Những câu hỏi liên quan
Lâm Thị Bích
Xem chi tiết
Hàn Thất Lục
9 tháng 5 2017 lúc 20:01

Câu 1: Vì thực phẩm chế biến trong thời gian dài sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng.

+ Đun nấu lâu sẽ bị mất nhiều sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.

+ Rán lâu sẽ bị mất nhiều sinh tố, nhất là sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.

Câu 2:

+ Cho thức ăn vào luộc hay nấu khi nước sôi.

+ Khi nấu tránh khuấy nhiều.

+ Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.

+ Không nên dùng gạo xát quá trắng hoặc vo gạo kĩ khi nấu cơm.

+ Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất Vitamin B1.

Hàn Thất Lục
9 tháng 5 2017 lúc 20:30

Câu 4:

- Xây dựng thực đơn.

- Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.

- Chế biến món ăn.

- Bày bàn và thu dọn món ăn sau khi ăn.

Câu 3:

- Nhu cầu các thành viên trong gia đình.

- Điều kiện tài chính.

- Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm cho phù hợp.

- Sự thay đổi món ăn và hình thức trình bày.

Câu 5: Cái này thì tùy nhà cậu.

Còn nhà mình thì:

- Tiền lương, tiền thưởng.

- Tiền bán sản phẩm.

- Tiền lãi tiết kiệm.

- Tiền làm ngoài giờ.

Tuấn Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
16 tháng 12 2021 lúc 16:50

Vitamin

Sun Trần
16 tháng 12 2021 lúc 16:50

Chất dinh dưỡng trong thực phẩm dễ bị hao tổn nhiều trong quá trình chế biến là Vitamin 

Nguyễn Phương Mai
16 tháng 12 2021 lúc 16:51

Vitamin nha!

Nguyễn Thị Huyền Trâm
Xem chi tiết
Hồ Hoàng Long
Xem chi tiết
anime khắc nguyệt
1 tháng 5 2022 lúc 20:14

tham khảo++++1Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu: Protein: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của cơ thể con vật. Lipit: Cung cấp năng lượng. Gluxit: Cung cấp năng lượng.+++++++2 Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước.
2/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước.
3/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa.
4/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.
5/ Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.+++++++++3Thức ăn vật nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, chất khoáng, những sản phẩm hoá học… Trong đó vật nuôi ăn được, tiêu hóa và hấp thụ được để cung cấp năng lượng và các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đảm bảo duy trì các hoạt động sống và tạo ra sản phẩm.+++++++4- Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản có kết quả phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con của chúng . + Giai đoạn nuôi dưỡng: Phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đọan, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.+++++++++5Hướng chuồng : Nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam . Để có độ chiếu sang tương thích, chuồng hoàn toàn có thể làm kiểu một dãy hoặc kiểu chuồng hai dãy . * Tiêu chuẩn chuồng hợp vệ sinh Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp ( ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè ).++++++6– Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein: + Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thuỷ sản nước ngọt và nước mặn. + Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như giun đất, nhộng tằm. + Trồng xen canh, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.++++++++++++++++8* Mục đích của chế biến thức ăn:
- Khử bỏ chất độc hại. * Mục đích của dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

Huỳnh Kim Ngân
1 tháng 5 2022 lúc 20:26
bạn tham khảo nha

1.    Nêu các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi? Vai trò của thức ăn vật nuôi?

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi  

Protein: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của cơ thể con vật.

 Lipit: Cung cấp năng lượng.

 Gluxit: Cung cấp năng lượng.  

Nước: Chất hòa tan, chất vận chuyển, điều hòa thân nhiệt.  

Chất khoáng Ca,P,Na,Fe… Xây dựng các tế bào,cơ quan, hệ cơ quan.  

Vitamin A,B,D … Giúp cơ thể phát triển chống vi trùng gây bệnh,giúp tiêu hóa và giữ thăng bằng hệ thần kinh…  

-Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu :  + protein  + lipit  + gluxit  + nước  + khoáng và vitamin.  

– Mỗi loại thức ăn có tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng khác nhau .

vai trò:-Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con. Thức ăn còn cung cấp năng lượng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng

2.    Nêu các phương pháp chế biến thức ăn?

- Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt.

- Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh.

- Hấp, nấu (dùng nhiệt): đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu

- Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột.

- Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí. 

