{ZnO}=\dfrac{34}{136}=0,25\left(mol\right)\) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{Zn}=0,15\left(mol\right)\\n_{ZnO}=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow m_{ZnO}=0,1.81=8,1\left(g\right)\)
c, \(n_{HCl}=2n_{ZnCl_2}=0,5\left(mol\right)\) \(\Rightarrow V_{HCl}=\dfrac{0,5}{1,5}=\dfrac{1}{3}\left(l\right)=\dfrac{1000}{3}\left(ml\right)\)
\(n_{H_2}=n_{Zn}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow V_{H_2}=0,15.24,79=3,7185\left(l\right)\)
Hoà tan m gam kim loại na vào nc thu đc dd x và có khí thoát ra trung hoà dd x bằng 200 dd h2so4 1M
a, tính khối lượng kim loại cần dùng
b, tính thể tích khí thoát ra
PTHH: 2Na+2H2O=>2 NaOH+H2
nH2SO4=0,2mol
PTHH: 2NaOH+H2SO4=> Na2SO4+2H2O
0,4mol<-0,2mol
=> n NaOH=0,4mol
mà nNaOH=nNa=0,4mol
=> m Na =0,4.23=9,2g
nH2=1/2nNaOH=1/2.0,2=0,1mol
=> V H2=0,1.22,4=2,24ml
Cho 38,7 gam hỗn hợp kim loại Cu và Zn tan hết trong dd HNO3. Sau phản ứng thu được 8,96 lít khí NO (ở đktc) và không tạo ra NH4NO3. Tính khối lượng của mỗi kim loại?
\(n_{NO}=\frac{8,96}{22,4}=0,4mol\)
Đặt số mol của Cu, Zn là a, b
\(\rightarrow64a+65b=38,7\left(1\right)\)
Bảo toàn electron:
\(2n_{Cu}+2n_{Zn}=3n_{NO}\)
\(2a+2b=1,2\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow a=b=0,3\)
Khối lượng mỗi kim loại là: \(\hept{\begin{cases}m_{Cu}=0,3.64=19,2g\\m_{Zn}=0,3.65=19,5g\end{cases}}\)
Hòa tan M gam hỗn hợp Zn và Fe trong dd HCl dư thu đc 39g muối và 6,72 lít khí (đktc).
a. Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính nồng độ phần trăm của 200g dd HCl.