Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

    Quê hương và thời thơ ấu luôn là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với mỗi con người. Kí ức tuổi thơ chính là những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Ai cũng có những kỉ niệm riêng, mang lại cho chúng ta những bài học đầu đời, những dấu ấn khó phai, nó đi theo ta cả đoạn đường đời, dạy cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Kí ức tuổi thơ của chúng ta gắn với mái nhà, với gia đình, với bạn bè, với đường làng ngõ xóm, nơi chúng ta sinh ra, góp phần nuôi nấng tâm hồn ta ngay từ thuở ban đầu. Kí ức là những gì đã qua không thể lấy lại được, nhất là tuổi thơ - cái tuổi hồn nhiên vô lo vô nghĩ nhất của mỗi người. Chúng ta hãy sống và trân trọng những kí ức đó dù vui hay buồn bằng tình cảm chân thành nhất. Chính những kí ức tuổi thơ khiến con người trưởng thành hơn, chín chắn hơn, mang đến cho ta những bài học quý giá không gì sánh được. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những kí ức đau buồn của thời trẻ mà con người ta muốn quên đi, nó là vết thương lớn theo ta đến suốt đời. Lại có những người thu mình trong một góc từ nhỏ, ít giao lưu, những người này sẽ có ít kí ức để nhớ về. Chúng ta khi còn trẻ hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng như giữ những kí ức tốt đẹp nhất cho mình. Lớn hơn một chút, chúng ta hãy trân trọng những kỉ niệm đó cũng như cố gắng học tập để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn để con cháu đời sau khắc ghi. Đời người ngắn lắm, quỹ thời gian tưởng chừng như vô hạn nhưng thật ra lại rất hữu hạn, hãy trân trọng những kí ức tươi đẹp mà bạn đã có, quên đi những kí ức buồn đau, sống và hướng đến những điều tốt đẹp nhất để có một cuộc đời trọn vẹn, an yên.

Trần Đặng Ánh Thư
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
31 tháng 10 2019 lúc 17:43

Tham khảo:

Có một đứa bé, một tuổi thơ ngay trong người lính. Nhà thơ Xuân Quỳnh – Thi sĩ của tình yêu lại có một tứ thơ khá xúc động khi viết về “Tiếng gà trưa” với những ký ức tuổi thơ gắn bó thân thiết với một làng quê nông thôn rơm rạ mộc mạc. Tiếng gà trưa như đánh thức tâm hồn rạo rực của người chiến sĩ khi hành quân xa dừng chân bên xóm nhỏ. Tiếng gà nhảy ổ cục tác, cục ta làm xốn xang lòng người. Ở đây nhà thơ không chỉ cảm thấy mà “nghe” được.

Đó vừa là tiếng vọng của một thời tuổi thơ lại là náo nức của hiện tại: “Nghe xao động nắng trưa – Nghe bàn chân đỡ mỏi – Nghe gọi về tuổi thơ”. Tiếng gà làm tan đi mệt nhọc ngưng đọng ở một khoảnh khắc thời gian bóng nắng tròn, của ngưng nghỉ, của yên ắng. Tiếng gà nhảy ổ đẻ trứng – Một sự sống tươi ròng tròn trĩnh và đầy đặn đã chạm vào bao kỷ niệm thức dậy. Chỉ mấy nét chấm phá sắc màu tươi tắn của “ổ rơm hồng”, của gà mái tơ “mình hoa đốm trắng” và “Này con gà mái vàng – Lông óng như màu nắng”.

Những gam màu hòa sắc với nhau: Hồng, trắng, vàng đã giao thoa dệt nên màu nắng màu của ấm áp tình người. Và dòng ký ức cứ hiện lên từ mùa hè sang đông với hình ảnh người bà tần tảo, phúc hậu cứ hiện dần lên rõ nét với bao lo toan thực tế của đời thương.

