Cho a,b,c>0tm:a+b+c=1 Tìm GTNN
P=\(a+\sqrt{ab}+\sqrt[3]{abc}\)
@Lightning Farron,@Akai Haruma
chứng minh rằng : \(\left(\sqrt[3]{3+2\sqrt{2}}+\sqrt[3]{3-3\sqrt{2}}\right)^8\ge3^6\)
@Akai Haruma , @Lightning Farron
Đặt A = \(\sqrt[3]{3+2\sqrt{2}}+\sqrt[3]{3-2\sqrt{2}}\)
\(\Rightarrow\sqrt[3]{3+2\sqrt{2}}+\sqrt[3]{3-3\sqrt{2}}< A\)
\(A^3=3+2\sqrt{2}+3-2\sqrt{2}+3\sqrt[3]{9-8}=9\)
\(\Rightarrow A^8=\left(A^3\right)^2.A^2=9^2.\left(\sqrt[3]{9}\right)^2=3^4.\sqrt[3]{81}=3^5.\sqrt[3]{3}< 3^6\)
\(\Rightarrow\sqrt[3]{3+2\sqrt{2}}+\sqrt[3]{3-3\sqrt{2}}< A< 3^6\)
......... Kaito Kid ........
Cho A=\(\left (\frac{2-\sqrt[3]{4x}}{x-\sqrt[3]{2x^2}} \right ):\left ( \sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{x} \right )-\frac{1}{\sqrt[3]{x}}\) với \(x\ne0,-2\)
Tìm \(x\in Z\)để A\(\in Z\)
@Akai Haruma,@Lightning Farron
Cho 3 số thực dương a,b,c tm:a+b+c=3
Tìm GTLN của \((a^2-ab+b^2)(b^2-bc+c^2)(a^2-ca+c^2)\)
@Akai Haruma,@Lightning Farron giúp mình
Vậy làm theo đề đã sửa nhé.
Lời giải:
Không mất tính tổng quát. Giả sử \(a\geq b\geq c\geq 0\)
Khi đó: \(\left\{\begin{matrix} b^2-bc+c^2=b^2+c(c-b)\leq b^2\\ a^2-ca+c^2=a^2+c(c-a)\leq a^2\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow P=(a^2-ab+b^2)(b^2-bc+c^2)(c^2-ca+a^2)\)
\(\leq (a^2-ab+b^2)a^2b^2\)
Áp dụng BĐT AM-GM ngược dấu ta có:
\(P\leq a^2b^2(a^2-ab+b^2)=\frac{4}{9}.\frac{3ab}{2}.\frac{3ab}{2}(a^2-ab+b^2)\)
\(\leq \frac{4}{9}\left(\frac{a^2-ab+b^2+\frac{3ab}{2}+\frac{3ab}{2}}{3}\right)^3\)
\(\Leftrightarrow P\leq \frac{4}{9}\left(\frac{(a+b)^2}{3}\right)^3\Leftrightarrow P\leq \frac{4}{243}(a+b)^6\)
Vì \(c\geq 0\Rightarrow a+b=3-c\leq 3\)
Do đó \(P\leq \frac{4}{243}.3^6=12\)
Vậy \(P_{\max}=12\). Dấu bằng xảy ra khi \((a,b,c)=(2,1,0)\) và các hoán vị của nó.
P/s: Bài này cũng chính là bài mình thi hsg vòng trường 5 năm trước :)
Bạn xem hộ mình xem đề có đúng không. Số thực dương hay số không âm? GTLN hay GTNN ?
Cho các số dương a,b,c tm:
a+b+c=1. Tìm Max M=\(\sqrt{a^2+abc}+\sqrt{b^2+abc}+\sqrt{c^2+abc}+9\sqrt{abc}\)
@Akai Haruma
Lời giải:
Ta có:
\(M=\sqrt{a^2+abc}+\sqrt{b^2+abc}+\sqrt{c^2+abc}+9\sqrt{abc}\)
\(M=\sqrt{a(a+bc)}+\sqrt{b(b+ac)}+\sqrt{c(c+ab)}+9\sqrt{abc}\)
Áp dụng BĐT Bunhiacopxky:
\([\sqrt{a(a+bc)}+\sqrt{b(b+ac)}+\sqrt{c(c+ab)}]^2\leq (a+b+c)(a+bc+b+ac+c+ab)\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{a(a+bc)}+\sqrt{b(b+ac)}+\sqrt{c(c+ab)}\leq \sqrt{1+ab+bc+ac}\)
Theo hệ quả của BĐT AM-GM: \(ab+bc+ac\leq \frac{(a+b+c)^2}{3}=\frac{1}{3}\)
\(\Rightarrow \sqrt{a(a+bc)}+\sqrt{b(b+ac)}+\sqrt{c(c+ab)}\leq \frac{2\sqrt{3}}{3}(1)\)
AM-GM: \(a+b+c\geq 3\sqrt[3]{abc}\Rightarrow abc\leq \frac{1}{27}\Rightarrow 9\sqrt{abc}\leq \sqrt{3}(2)\)
Từ (1);(2) suy ra: \(M\leq \frac{2\sqrt{3}}{3}+\sqrt{3}=\frac{5\sqrt{3}}{3}\)
Vậy \(M_{\max}=\frac{5\sqrt{3}}{3}\) . Dấu bằng xảy ra khi \(a=b=c=\frac{1}{3}\)
CMR : \(\sqrt{n+a}+\sqrt{n-a}< 2\sqrt{n}\) Với \(0< \text{ |}a\text{ |}\text{≤}n\)
Áp dụng CMR : \(\sqrt{101}-\sqrt{99}>0,1\)
P/s : 1GP cho bạn nào trả lời đúng nhenn . Akai HarumaLightning FarronAki Tsuki,....
