Nếu hiểu biết của em về lãnh thổ nước ta
Nếu hiểu biết về những chứng cứ và quá trình thực thi, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo việt nam
ai bt giúp tui đi
- Nêu những hiểu biết về những chứng cứ và quá trình thực thi, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt NAm
thời gian | Chứng cứ quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo VN |
thế kỉ XVII | gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Nhiều tài liệu cổ của VN như Toàn Tập Thiên Lam Tứ Chí Lộ Đồ Thư |
1776 | Phủ Biên Tạp Lục |
1844-1848 | Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên |
1865-1875 | Đại Nam nhất thống chí |
2Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
3 Thuận lợi:
* Tự nhiên:
- Giao thông thuận tiện hơn, giao lưu giữa các nước dễ dàng hơn
- Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá tôm mực...
- Nguồn lợi về khoáng sản: dầu khí...
- Hình thành nhiều bãi biển đẹp: sầm sơn, nha trang....
* Xã hội:
- Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả
nước. Đời sống người dân cũng được cải thiện hơn nhờ vào nguồn lợi từ biển.
Khó khăn:
- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây tổn thất về người và của
- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam Bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất
Tham khảo hình như đây là thuộc chương trình Vnen
- Thế kỷ XVII: Gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.
- Thế kỷ XVII: Nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư.
- 1776: Phủ Biên Tạp Lục
- 1844 - 1848: Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên
- 1865 - 1875: Đại Nam Nhất Thống Chí
- Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng...
- Năm 1951: Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Năm 1956: Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng.
- Từ những năm 50 của thế kỷ 20: Tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng tình hình rối ren khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956
- Năm 1959: Quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội VNCH đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
- Năm 1974: Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa.
- Năm 1975: Chính quyền VNCH sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này.
- Ngày 14 - 3 - 1988: Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thế mà theo wikipedia là thuộc Trung Quốc nên tin cái gì đây :V
những chứng cứ về việc xác lập và thực thi chủ quyền,đảo Việt Nam cần sử dụng như thế nào trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay ?
Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù như đã nói, do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này. Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo.
trình bày hiểu biết của em về biển đảo việt nam ? Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo và thể hiện tình yêu với biển đảo quê hương ?
Những chứng cứ về việc xác lập và thực thi chủ quyền , biển đảo VN cần sử dụng như thế nào trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển , đảo hiện nay ?
1: Lập bảng thống kê những chứng cứ,quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam qua các thời kì theo yêu cầu sau:
Thời gian | Chứng cứ, quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam |
|
2: Giới thiệu một số chứng cứ về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam mà em tâm đắc nhất
3: Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đói với việc phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ta
3.- Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...
- Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...
Thời gian | Chứng cứ quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo VN |
thế kỉ XVII | gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Nhiều tài liệu cổ của VN như Toàn Tập Thiên Lam Tứ Chí Lộ Đồ Thư |
1776 | Phủ Biên Tạp Lục |
1844-1848 | Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên |
1865-1875 | Đại Nam nhất thống chí |
2Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
3 Thuận lợi:
* Tự nhiên:
- Giao thông thuận tiện hơn, giao lưu giữa các nước dễ dàng hơn
- Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá tôm mực...
- Nguồn lợi về khoáng sản: dầu khí...
- Hình thành nhiều bãi biển đẹp: sầm sơn, nha trang....
* Xã hội:
- Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả
nước. Đời sống người dân cũng được cải thiện hơn nhờ vào nguồn lợi từ biển.
Khó khăn:
- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây tổn thất về người và của
- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam Bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất
Bạn tham khảo thêm bài 1
1.
Thời gian |
Chứng cứ,quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền |
Thế kỉ 17-19 |
Các triệu đại phong kiến Vn đã chiếm hữu,thực thi chủ quyền |
|
đối với 2 quần đảo HS,TS |
1884-1954(Pháp thuộc) |
Pháp đã nhân danh VN ký hiệp ước vs nhà Thanh về chủ quyền |
|
Hs,TS là của Vn |
1933 |
Theo Hiệp đinh Dông Dương,Ts được sáp nhận vào tỉnh BÀ RỊa |
|
Hs tách từ tỉnh Nam Nghĩa,sáp nhập vào Huế,dựng bia chủ quyền |
1954-1975(Việt Nam Cộng |
đã tiến thành quản lý,khai thác và bảo vệ 2 quần đảo |
Hòa) |
|
1975 |
Chính quyền lâm thời cách mạng Vn đã khẳng định chủ quyền trên |
|
2 quần đảo |
Trình bày nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Trước năm 1884:
Dưới triều Nguyễn, các đội thủy quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa được tổ chức.
Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sam Bắc Hải có nhiệm vụ tuẫn tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,...
- Từ năm 1884 đến năm 1954:
Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các quần đảo đã chiếm đóng trái phép.
Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1954 đến năm 1975:
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Tháng 1 – 1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.
- Từ sau năm 1975 đến nay:
Từ tháng 3 – 1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.
Tháng 3 – 1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc
Câu 1: Hãy chia sẻ hiểu biết của em A
a, trường Nguyễn Hoàng
b, Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam của nước ta
c, Quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các Chúa Nguyễn
d, Bài học rút ra ở Nguyễn Hoàng
Câu 2: Mô tả một số nét chính về cùng đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống thực dân phương tây cai trị từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 thực dân pháp hoàn thành xâm lược ba nước Đông Dương vào thời gian nào?
Câu 3: chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp? Ai là Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ?
Câu 4: Cách mạng tư sản Pháp: kết quả, ý nghĩa, tính chất
Câu 5: chiến tranh Nam-Bắc Triều: Nguyên nhân hậu quả
Câu 1:
b. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam của nước ta
=>
-1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa.
-Quá trình di dân, khái quát vùng đất phía Nam được các chúa Nguyễn đẩy mạnh.
-Kế nghiệp Nguyễn Hoàng, các chúa Nguyễn tiếp tục xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến ở Đàng Trong, củng cố việc phòng thủ vùng đất Thuận-Quảng và thực hiện chính sách khai hoang, khai phá các vùng đất mới.
-Đến năm 1757, chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay.
c. Quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các Chúa Nguyễn
=>
-Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
+Thực thi : Khai thác tài nguyên biển và kiểm soát, quản lí biển, đảo.
+Ý nghĩa : Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
-Thời Tây Sơn tiếp tục duy trì quá trình khai thác và thực thi chủ quyền.
Câu 2: Mô tả một số nét chính về cùng đấu tranh tiêu biểu ở Đông Nam Á chống thực dân phương tây cai trị từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 thực dân pháp hoàn thành xâm lược ba nước Đông Dương vào thời gian nào?
=>
Câu 3: Ai là Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ?
=> George Washington (22/2/1732-14/12/1799)
Câu 4: Cách mạng tư sản Pháp: kết quả, ý nghĩa, tính chất
=>
Kết quả:
-Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hòa, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, xóa bỏ trợ ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Ý nghĩa:
-Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghãi to lớn không chỉ với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới.
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng cả nước.
-Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái được truyền bá rộng rãi.
Tính chất:
-Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, đã thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
Câu 5: chiến tranh Nam-Bắc Triều: Nguyên nhân hậu quả
=>
Nguyên nhân:
-1533 Nguyễn Kim vào Thanh Hóa lấy danh nghĩa (Phù Lê diệt Mạc) đưa một người con vua Lê lên ngôi thiết lập lại vương triều (Nam Triều) để phân biệt Bắc Triều (nhà Mạc).
Hậu quả:
-Đất nước bị chia cắt.
-Gây tổn thất lớn về người và của: nhiều gia đình phải li tán. Làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng.
-Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi và buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Tham khảo!!!
- Từ thế kỉ XVII đến nay, nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Các cuộc đấu tranh diễn ra với những hình thức như vũ trang tự vệ, đàm phán ngoại giao, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân bám biển.....
- Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách, biện pháp và hành động cụ thể nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền ở Biển Đông như:
+ Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển phát triển mạnh;
+ Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo về mọi mặt.
+ Thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo,...
Cùng với phần đất liền, biển đảo là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Hiểu biết về biển đảo sẽ góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Tham khảo
- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:
+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.
+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…
- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:
+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…
+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…