Những câu hỏi liên quan
Thị Yến Nhi Phạm
Xem chi tiết
Despacito
26 tháng 12 2017 lúc 21:09

mình hướng dẫn nhé

a) sử dụng hệ thức lượng trong \(\Delta\) vuông. Đây là tính cạnh

còn tính góc thì sử dụng hệ thức giữa cạnh và góc 

áp dụng công thức là làm đc đấy mà

b) sử dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau rồi xét \(\Delta\)có tia phân giác đồng thời là đường cao, đường trung trực

c) chứng minh tiếp tuyến ta chứng minh \(\Delta\)vuông 

d) mình chưa nghĩ ra nhưng chắc là sử dụng hệ thức lượng quy về \(\Delta\)

vuông 

Dark Knight Rises
Xem chi tiết
Channel Gamer For YT
Xem chi tiết
Minh tú Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
24 tháng 10 2021 lúc 11:39

a, ^BAC = 900 ( điểm thuộc đường tròn nhìn đường kính ) 

Theo Pytago tam giác ABC vuông tại A

\(AC=\sqrt{BC^2-AB^2}=\sqrt{4R^2-R^2}=\sqrt{3}R\)

sinB = \(\frac{AC}{BC}=\frac{\sqrt{3}R}{2R}=\frac{\sqrt{3}}{2}\Rightarrow\)^B = 600

Vì ^C ; ^B phụ nhau => ^C = 900 - 600 = 300 

b, Vì AH là đường đường cao với D thuộc AH 

=> AD vuông BC (1) 

Vì AD vuông BC => AH = HD (2) 

Từ (1) ; (2) suy ra BC là đường trung trục AD 

Vì BC là đường trung trực => AC = AD 

=> tam giác ACD cân => ^CAD = ^CDA (3) 

Xét tam giác AHC vuông tại H có ^HAC và ^C phụ nhau 

=> ^HAC = 900 - 300 = 600 (4) 

Từ (3) ; (4) suy ra tam giác ADC đều 

c, ^ABC = 1/2 sđ cung AC ( góc nội tiếp chắn cung AC ) 

^CBD = 1/2 sđ cung CD ( góc nội tiếp chắn cung CD ) 

mà BC là đường trung trực nên AH = HD và BC vuông AD 

=> C là điểm chính giữa cung AD => cung AC = cung CD (5) 

Lại có ^AOC = 1/2 sđ cung AC ( góc ở tâm ) => ^AOC = ^ABC = 1/2 sđ cung AC 

^COD = 1/2 sđ cung CD ( góc ở tâm ) => ^COD = ^CBD = 1/2 sđ cung CD

Lại có (5) suy ra ^AOC = ^COD 

Xét tam giác OAE và tam giác ODE 

OA = OD = R 

OE _ chung 

^AOE = ^EOD ( cmt ) 

Vậy tam giác OAE = tam giác ODE 

=> ^OAE = ^ODE = 900

=> OA vuông AE 

Vậy AE là tiếp tuyến của đường tròn (O) 

d, bạn tính lần lượt EB ; CH ; BH ; EC xong nhân vào là ra nhé 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Quang Minh
Xem chi tiết
Nhật Nguyễn
27 tháng 4 2021 lúc 12:22

Ai giả câu c bài 2 đi ạ khó quá 

Quốc Huy
Xem chi tiết
Lấp La Lấp Lánh
25 tháng 10 2021 lúc 12:29

a) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}BD=AD\\CE=AE\end{matrix}\right.\)(t/c 2 tiếp tuyến cắt nhau)

\(\Rightarrow BD+CE=AD+AE=ED\)

b) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{AOD}=\widehat{BOD}=\dfrac{1}{2}\widehat{AOB}\\\widehat{AOE}=\widehat{EOC}=\dfrac{1}{2}\widehat{AOC}\end{matrix}\right.\)(t/c 2 tiếp tuyến cắt nhau)

\(\Rightarrow\widehat{DOE}=\widehat{AOD}+\widehat{AOE}=\dfrac{1}{2}\left(\widehat{AOB}+\widehat{AOC}\right)=\dfrac{1}{2}.180^0=90^0\)

(Do \(\widehat{AOB},\widehat{AOC}\) là 2 góc kề bù)

c) Gọi K là trung điểm DE

Ta có: \(DB\perp BC,EC\perp BC\Rightarrow BD//EC\)

\(\Rightarrow BDEC\) là hình thang

Ta có: Tam giác ABC vuông tại A nội tiếp đường tròn (O)

=> O là trung điểm cạnh huyền BC

Xét hthang BDEC có:

O là trung điểm BC(cmt)

K là trung điểm DE(cách vẽ)

=> OK là đường trung bình

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}OK//EC\\OK=\dfrac{1}{2}\left(BD+EC\right)\end{matrix}\right.\)\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}OK=\dfrac{1}{2}DE=DK\\OK\perp BC\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}O\in\left(K\right)\\OK\perp BC\end{matrix}\right.\) => BC là tiếp tuyến đường tròn (K)

 

Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Trần Phúc Khang
10 tháng 6 2019 lúc 17:24

Em không vẽ được hình, xin thông cảm

a, Ta có góc EAN=  cungEN=cung EC+ cung EN

Mà cung EC= cung EB(E là điểm chính giữa cung BC)

=> góc EAN=cungEB+ cung EN=góc DFE (tính chất góc ở giữa)

=> tam giác AEN đồng dạng tam giác FED

Vậy tam giác AEN đồng dạng tam giác FED

b,Ta có EC=EB=EM

Tam giác EMC cân tại E => EMC=ECM

 MÀ EMC+AME=180, ECM+ABE=180

=> AME = ABE

=> tam giác ABE= tam giác AME

=> AB=AM => tam giác ABM cân tại A

Mà AE là phân giác => AE vuông góc BM

CMTT => AC vuông góc EN

MÀ AC giao BM tại M

=> M là trực tâm tam giác AEN

Vậy M là trực tâm tam giác AEN

c,  Gọi H là giao điểm OE với đường tròn (O) (H khác E) => O là trung điểm của EH

Vì M là trực tâm của tam giác AEN

=> \(EN\perp AN\)

Mà \(OI\perp AN\)(vì I là trung điểm của AC)

=> \(EN//OI\)

MÀ O là trung điểm của EH

=> I là trung điểm của MH (đường trung bình trong tam giác )

=> tứ giác AMNH là hình bình hành 

=> AH=MN

Mà MN=NC

=> AH=NC

=> cung AH= cung NC

=> cung AH + cung KC= cung KN

Mà cung AH+ cung KC = góc KMC(tính chất góc ở giữa 2 cung )

NBK là góc nội tiếp chắn cung KN

=> gócKMC=gócKBN

Hay gócKMC=gócKBM

=> CM là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác MBK( ĐPCM)

Vậy CM là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác BMK

zZz Cool Kid_new zZz
10 tháng 6 2019 lúc 20:32

Anh Khang nè,e cung cấp hình nha:3

Trần Phúc Khang
10 tháng 6 2019 lúc 20:34

Cảm ơn bạn

LuKenz
Xem chi tiết
LuKenz
Xem chi tiết