3.    Thức ăn vật nuôi là gì ? Nêu vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?   

 Thức ăn vật nuôi là những thức ăn có các thành phần dinh dưỡng như : nước , Prô-tê-in , Gluxit , Lipit , khoáng & vitamin .

 Vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi :

+ Tạo ra nguồn năng lượng cho vật nuôi hoạt động , duy trì thân nhiệt , tăng sức đề khác ,cho ra các sản phẩm ( thịt , trứng , sữa , da , ... )

 Cần cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để vật nuôi cho sản phẩm chất lượng cao . 

4.     Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản đạt kết quả, cần chú ý giai đoạn nào?   

- Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản có kết quả phải chú ý đến giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con của chúng .

+ Giai đoạn nuôi dưỡng: Phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng giai đọan, nhất là protein, chất khoáng và vitamin.

+ Giai đoạn nuôi con: Chăm sóc vận động, tắm chải hợp lí nhất là cuối giai đọan mang thai.

- Vì vật nuôi cái có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của đàn vật nuôi con.

5.     Em hãy trình bày tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh ? Khi xây dựng chuồng nuôi ta nên chọn hướng nào? Vì sao?

*Hướng chuồng : Nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam . Để có độ chiếu sang tương thích, chuồng hoàn toàn có thể làm kiểu một dãy hoặc kiểu chuồng hai dãy .

* Tiêu chuẩn chuồng hợp vệ sinh Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp ( ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè ).

6.    Nêu phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein?thức ăn thô? Gluxit?

 Phương pháp sản xuất ra thức ăn giàu protein (chất đạm)

  + Nuôi trồng thủy hải sản

  + Trồng xen,tăng vụ để có thêm nhiều cây và hạt đậu

  + Nuôi và tận dụng các nguồn thức ăn từ con vật như tằm,giun đất,...

- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit:

  + Luân canh

  + Xen canh

  + Gối vụ

⇔ Để có thể sản xuất ra nhiều ngô, khoai, sắn,lúa,...

- Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh:

  + Luân canh,xen canh,lối vụ để sản xuất ra nhiều lúa,ngôi,khoai,sắn.

  + Tận dụng các khoảng trống đất đai rộng rãi như vườn,mương để trồng thêm nhiều loại cỏ,rau xanh cho các con vật nuôi.

  + Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm,rạ,... 

7.    Thế nào là vật nuôi bị bệnh? Hãy phân biệt bệnh do yếu tố sinh học, lí học gây ra cho vật nuôi?

*Khái niệm, tác hại của bệnh  

-Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn các chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm năng suất và giá trị kinh tế của vật nuôi. 

*Nguyên nhân sinh ra bệnhCó 2 nguyên nhân sinh ra bệnh: 

-Yếu tố bên trong (di truyền) 

-Yếu tố bên ngoài 

+Cơ học ( chấn thương) 

+Lí học (nhiệt độ cao...) 

+Hóa học (ngộ độc) 

+Sinh học (bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm) 

8.    Nêu mục đích dự trữ và chế biến thức ăn vật nuôi.

* Mục đích của chế biến thức ăn:

- Làm tăng mùi vị

- Tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều

- Dễ tiêu hóa

- Làm giảm bớt khối lượng

- Giảm độ thô cứng

- Khử bỏ chất độc hại.

* Mục đích của dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.

chúc bạn học tốt nha.

nguyen huu xuan ngoc
Xem chi tiết
nguyen ngoc minh thy
16 tháng 4 2016 lúc 10:43

- Có 3 nguyên tắc:

+ Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.

+ Thực đơn có đủ các loại món chính theo cơ cấu của bữa ăn.

+ Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.

- Các bữa ăn trong ngày được phân chia như sau:

+ Khoảng cách giữa các giữa ăn là từ 4 đến 5 giờ.

+ Bữa sáng: ăn vừa phải, ăn đủ năng lượng.

+ Bữa trưa: ăn nhanh, ăn đủ chất.

+ Bữa tối: tăng khối lượng các món ngon lành, bổ sung rau, củ, quả.

- Để bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn cần lưu ý:

+ Cho thức ăn vào luộc hay nấu khi nước sôi.

+ Khi nấu tránh khuấy nhiều.

+ Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.

+ Không nên dùng gạo xát quá trắng hoặc vo gạo kĩ khi nấu cơm.

+ Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất vitamin B1.

Đàm Thanh Ngọc
Xem chi tiết
︵✰Ah
3 tháng 2 2021 lúc 9:34

-  Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.-  Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.Những điểm cần lưu ý khi chế biến món ăn:-  Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.-  Khi nấu tránh khuấy nhiều.-  Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.-  Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ gạo khi nấu cơm.-  Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1.