Thơ Xuân Quỳnh thường có sự nhạy cảm, trực cảm thương yêu chia sẻ như thế. Bởi trái tim chị, trái tim của một người mẹ thường hướng tới những sự thiếu hụt để khao khát mong bù đắp lại sự trọn vẹn đủ đầy: “Bà lo đàn gà toi - Mong trời đừng sương muối – Để cuối năm bán gà - Cháu được quần áo mới” đã lay thức lòng người. Tôi cứ nghĩ sương muối của trời hay sương muối trên tóc bà – Cái rụng xuống theo quy luật của thời gian để chăm lo cái mọc lên của niềm vui con trẻ.

Khổ kết bài thơ viết về những điều lớn lao trong những điều đơn sơ giản dị nhất. Tiếng gà cục tác, cuộc sống bình yên ấy là ước mơ khao khát thanh bình của người lính hành quân ra mặt trận. Bài thơ kết lại nhưng ta vẫn còn nghe âm vang, âm vọng thiết tha ân tình bởi: “Cháu chiến đấu hôm nay – Vì lòng yêu Tổ quốc – Vì xóm làng thân thuộc – Bà ơi cũng vì bà – Vì tiếng gà cục tác - Ổ trứng hồng tuổi thơ” . Với hạnh phúc thật đơn sơ như quay quần ríu rít với vẻ đẹp lý tưởng bắt đầu từ một vẻ đẹp tâm hồn trong trẻo và tinh khiết, bình dị như thế. Đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh, ý chí chiến đấu của người chiến sĩ…

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Nam
20 tháng 12 2021 lúc 20:21

i need help

Thiên bình cute
Xem chi tiết
h.uyeefb
Xem chi tiết
tran thi phuong
Xem chi tiết
Cua Trôi - Trường Tồn
Xem chi tiết
Tết
22 tháng 1 2020 lúc 11:36

Đã từng sống ở làng quê, mấy ai khi ra đi mà không nhớ, không mang theo những hình ảnh êm ái nơi quê nhà vào những mùa trăng? Với tôi, vầng trăng đã in đậm trong ký ức tuổi thơ, để rồi dù về sống nơi phố thị rất lâu, nhưng mỗi khi bắt gặp, lòng lại rộn lên bao nỗi nhớ.


Quê tôi nằm bên dòng sông Cái, hai bên bờ là những nà bắp, những vườn cây, bờ tre xanh thẳm. Vào những đêm trăng, cả khúc sông dài bỗng đổi màu, trông giống như một dải lụa mềm uốn lượn về xuôi. Rồi thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua làm cho mặt nước bất ngờ xao động, tạo nên những mảng sóng như những chiếc vảy cá khổng lồ lấp lánh ánh bạc. Bến sông vào những đêm trăng cũng luôn chộn rộn hơn ngày thường, vì có trăng sáng nên người trong làng thường đi làm về muộn hơn và ra sông tắm giặt cũng muộn hơn. Thỉnh thoảng, có một chuyến đò dọc đi lên miền thượng nguồn, hoặc ngược lại, để tránh nắng, giờ đây mới chạy dọc theo sông với ngọn đèn dầu trong khoang thuyền lúc mờ, lúc tỏ trông rất nên thơ.


Những con đường làng, vào những đêm như thế, dưới ánh trăng chỗ nào trông cũng huyền ảo. Từng bụi cây, bờ cỏ, tất cả như được tắm ánh vàng. Những chàng trai, cô gái đến tuổi hẹn hò dường như cũng đợi vào dịp này, bước giữa màu trăng, tìm cách gặp nhau ở đâu đó để bày tỏ lòng mình. Còn đối với bọn trẻ con chúng tôi, ngày xưa, những đêm trăng lên được coi như những đêm hội. Chúng tôi tụm năm, tụm ba ở những mảnh đất trống để hát ca và sau đó cùng chơi đủ trò, nào rồng rắn, trốn tìm. Cũng có những hôm, chúng tôi theo bà lên chùa dâng hương và rồi ra về trong cảnh tiếng chuông đang ngân dài, lan ra dưới ánh trăng.