\(\left(\sqrt{n+a}+\sqrt{n-a}\right)^2\le\left(1^2+1^2\right)\left(n+a+n-a\right)=4n\)
\(\Leftrightarrow\sqrt{n+a}+\sqrt{n-a}\le2\sqrt{n}\)
Dấu "=" hiển nhiên k xảy ra ( a>0) nên ta có đpcm
Áp dụng: Cái bđt kia ko lq đến cái bđt cm ở trên. xem lại đề
Giả sử cái trên đã được chứng minh. Giờ làm cái ứng dụng thôi.
\(\sqrt{101}-\sqrt{99}=\dfrac{2}{\sqrt{101}+\sqrt{99}}>\dfrac{2}{2\sqrt{100}}=\dfrac{1}{10}=0,1\)
ta có : cái chứng minh lm như bác Phúc nha (Phúc lm đúng rồi đó) .
ta có : \(\sqrt{101}+\sqrt{99}=\sqrt{100+1}+\sqrt{100-1}< 2\sqrt{100}=20\)
\(\Rightarrow\sqrt{101}+\sqrt{99}< 20\) \(\Leftrightarrow\dfrac{\sqrt{101}+\sqrt{99}}{2}< 10\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{\sqrt{101}+\sqrt{99}}{\left(\sqrt{101}+\sqrt{99}\right)\left(\sqrt{101}-\sqrt{99}\right)}< 10\) \(\Leftrightarrow\dfrac{1}{\sqrt{101}-\sqrt{99}}< 10\)
\(\Leftrightarrow\sqrt{101}-\sqrt{99}>\dfrac{1}{10}=0,1\left(đpcm\right)\)
a, b , c > 0
\(a+\sqrt{ab}+\sqrt[3]{abc}=\dfrac{4}{3}\)
Tìm min a + b + c
@Akai Haruma
Lời giải:
Bài này bạn chịu khó tìm điểm rơi rồi áp BĐT AM-GM vào thôi:
Áp dụng BĐT AM-GM:
\(\sqrt{ab}=\frac{1}{2}\sqrt{a.4b}\leq \frac{a+4b}{4}\)
\(\sqrt[3]{abc}=\frac{1}{4}\sqrt[3]{a.4b.16c}\leq \frac{a+4b+16c}{12}\)
Cộng theo vế:
\(\Rightarrow a+\sqrt{ab}+\sqrt[3]{abc}\leq a+\frac{a+4b}{4}+\frac{a+4b+16c}{12}=\frac{4}{3}(a+b+c)\)
Mà \(a+\sqrt{ab}+\sqrt[3]{abc}=\frac{4}{3}\Rightarrow a+b+c\geq 1\)
Vậy \((a+b+c)_{\min}=1\)
Cho \(x,y\) là các số thực thỏa mãn \(2x^2+y^2+xy\ge1\). Tìm GTNN của biểu thức: \(A=x^2+y^2\)
:))) @Akai Haruma, @Lightning Farron, @Serena chuchoe, @Hung Nguyen, ...