Điệp Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Duy Quang
Xem chi tiết

câu 1 :

Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm, ta phải:

 - Các loại thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh.

 - Các thực phẩm đóng hộp, có bao bì... phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì.

 - Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống ( rau, quả ) với thực phẩm cần nấu chín ( thịt, cá ). 

Khách vãng lai đã xóa

câu 3 


-  Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.

-  Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.

Những điểm cần lưu ý khi chế biến món ăn:

-  Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.

-  Khi nấu tránh khuấy nhiều.

-  Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.

-  Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ gạo khi nấu cơm.

-  Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Minh
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
27 tháng 4 2016 lúc 20:16

-Vì làm như vậy sẽ giự được thực phẩm lâu hơn,giúp cho thực phẩm đảm bảo vệ sinh và đảm bảo giá trị dinh dưỡng của thực phẩm .

-Trong nước:B,C,PP

Trong chât béo:A,D,E,K

-Có các biện pháp sau

+Lớp vỏ cám của gạo có nhìu vitamin nhóm B ,vì thế không nên sát gạo trắng quá và không vo gạo quá kĩ khi nấu cơm .

+Tính lượng nước vừa đủ khi nấu cơm để không phải chăt sbor bớt nước cơm ,hạn chế mất vitamin B1.

.......

-Cần

+Không nên rán quá lâu

+Không rán ở nhiệt độ quá cao

+Không nên đun nấu lâu.

....

-Cần

+Sơ chế thực phẩm thật sạch

+Nấu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm thực phẩm bị biến đổi hoặc phá hủy.

+Bảo quản ở đúng nơi

+nấu xong nên ăn ngay ko dể hâm lại thức ăn nhìu lần

+Không đun ở nhiệt độ quá cao,tránh làm cháy thực phẩm,ảnh hưởng đến mùi,vị,mất chât dinh dưỡng và còn sản sinh chât độc

 

Âu Dương Linh Nguyệt
14 tháng 3 2017 lúc 20:14
Lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm nhằm giảm hao hụt chất dinh dưỡng Cập nhật ngày: 03/06/2015 10:23:54 | Lượt xem: 10559 Một chế độ dinh dưỡng tốt, đầy đủ không chỉ là chọn thực phẩm gì, món ăn gì hay số lượng thực phẩm mà còn phải được tính tới hàm lượng các chất dinh dưỡng được đưa vào trong cơ thể. Để đạt được điều đó, việc đảm bảo các chất dinh dưỡng trong thực phẩm đã chọn, trong món ăn đã nấu không bị hao hụt hoặc hao hụt ít nhất cần được quan tâm và tính toán. Điều này, đòi hỏi các bà nội trợ, các đầu bếp phải biết lựa chọn những thực phẩm an toàn, có ích cho sức khỏe, chế biến thành những món ăn lành mạnh, giữ gìn lượng chất dinh dưỡng trong món ăn, sao cho món ăn khi vào cơ thể được hấp thu tối đa dưỡng chất.

Ảnh minh họa chế biến thực phẩm
1. Lựa chọn thực phẩm:

Trước hết, phải bàn tới việc lựa chọn thực phẩm như thế nào, bảo quản như thế nào để đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm. Việc lựa chọn thực phẩm phải chú ý tới tính tươi, ngon (thực phẩm tươi sống), đủ thành phần dinh dưỡng (thực phẩm qua chế biến), bên cạnh đó là tính an toàn, không nhiễm hóa chất, ít chất bảo quản. Có nhiều nhóm thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày, tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm có những cách lựa chọn phù hợp:

