Ôn tập lịch sử lớp 8

Hỏi đáp

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
16 tháng 2 2016 lúc 10:50

 Bởi vì : 
+ Đây là cuộc khởi ngĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng. 

+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là các văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ- Tỉnh. 

+ Thời gian tồn tại 10 năm 

+ Tính chất ác liệt chống Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn, tính chất cuộc khởi nghĩa có sự thay đổi : đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và chính quyền phong kiến tay sai , tức nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ, chứ không còn là xung đột giữa đế quốc và phong kiến.

Nguyễn Văn Phẩm
16 tháng 2 2016 lúc 17:30

Bởi cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong Phong trào Cần Vương

Nguyễn Diệu Linh
18 tháng 2 2016 lúc 21:27

 Do đây là cuộc khởi nghĩa hoạt động trên nhiều địa bàn, có nhiều tướng lĩnh tài ba như Cao Thắng và Phan Đình Phùng. Quy mô, lực lượng đông đúc, chống lại cả bọn phong kiến và thực dân

Thái Nguyên
Xem chi tiết
Hoàng Tony
29 tháng 2 2016 lúc 12:19

Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát: 

Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga. Ngày 7-10 (20-10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-ta-rô-grát, trục nếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng.
Đêm 24 - 10 (6 - 11), Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản Đêm 25 - 10 (7 -11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.

Thái Nguyên
Xem chi tiết
Hà Tuấn Anh
18 tháng 2 2016 lúc 20:12

Ngày 4 tháng 7 (tức 22 tháng 5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá là hai địa điểm đóng quân của địch. Gần tối, Trần Xuân Soạn lần lượt cho đóng hết các cửa thành và đặt thêm súng thần công ở phía trên. Đêm đó, Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân ở các dinh vệ làm hai đạo; một đạo giao cho em là Tôn Thất Lệ chỉ huy, nửa đêm dùng đò vượt sông Hương, sang hợp cùng với quân của Đề đốc thủy sư và Hiệp Lý đánh úp Tòa Khâm Sứ. Ngay trong đêm, họ đã phối hợp cùng 5.000 thủy binh của triều đình ở các trại dọc bờ sông để nổ súng tấn công. Pháo binh ở đông nam kinh thành Huế cũng nổ súng yểm trợ cho đội quân này.

Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Soạn ở bên này sông, sẽ chỉ huy đánh vào Trấn Bình đài; nhằm tiêu diệt đội quân tiếp viện của Pháp mới từ miền Bắc vào đang trú đóng ở đây. Ông còn cử một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long, đề phòng Đại tá Pernot là người chỉ huy đội quân ở Mang Cá và các sĩ quan thuộc hạ ở Tòa Khâm Sứ về, qua cầu này thì đánh úp ngay[5]. Tôn Thất Thuyết chỉ huy đội quân thứ ba, đóng ở Hậu Bộ phía sau Đại nội vừa làm nhiệm vụ trợ chiến vừa làm dự bị.

Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong khi người Pháp khao thưởng quân đội thì vào một giờ sáng Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài, trong khi đó, bên kia sông, Tôn Thất Lệ chỉ huy quân cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ và Sứ quán Pháp. Tiếng đại bác vang động khắp kinh thành.

Kinh thành Huế

Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn giữ thế thủ để chờ buổi sáng. Họ ẩn núp trong trại không chịu ra ngoài trong khi đại bác quân Nguyễn bắn sậpmái nhà và lầu tòa Khâm Sứ. Còn phía đồn Mang Cá thì thậm chí Trần Xuân Soạn đã dùng cả tù nhân được sung binh đi phóng hỏa trại quân Pháp. Quân Nam hò reo và liên tục bắn súng. Nhà cửa trong Tòa khâm sứ cháy tứ tung, khói lửa bốc lên ngùn ngụt, thiêu cháy nhiều trại lính, chuồng ngựa. Quân Nam quyết tràn vào chiếm Tòa, một toán quân Pháp do trung úy Boucher nổ súng chống cự, ngăn chặn quân Nam tràn vào. Lính Pháp đang ngủ, chợt thức dậy, kẻ bị bắn, kẻ bị chết cháy, số bị thương khá nhiều. Một số sóng sót chạy ra vơ lấy súng ống, mình trần như nhộng, nhiều người không kịp mặc áo. Họ được lệnh tập trung ở một địa điểm xa tầm đạn của quân Nam. Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá cách xa 2500m và ngăn cách bằng dòng Sông Hương, vì thế họ không thể cứu viện lẫn nhau.

