Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 7:19

Tham khảo!

Nhân vật: Quang Trung-Nguyễn Huệ, Nguyễn Văn Tuyết, Bắc Bình Vương, Nguyễn Nhạc, Hàm Hổ hầu, Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống

Sự kiện lịch sử: 

Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh 

Trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa 

Sự bỏ chạy của các vua Lê 

Bình luận (0)
Người Già
13 tháng 9 2023 lúc 7:19

- Nhân vật lịch sử: Vua Quang Trung, Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Thiếp, Hám Hồ Hầu, Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Ngô Thì Nhậm, Sầm Nghi Đống, Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống,…

- Sự kiện lịch sử:

+ Tháng 11/1788: Quân Thanh sang xâm lược nước ta

+ Ngày 25 tháng Chạp năm 1788, Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung.

+ Tối 30 tháng Chạp lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

+ Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu 1789, vua Quang Trung tới làng Hà Hồi, lặng lẽ vây kín làng.

+ Mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đền Ngọc Hồi.

=> Quân Thanh đại bại.

Bình luận (0)
nguyễn thị ngọc nga
Xem chi tiết
lê huân
28 tháng 11 2018 lúc 22:44

Sao chép:

- Chọn các ô cần sao chép ( hoặc di chuyển)

- Chọn lệnh Copy ( di chuyển thì chọn lệnh Cut)

- Di chuyển tới nơi cần sao chép ( hoặc di chuyển) và chọn lệnh Past

Bình luận (0)
Thơm Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
21 tháng 12 2021 lúc 21:47

Câu 1: B

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
15 tháng 9 2023 lúc 0:05

Tác dụng: làm nổi bật lên cái hay, cái đẹp của tiếng suối trong thơ của Bác.

=> Tiếng suối của Bác thể hiện một tâm hồn đẹp của người thi sĩ.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 16:11

a, Biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động

→ Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời làm nổi bật được sự chuyển động có nhịp, có linh hồn của sự vật thiên nhiên.

- Câu hỏi tu từ:

→ Tác dụng: câu văn hấp dẫn, giàu giá trị gợi hình gợi cảm.

b, Biện pháp tu từ: nhân hóa: con ong siêng năng

→ Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời làm cho hình ảnh của con ong trở nên sinh động như một con người đang làm việc chăm chỉ, cần mẫn

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
15 tháng 9 2023 lúc 10:38

Bài tham khảo:

Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ “Qua đèo Ngang” tiêu biểu cho phong cách ấy.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được sáng tác khi tác giả vào Phú Xuân (Huế) nhận chức và đi qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú với cấu trúc đề, thực, luận kết.

Chỉ 8 câu thơ nhưng nó đã diễn tả được hết cái thần thái, cái hồn của cảnh vật cũng như của con người khi đứng trước cảnh trời núi hiu quạnh và lòng người man mác như thế này. Hai câu đề gợi lên trước mắt người đọc khung cảnh hoang sơ nơi đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, lá chen hoa

Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ "bóng xế tà". Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Trong ca dao, dân ca, chúng ta vẫn bắt gặp thời điểm chiều tả để đặc tả nỗi buồn không biết bày tỏ cùng ai. Mặt trời xuống núi, hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này.

Cảm giác cô đơn, lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá đang quấn quýt lấy nhau, bám chặt nhau để sống, sinh sôi.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hiu quạnh của đèo Ngang.

Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn. Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy:

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe văng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quạnh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương.

Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt. Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm:

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chồn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.

Bình luận (0)
Sơn Khuê
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
26 tháng 3 2019 lúc 17:55

Tương phản:

Cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn , vất vả căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê

Ngược lại

Cánh quan phủ cung nha lại , chánh tổng đang lao vào cuộc đánh tổ tôm , trong khi đáng lí ra họ phải là những ông quan phu mẫu đứng chịu sào

Tăng tiến:

Phép tăng tiến đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi. Phép tăng tiến cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét.
Bình luận (1)
B.Thị Anh Thơ
26 tháng 3 2019 lúc 17:45

Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, "dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: "Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi". Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên.
Trong lúc "lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn" thì các ngài quan phụ mẫu hộ đê thưa rằng "đang ở trong đình kia…”, đình ấy cũng ở trên đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Phải chăng các ngài đang ngồi bàn kế sách. Không đâu, được thế thì mang cho dân quá. "Trên sập… có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi". Thế nhưng không phải ngài đang chỉ đạo mà là ngài đang… đóng cái bàn tổ tôm. Ở cái chiếu bạc ấy, thêm nữa còn có đủ mặt các ông tai to mặt lớn: thầy đề, đội nhất, thông nhì, lại thêm quan chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài nữa. Các vị "phụ mẫu" đều ngồi hết cả ở đây, thế thì ở ngoài kia lũ con cháu cứ tha hồ mà kêu mà khóc.
Chiếu bạc vững yên và nghiêm trang lắm. Ngoài đánh tổ tôm, các ngài còn hút sách ăn uống, hầu hạ và vân vân còn bao nhiêu thứ nữa. Trong khi đó ngoài kia mưa gió cứ ầm ầm, dân phu thì rối rít.
Phạm Duy Tốn hành văn rất tự nhiên. Ông cứ tả, vừa tả vừa chêm xen hai cảnh cứ như là những lời nhắc nhở rất nhỏ thôi. Ấy vậy mà, người đọc cứ thấy rạo rực cứ run lên vì lo cho tính mệnh của bao người đang ôm lấy thân đê và cũng vì thế mà càng căm ghét lũ quan tham vô trách nhiệm.
Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói "Bẩm có khi đê vỡ!". Thế nhưng"ngài cau mặt gắt rằng: mặc kệ!". Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào "Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!". Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả,thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy.
Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.

Bình luận (1)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
13 tháng 9 2023 lúc 19:33

Tác hại của bệnh sĩ: Khiến con người ta luôn chạy đua với thành tích, luôn muốn mình cao siêu hơn, nổi bật hơn mọi người. Con người dễ ảo tưởng về thành tựu mình đạt được.

Bình luận (0)
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 18:59

Tham khảo!

"Bệnh sĩ" là một trong những hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xuất hiện ở rất nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu chung lại thì chúng đều gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của xã hội. "Bệnh sĩ" khiến con người ta luốn chạy đua với thành tích, luôn muốn mình cao siêu hơn, nổi bật hơn mọi người. Họ sẵn sàng nói dối, làm sai, làm tắt, không quan tâm kết quả chỉ để thể hiện bản thân rất giỏi, rất tài, hơn người. Ví dụ như nhiều người lương ba cọc ba đồng nhưng lên mạng muốn được mọi người tung hô, sẵn sàng bỏ số tiền lớn thậm chí là đi vay mượn với giá cắt cổ để mua sắm hàng hiệu, để đi du lịch, để khoe ảnh... Và cái giá phải trả là sự nợ nần, túng quấn khiến họ sẵn sàng làm liều. Nhiều người sẵn sàng đi ăn trộm, một số khác là cướp và một số lại tự sát. Tất cả, đều khiến trật tự xã hội bị sáo trộn.

Bình luận (0)