\(\Rightarrow\dfrac{A}{2x^2+y^2+xy}\le\dfrac{A}{1}\Leftrightarrow\dfrac{x^2+y^2}{2x^2+y^2+xy}\le A\)
Đặt \(\dfrac{x}{y}=t\). Ta có:
\(P=\dfrac{x^2+y^2}{2x^2+y^2+xy}=\dfrac{\left(\dfrac{x^2}{y^2}\right)+\left(\dfrac{y^2}{y^2}\right)}{\left(\dfrac{2x^2}{y^2}\right)+\left(\dfrac{y^2}{y^2}\right)+\left(\dfrac{xy}{y^2}\right)}=\dfrac{t^2+1}{2t^2+1+t}\)
\(\Rightarrow2t^2P+P+Pt=t^2+1\Leftrightarrow t^2\left(2P-1\right)+Pt+P-1\)
\(\Delta=P^2-4\left(2P-1\right)\left(P-1\right)\ge0\)
\(\Rightarrow\dfrac{6-2\sqrt{2}}{7}\le P\le\dfrac{6+2\sqrt{2}}{7}\)
\(\Rightarrow A\ge P\ge\dfrac{6-2\sqrt{2}}{7}\)
Cho a, b, c dương. Chứng minh: \(\frac{1}{a\sqrt{3a+2b}}+\frac{1}{b\sqrt{3b+2c}}+\frac{1}{c\sqrt{3c+2a}}\ge\frac{3}{\sqrt{5abc}}\)
Ai đó xóa câu hỏi của em rồi @Akai Haruma
Lời giải:
BĐT cần chứng minh tương đương với:
\(\frac{bc}{\sqrt{5abc(3a+2b)}}+\frac{ac}{\sqrt{5abc(3b+2c)}}+\frac{ab}{\sqrt{5abc(3c+2a)}}\geq \frac{3}{5}(*)\)
Áp dụng BĐT AM-GM:
\(5abc(3a+2b)=5ab.(3ac+2bc)\leq \left(\frac{5ab+3ac+2bc}{2}\right)^2\)
\(\Rightarrow \frac{bc}{\sqrt{5abc(3a+2b)}}\geq \frac{2bc}{5ab+3ac+2bc}=\frac{2(bc)^2}{5ab^2c+3abc^2+2b^2c^2}\)
Hoàn toàn tương tự với các phân thức còn lại, cộng theo vế ta suy ra:
\(\sum \frac{bc}{\sqrt{5abc(3a+2b)}}\geq \sum \frac{2(bc)^2}{5ab^2c+3abc^2+2b^2c^2}(1)\)
Áp dụng BĐT Cauchy_Schwarz và AM-GM:
\(\sum \frac{2(bc)^2}{5ab^2c+3abc^2+2b^2c^2}\geq 2.\frac{(bc+ab+ac)^2}{2[(ab)^2+(bc)^2+(ca)^2+4abc(a+b+c)]}=\frac{(ab+bc+ac)^2}{(ab)^2+(bc)^2+(ca)^2+4abc(a+b+c)}\)
\(=\frac{(ab+bc+ac)^2}{(ab+bc+ac)^2+2abc(a+b+c)}\geq \frac{(ab+bc+ac)^2}{(ab+bc+ac)^2+\frac{2}{3}(ab+bc+ac)^2}=\frac{3}{5}(2)\)
Từ $(1);(2)$ suy ra $(*)$ đúng. BĐT được chứng minh.
Dấu "=" xảy ra khi $a=b=c$
Các bạn CTV lưu ý chỉ xóa những bài lặp lại, không đúng box, không đúng chủ đề, sai chính tả tùm lum và viết không có công thức gây khó hiểu thôi nhé.
1. Cho a,b,c >0 và a+b+c=6
Tìm Max S= \(\sqrt{a^2+4ab+b^2}+\sqrt{b^2+4bc+c2}+\sqrt{c^2+4ac+a^2}\)
2. Cho x>= -1, y>=-1 và x+y=6
Tìm Max M =\(\sqrt{x+1}+\sqrt{y+1}\)
3. Cho a>b. b>0 và a^2+b^2=1
Tìm Max S= ab+2(a+b)
@Lightning Farron c giúp t làm mấy bài này đc k
Đang học Bunyakovsky đúng hong :D
1)
\(S=\sqrt{a^2+4ab+b^2}+\sqrt{b^2+4bc+c^2}+\sqrt{c^2+4ac+a^2}\)
\(S^2=\left(\sqrt{a^2+4ab+b^2}+\sqrt{b^2+4bc+c^2}+\sqrt{c^2+4ac+a^2}\right)^2\)
\(\le\left(1^2+1^2+1^2\right)\left(a^2+4ab+b^2+b^2+4bc+c^2+c^2+4ac+a^2\right)\)
\(=3.2\left(a^2+b^2+c^2+2ab+2bc+2ac\right)=6.\left(a+b+c\right)^2=6.6^2=216\)
\(\Leftrightarrow S\le6\sqrt{6}."="\Leftrightarrow a=b=c=2\)
2) \(M^2=\left(\sqrt{x+1}+\sqrt{y+1}\right)^2\le\left(1^2+1^2\right)\left(x+1+y+1\right)=2.8=16\)
\(M\le4."="\Leftrightarrow x=y=3\)
3)
\(S=ab+2\left(a+b\right)\le\dfrac{\left(a+b\right)^2}{4}+\dfrac{8\left(a+b\right)}{4}\)
\(=\dfrac{\left(a+b\right)^2+8\left(a+b\right)}{4}\)
\(\left(a+b\right)^2\le\left(1^2+1^2\right)\left(a^2+b^2\right)=2\Leftrightarrow a+b\le\sqrt{2}\)
\(\dfrac{\left(a+b\right)^2+8\left(a+b\right)}{4}\le\dfrac{2+8\sqrt{2}}{4}=\dfrac{1+4\sqrt{2}}{2}\)
\(S\le\dfrac{1+4\sqrt{2}}{2}."="\Leftrightarrow a=b=\dfrac{1}{\sqrt{2}}\)