Làm sao quên được hình ảnh vào những đêm trăng, để lúa cấy kịp mùa, cha mẹ tôi đã cong mình bên hai đầu dây của chiếc gàu giai, múc từng gàu nước sóng sánh từ thửa ruộng thấp, đổ lên thửa ruộng cao. Làm sao có thể kể hết về những đêm trăng ở quê khi cánh đồng vừa gặt, khi lúa thóc đầy bồ và tiếng chày giã gạo trên sân nhà ai sau những bờ tre từng hồi thùm thụp, đều đều, xen lẫn những tiếng cười trong veo…


 Trăng quê, tôi nhớ, có một đêm ngày xưa nào đó, cô bạn nhỏ trong xóm đang cùng vui đùa, bỗng dưng nũng nịu, nhờ tôi bắt giùm con dế đang gáy ri ri trong đám cỏ non. Con dế khôn ngoan, có tiếng động liền lặng im và lại gáy từng tràng khi tôi bước ra xa. Cứ thế, con dế đã làm tôi bối rối. Để rồi tôi chỉ đưa cho em hai bàn tay không, đêm về lại nằm mơ thấy mình đang quờ tay trên vạt cỏ…


Lên làm việc ở thành phố với bao bận bịu, mấy ai còn nghĩ đến trăng. Tôi cũng vậy. Nhưng hôm qua cùng mấy anh chị trong cơ quan đi công tác về, khi ngang qua cánh đồng rộng, giữa cảnh trăng bàng bạc, bỗng dưng chạnh lòng, liên tưởng đến những hình ảnh ở quê nhà. Khúc sông Cái chảy ngang qua làng tôi chắc bây giờ đang lấp lánh ánh vàng. Miên man, tôi nhớ chuyện con dế gáy trong bụi cỏ non, dù rằng cô bé cùng xóm ngày xưa vừa báo tin mình lần đầu tiên được làm bà ngoại. Miên man, tôi nhớ… Rồi chợt nhớ đến mấy câu thơ trong bài “Trăng quê” của nhà thơ Từ Kế Tường mà tôi đã thuộc lòng: Có một vầng trăng vàng thẳm tuổi thơ tôi/Những đêm trốn tìm cùng bạn bè thời tuổi nhỏ/Vầng trăng trên cao không với tới được bằng thương nhớ/Nên năm tháng qua mau, trăng cứ khuyết dần…

Chúc bạn học tốt !!!

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Vũ Minh Hiếu
22 tháng 1 2020 lúc 11:49

Đã từng sống ở làng quê, mấy ai khi ra đi mà không nhớ, không mang theo những hình ảnh êm ái nơi quê nhà vào những mùa trăng? Với tôi, vầng trăng đã in đậm trong ký ức tuổi thơ, để rồi dù về sống nơi phố thị rất lâu, nhưng mỗi khi bắt gặp, lòng lại rộn lên bao nỗi nhớ.


Quê tôi nằm bên dòng sông Cái, hai bên bờ là những nà bắp, những vườn cây, bờ tre xanh thẳm. Vào những đêm trăng, cả khúc sông dài bỗng đổi màu, trông giống như một dải lụa mềm uốn lượn về xuôi. Rồi thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua làm cho mặt nước bất ngờ xao động, tạo nên những mảng sóng như những chiếc vảy cá khổng lồ lấp lánh ánh bạc. Bến sông vào những đêm trăng cũng luôn chộn rộn hơn ngày thường, vì có trăng sáng nên người trong làng thường đi làm về muộn hơn và ra sông tắm giặt cũng muộn hơn. Thỉnh thoảng, có một chuyến đò dọc đi lên miền thượng nguồn, hoặc ngược lại, để tránh nắng, giờ đây mới chạy dọc theo sông với ngọn đèn dầu trong khoang thuyền lúc mờ, lúc tỏ trông rất nên thơ.