Khi mặt trời hé mọc, quân Pháp phản công. Họ chở súng lên đài và nóc tàu bắn qua hạ được quân Nguyễn rất nhiều, Hoàng thành và cung điện nhiều nơi bị phá hủy. Pháo hạmJavelin cấp tập bắn dọn đường cho bộ binh Pháp phản công. Dưới sự chỉ huy của Pernot, quân Pháp chia quân làm 3 cánh để tiến vào kinh thành. Họ xung phong từng đợt một, chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt, để tràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa… Một toán từ Cửa Trài phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Đại Nội. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho, tấn công quân Nam đang tử thủ ở vườn Thượng Uyển, đồng thời cũng để tiếp ứng cho toán quân đang tìm cách phá vỡ cửa Hiển Nhơn (cửa phía Đông vào Đại Nội).

Bị bất ngờ phản công, ban đầu quân Nam chống cự rất anh dũng, bắn thủng ruột thiếu úy Pellicot. Các vọng lâu được sử dụng làm pháo đài, trên thành, quân Nam bắn xuống xối xả. Quân Pháp đánh vào một pháo đài có chứa thuốc súng, nhưng pháo đài bốc cháy, một toán quân Phi và một chỉ huy bị nổ tung, chết cháy ngay tại trận.

Về bên phía Tòa Sứ, đoàn quân của Cheroutre cũng tiến sang... Họ cố tràn lên, nhưng bị quân Nam nổ súng chặn lại. Trung úy Lacroix bị thương; thiếu úy Heitschell khi sắp qua cầu thì một thùng thuốc súng phát nổ, bị chết cháy tại chỗ. Cuối cùng, quân Pháp cũng tiến được vào thành, cùng lúc đó, quân của Bornes và Sajot cũng vừa tiến vào

Trước sự phản công của quân Pháp, quân triều đình không giữ được thành, cả hai đạo quân của triều đình ở bên trong và bên ngoài chống không nổi, tan vỡ, tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba. Tại đây đã họ bị toán quân của Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.

Quân Pháp tiến được vào thành, họ hạ cờ triều đình Huế xuống, treo cờ tam tài lên kỳ đài. Sau đó, họ tiếp tục tiến vào Đại Nội, rồi ra sức đốt phá, hãm hiếp, giết chóc, cướp bóc không từ một ai. Một toán quân Pháp đốt trụi trụ sở Bộ Lại, Bộ Binh và các kho thuốc súng. Quân Pháp chia nhau chiếm giữ các kho tàng, cung điện, thu được nhiều vàng bạc và số tiền hơn một triệu quan, là số tiền mà triều đình không kịp mang đi... Trưa hôm đó, họ chia nhau đi đốt hoặc vùi lấp những thi hài của quân và dân Nam chết trong trận đánh.

Nguyễn Văn Tường thấy thế nguy liền vào Nội yêu cầu nhà vua xuất cung. Hữu quân Hồ Văn Hiển phò giá, đưa Hoàng gia ra cửa tây nam. Từ Dũ thái hậu ủy Tường ở lại lo việc giảng hòa, Thuyết chạy kịp theo, còn chừng trăm người.