Nhóm ngũ cốc nguyên hạt như gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen và nhóm hạt cung cấp chất béo như lạc, vừng…: Hạt phải khô, không bị ẩm mốc, các hạt đều nhau, trong, không đục, màu sắc tự nhiên không bị biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt giòn, không vỡ vụn. Ngửi mùi có mùi thơm đặc trưng. Nhóm thịt: thịt lợn, thịt gà, thịt bò…: Miếng thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước. Nhóm cá, hải sản: vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường. Mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu tía. Cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ. Các hải sản nên mua khi chúng còn sống, không mua hải sản đã bị ôi . Nhóm rau: Rau củ tươi là rau củ không héo, màu xanh hoặc màu đặc trưng mà không bị biến dạng. Cánh lá cứng cáp, không mềm, thân cây rau không có nhớt. Cuống lá rau phải còn xanh, cứng. Nhóm quả: chọn quả không bị nứt, vỏ không thủng, quả không dập nát, lõi cành bên trong màu xanh, thơm mùi nhựa. Không chọn quả khô, héo, quắt, thâm dập chuyển màu. Nên chọn thực phẩm theo mùa. Nhóm sữa và chế phẩm sữa như sữa tươi, sữa tiệt trùng, phomat…: cần chọn sản phẩm có ghi đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng. Sản phẩm màu đặc trưng, không chuyển màu, có mùi thơm của sữa. Nhóm thực phẩm qua chế biến như giò, chả, thịt hun khói, đồ đông lạnh…: cần chọn sản phẩm có thương hiệu, cơ sở sản xuất uy tín, đầy đủ nhãn mác, thành phần dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.

2. Bảo quản và sơ chế thực phẩm

Các thực phẩm sau khi lựa chọn, mua về, cần chú ý tới việc bảo quản , nhất là các thực phẩm chưa được chế biến ngay. Việc bảo quản các thực phẩm đã chọn phù hợp với từng nhóm thực phẩm, điều này sẽ giúp cho việc giữ - không bị mất các chất dinh dưỡng của thực phẩm, đồng thời đảm bảo độ tươi, ngon khi chế biến món ăn. Đối với nhóm tươi sống như rau, quả thì cần bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát. Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Nhóm trứng, sữa cần để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhóm ngũ cốc hạt cần để nơi thoáng, khô ráo, tránh ẩm.

Một số thực phẩm khi để đông lạnh, nhiệt độ thấp sẽ ức chế các enzym phá hủy chất dinh dưỡng và vitamin như rau, quả, trứng, sữa, do đó không nên để các thực phẩm này tại ngăn đông lạnh.

Tham khảo về nhiệt độ và thời hạn cần thiết để bảo quản một số loại thực phẩm

Thực phẩm

Nhiệt độ bảo quản (oC)

Thời gian lưu giữ sau khi mua

0-3

3 ngày

Cua, tôm, sò

0-3

2 ngày

Thịt các loại

0-3

3-5 ngày

Thịt xay

0-3

2-3 ngày

Thịt đã được chế biến

0-3

2-3 tuần

Gia cầm

0-3

3 ngày

Nước trái cây

0-7

1-2 tuần

Sữa tươi

1-7

5-7 ngày

Kem

1-7

5-7 ngày

Phô mai

0-7

thường 1-3 tháng

0-7

8 tuần

Dầu, mỡ

2-7

6 tháng

Bơ thực vật (margarine)

2-7

6 tháng

Thịt để ngăn lạnh

0-3

Không dùng khi quá hạn

Thức ăn thừa

0-3

3-5 ngày

(trích từ tài liệu của Viện Quốc tế về Đồ ướp lạnh, 1986)

Việc sơ chế các thực phẩm cũng cần được lưu ý trong quá trình chế biến thực phẩm. Việc sơ chế không đúng cách, không phù hợp với đặc điểm thực phẩm cũng sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và thay đổi đặc tính thực phẩm. Đối với nhóm rau, nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan vào trong nước. Đối với nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch, không nên gọt quá sâu phần vỏ, vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở ngay lớp vỏ. Đối với nhóm thịt cá tươi, cần rửa sạch dưới vòi nước, không ngâm lâu tránh thực phẩm bị trương, rữa. Nếu cần phải rã đông thực phẩm đông lạnh, nên để rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng để đảm bảo giữ lại chất dinh dưỡng. Lưu ý, tất cả các nhóm thực phẩm tươi, sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế. Sơ chế xong, để thời gian quá lâu cũng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng, như rau quả thái nhỏ để lâu sẽ làm mất vitamin C, beta-caroten….

3. Chế biến thực phẩm

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đánh giá về khả năng giữ được các chất dinh dưỡng qua cách chế biến món ăn. Trong số các cách chế biến món ăn, thì cách ăn tươi sống hoặc hấp được cho là tốt hơn cả vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm, trong khi cách chế biến theo kiểu luộc/hầm, nướng/rang, rán/chiên lại làm mất chất dinh dưỡng.