Những con đường làng, vào những đêm như thế, dưới ánh trăng chỗ nào trông cũng huyền ảo. Từng bụi cây, bờ cỏ, tất cả như được tắm ánh vàng. Những chàng trai, cô gái đến tuổi hẹn hò dường như cũng đợi vào dịp này, bước giữa màu trăng, tìm cách gặp nhau ở đâu đó để bày tỏ lòng mình. Còn đối với bọn trẻ con chúng tôi, ngày xưa, những đêm trăng lên được coi như những đêm hội. Chúng tôi tụm năm, tụm ba ở những mảnh đất trống để hát ca và sau đó cùng chơi đủ trò, nào rồng rắn, trốn tìm. Cũng có những hôm, chúng tôi theo bà lên chùa dâng hương và rồi ra về trong cảnh tiếng chuông đang ngân dài, lan ra dưới ánh trăng.


Làm sao quên được hình ảnh vào những đêm trăng, để lúa cấy kịp mùa, cha mẹ tôi đã cong mình bên hai đầu dây của chiếc gàu giai, múc từng gàu nước sóng sánh từ thửa ruộng thấp, đổ lên thửa ruộng cao. Làm sao có thể kể hết về những đêm trăng ở quê khi cánh đồng vừa gặt, khi lúa thóc đầy bồ và tiếng chày giã gạo trên sân nhà ai sau những bờ tre từng hồi thùm thụp, đều đều, xen lẫn những tiếng cười trong veo…


 Trăng quê, tôi nhớ, có một đêm ngày xưa nào đó, cô bạn nhỏ trong xóm đang cùng vui đùa, bỗng dưng nũng nịu, nhờ tôi bắt giùm con dế đang gáy ri ri trong đám cỏ non. Con dế khôn ngoan, có tiếng động liền lặng im và lại gáy từng tràng khi tôi bước ra xa. Cứ thế, con dế đã làm tôi bối rối. Để rồi tôi chỉ đưa cho em hai bàn tay không, đêm về lại nằm mơ thấy mình đang quờ tay trên vạt cỏ…


Lên làm việc ở thành phố với bao bận bịu, mấy ai còn nghĩ đến trăng. Tôi cũng vậy. Nhưng hôm qua cùng mấy anh chị trong cơ quan đi công tác về, khi ngang qua cánh đồng rộng, giữa cảnh trăng bàng bạc, bỗng dưng chạnh lòng, liên tưởng đến những hình ảnh ở quê nhà. Khúc sông Cái chảy ngang qua làng tôi chắc bây giờ đang lấp lánh ánh vàng. Miên man, tôi nhớ chuyện con dế gáy trong bụi cỏ non, dù rằng cô bé cùng xóm ngày xưa vừa báo tin mình lần đầu tiên được làm bà ngoại. Miên man, tôi nhớ… Rồi chợt nhớ đến mấy câu thơ trong bài “Trăng quê” của nhà thơ Từ Kế Tường mà tôi đã thuộc lòng: Có một vầng trăng vàng thẳm tuổi thơ tôi/Những đêm trốn tìm cùng bạn bè thời tuổi nhỏ/Vầng trăng trên cao không với tới được bằng thương nhớ/Nên năm tháng qua mau, trăng cứ khuyết dần…

Khách vãng lai đã xóa
ღѕα∂_вσу™
22 tháng 1 2020 lúc 17:51

Văn hay em trai(Mr.Tết)

Khách vãng lai đã xóa
Diệp Thảo Nhi
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 4 2023 lúc 20:20

1. Thể thơ tự do. Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến, thương nhớ tuổi thơ.

2. Nghĩa gốc. 

Đặt câu: Tàu đi đến đêm mới đến chân đồi.

3. Đề tài: Tình yêu quê hương đất nước. 3 hình ảnh: cánh diều, cánh đồng, con dế

4. Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

ND bài thơ: 

Bài thơ nói về những kí ức tuổi thơ tươi đẹp của tác giả với những hình ảnh bình dị mà thân quen.

Bài thơ còn thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng và ghi nhớ tuổi thơ của tác giả.

Bài học em rút ra cho mình:

Tuổi thơ là những tháng ngày đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người

Mỗi người phải nên lưu giữ tuổi thơ của mình

Sau này, hãy dùng tuổi thơ để ôm ấp lấy những tổn thương trong mình

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_