Nguyễn Diệu Linh
18 tháng 2 2016 lúc 21:28

     Hà Anh Tuấn : Công nhận bạn giỏi đánh máy thật

halinhvy
1 tháng 3 2019 lúc 15:06

Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang cá vào thời điểm đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885,

*Diễn biến:

+Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tanns công quân Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá

+Lúc đầu Pháp hoang mang, nhưng sau khi củng cố tinh thần chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành và đánh trả

+ trên đường đi chúng xả súng tàn sát , cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội bị giết hại

Kiên NT
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
20 tháng 2 2016 lúc 20:34

Bởi vì: 

+ Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

+ Trình độ tổ chức quy củ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. Mỗi quân thứ gồm 100 - 500 người, phân bố đồng đều trên địa bàn hoạt động.

+ Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương kết thúc.

+ Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

+ Trình độ trang - thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn - đúc - chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ lương thảo...)

+ Phương thức tác chiến: đánh du kích và vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất và tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.

nguyen hoang anh
20 tháng 2 2016 lúc 20:36

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. Mỗi quân thứ gồm 100 - 500 người, phân bố đồng đều trên địa bàn hoạt động.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương kết thúc.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

-  Trình độ trang - thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn - đúc - chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ lương thảo...)

- Phương thức tác chiến: đánh du kích và vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất và tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.                                              banh

Kiên NT
20 tháng 2 2016 lúc 20:37

leuleu

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Trần Thị Kim Ân
23 tháng 2 2016 lúc 19:36

Câu 1: Pháp xâm lược VN để mở rộng lãnh thổ, biến VN thành bàn đạp để đánh chiến Cam-pu-chia và vì VN là nơi có vị trí chiến lược tốt, khoáng sản, tài nguyên phong phú đa dạng.

Câu 2: 

*Hoàn cảnh: Khi cuộc phản công chống Pháp thất bại,Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở ( Quảng Trị). 13-07-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra ''Chiếu Cần Vương'', kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Phong trào yêu nước chống giặc đã dâng lên sôi nổi,kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần vương,

*Diễn biến:

   _ Từ năm 1885-1888, Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.

   _ Từ năm 1888-1896, Phong trao qui tụ những trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc Kì và Bắc Trung Kì.

Câu 3: Nội dung hiệp ước Pa-tơ-nốt (Hiệp ước Hác-măng) năm 1883:

Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đât Nam Kì thược Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm các quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( Kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp . Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

*Đúng thì tick cho mình nha* 

 

nguyễn hồng quân
22 tháng 2 2016 lúc 20:47

câu 1:vì pháp muốn mở rộng lãnh thổ

câu 2:cần vuông để cai quản đất nước

câu 3:?

Bùi Anh Tuấn
22 tháng 2 2016 lúc 23:47

bn ơi mk nè trong online math đây

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Mã Phương Nhi
26 tháng 3 2016 lúc 23:13

đến giữa thế kỉ 19, các nước tư bản phương tây đẩy mạnh việc xâm lược các nước phương đông nhằm mở rộng thị trường, vơ vét tài nguyên.

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên

Việt Nam có chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng.

lấy cớ bảo vệ đạo Gia - tô, liên quân Pháp- Tây Ban Nha kéo quân đến Việt Nam

Pham Thi Mai Phuong
27 tháng 2 2016 lúc 20:25

vi vi tri dia ly

Hà Nguyễn Thu
4 tháng 5 2016 lúc 20:24

- vì pháp cần thị trường tiêu thụ

- việt nam có tài nguyên khoáng sản phong phú, vị trí thuận lợi

- chế độ phong kiến việt nam suy yếu, mục nát

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Kieu Diem
3 tháng 3 2020 lúc 16:36

trình bày cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền đông nam kì từ năm 1858-1873

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 1861).

- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây.

- Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây:

+ Triều đình đã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh...

+ Do thái độ cầu hòa của triều đình, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn (1867)

- Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:

+ Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh...

+ Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông...

trình bày chiến sự ở Đà Nẵng 1858-1859

Diễn biến :

- Ngày 31-8-1858 Pháp kéo đến Đà Nẵng ,với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ,buộc Huế phải đầu hàng .

- 1-9-1858 : Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân anh dũng chiến đấu chống giặc .