Ăn sống, trộn salad: đây được xem là cách ăn giữ được nguyên giá trị các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Những món ăn này chỉ áp dụng với những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những thực phẩm thực sự tươi ngon. Tuy nhiên, cần chú ý chỉ sơ chế đồ ăn sống ngay trước khi ăn, tránh để quá lâu mà mất chất dinh dưỡng. Hấp: Đây cũng được coi là một trong những cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn. Cần đảm bảo đủ nhiệt và đủ thời gian cho thực phẩm chín vừa, không để quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng khi đun ở nhiệt độ cao. Cần ăn ngay khi các món ăn vừa nấu xong. Luộc và hầm: Thực phẩm chế biến theo cách này thường bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, bạn nên giới hạn lượng nước, thời gian khi luộc (hầm) và nhiệt độ khi đun. Nên sử dụng cả nước luộc/hầm để ăn hoặc tận dụng để chế biến thành món ăn khác. Nên dùng nồi áp suất để hầm, vì đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước. Nướng và rang: Đây là hai phương pháp dùng nhiệt độ để làm khô và chín thực phẩm. Để hạn chế sự mất chất dinh dưỡng nên sử dụng nướng thực phẩm với lò nướng chuyên dụng. Rán/chiên: các thực phẩm khi chiên/rán ở nhiệt độ cao thường bị mất chất dinh dưỡng, bên cạnh đó nếu chiên/rán không đúng cách có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe.

Đối với chế biến thực phẩm, có 3 qui tắc giúp thực phẩm hạn chế bị hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến:

Giảm lượng nước sử dụng trong nấu ăn: trong các cách chế biến thì hấp tốt hơn luộc, nướng tốt hơn rán. Giảm thời gian nấu ăn: do nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt, dễ bị phá hủy trong quá trình nấu, nên cần lưu ý thời gian nấu để tránh thất thoát chất dinh dưỡng. Ví dụ có thể đậy vung khi đun nấu để giúp thực phẩm chín nhanh, giảm thời gian thực phẩm bị tiếp xúc quá lâu với nhiệt. Giảm diện tích bề mặt của thực phẩm đó được tiếp xúc với không khí: nên cắt rau củ thành miếng to để làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí, từ đó giữ được nhiều dinh dưỡng hơn. Nên nghiền và xay nhỏ thức ăn sau khi đã nấu chín, không nên nghiền xay trước khi nấu.

Đối với mỗi loại thực phẩm, nếu biết cách lựa chọn cách chế biến phù hợp sẽ làm giảm tối thiểu lượng các chất dinh dưỡng bị hao hụt của thực phẩm và hạn chế tạo ra các chất bất lợi cho sức khỏe:

Đối với chất đạm (protein): Khi nướng, rán các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Do đó với các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ trên 70oC, tốt nhất là 100oC để nấu chín và diệt khuẩn. Đối với chất béo (lipid): Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, aldehyt rất có hại đối với cơ thể. Tránh sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao. Đối với nhóm vitamin: Về cơ bản, các vitamin bị tác động bởi nhiệt, còn các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Đối với nhóm vitamin (gồm vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu) thì giữa thực phẩm sống và thực phẩm sau chế biến thì có hàm lượng thường không giống nhau, do nhóm vitamin thường bị hao hụt bởi nhiệt, không khí, nước, chất béo. Một số nghiên cứu cho thấy lượng vitamin mất do quá trình nấu nướng: vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20%. Đối với nhóm khoáng chất: Các chất khoáng (canxi, phospho, kali, magiê...) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy, khi ăn, nên ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.

Tham khảo về yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi hàm lượng vitamin trong quá trình chế biến:

Vitamin

Nhiệt độ

Không khí

Nước

Chất béo

Vitamin A

x

x

x

Vitamin D

x

Vitamin E

x

x

x

Vitamin C

x

x

x

Vitamin B1

x

x

Vitamin B2

x

Vitamin B6

x

x

x

Folate

x

x

Vitamin B12

x

x

Biotin

x

Pantothenic acid

x

(trích từ tài liệu “American Dietetic Association Complete Food and Nutrition Guide”, 2012)

Tóm lại, thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thì lại có thể là nguồn gây bệnh; thực phẩm không biết cách lực chọn, bảo quản, chế biến thì có thể đã bị hao hụt chất dinh dưỡng, không còn chất dinh dưỡng. Việc chọn lựa, bảo quản, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh và đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn, nhằm hỗ trợ giảm mắc các bệnh, cải thiện sức khỏe