- Pháp chiến bán đảo Sơn Trà , nhân dân bỏ đi hết “Vườn không nhà trống”.

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Tony
29 tháng 2 2016 lúc 12:16

I : THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM

1.Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859:

* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta :

- Chủ nghĩa tư bản Pháp cần nguyên liệu và thị trường.

- Việt Nam cũng như Đông Nam Á nói chung , có vị trí địa lý quan trọng , giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang suy yếu.

* Lấy cớ :bảo vệ đạo Gia Tô Giáo .

* Diễn biến :

- Ngày 31-8-1858 Pháp kéo đến Đà Nẵng ,với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ,buộc Huế phải đầu hàng .

- 1-9-1858 : Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân anh dũng chiến đấu chống giặc .

- Pháp chiến bán đảo Sơn Trà , nhân dân bỏ đi hết “Vườn không nhà trống”.

* Vì sao Pháp chọn Đà nẵng là mục tiêu xâm lược nước ta? ,chiếm được Đà Nẵng ( Đà Nẵng cách Huế 100 km về phía Bắc) , sau đó sẽ vượt đèo Hải Vân đánh Huế với kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh , buộc Huế phải đầu hàng .

2.Chiến sự ở Gia Định 1859

* Nguyên nhân khiến thực dân pháp chuyển vào Gia Định :

-Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp ở Đà Nẵng bị thất bại .

-Chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế .

-Chuẩn bị chiếm Cam pu chia , dò đường sang Trung Quốc .

* Diễn biến tại chiến trường Gia Định .

- 2-1859 Pháp kéo vào Gia Định ;17-2-1859 Pháp tấn công thành Gia Định , quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã .

- Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc .

- Do phải tham gia chiến trường Trung Quốc vá Châu Âu , quân Pháp để lại 1.000 quân ở Gia Định , quân triều đình vẫn “thủ hiểm” ở Đại Đồn Chí Hòa

. Đêm 23 rạng 24 –2-1861 Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa , Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên hòa -Vĩnh Long .

*Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862.

Nội dung Hiệp Ước :

-Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định – Định Tường – Biên Hòa .Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào t đ buộc nhân dân ngừng kháng 

chiến --Mở 3 cửa biển Đà Nẵng,Ba Lạt,Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán . 

-Bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc .

-Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo .

* Nguyên nhân triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất :nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ , rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc .

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858-1873

1.Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ:

- Đà Nẵng :nghĩa quân phối hợp với triều đình để chống giặc .

- Khi Pháp đánh Gia Định , nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10-12-1861)

- Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa -Gò Công chuyển về Tân Phước .

- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp .

2.Kháng chiến lan rộng ra 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ:

* Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế , Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh long , An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn ( 6-1867 ) .

* Nhân dân Nam Kỳ quyết tâm chống Pháp :

-Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến tre, Vĩnh Long , Sa Đéc .

- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Mên ) chống Pháp .

-Nguyễn Hữu Huân ở Tân An , Mỹ Tho .

-Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông ( Rạch Giá )

* Dùng thơ văn để chiến đấu : như Nguyễn Đình Chiểu,Hồ Huấn Nghiệp,Phan Văn Trị .

* Nhận xét:

-Triều Huế sợ giặc , bạc nhược , ký Hiệp ước cầu hòa , triệt thóai lực lượng kháng chiến .

-Nhân dân cương quyết chống giặc ,sau 1862 ,phong trào nhândân chống Pháp có tính độc lập với Triều đình như Trương Quyền ,Phan Tôn,Phan Liêm , Nguyễn Hữu Huân ,Nguyễn Trung Trực .

Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Mã Phương Nhi
26 tháng 3 2016 lúc 23:07

câu 1: 

- tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa quân kết hợp với quân triều đình đánh Pháp.

- tại Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì:

+ nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Hi Vọng " Ét - pê - răng" của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông( ngày 10/12/1861)

+ khởi nghĩa của Trương Định đã làm cho Pháp thất điên bát đảo.

+ khởi nghĩa của Trương Quyền( con trai Trương Định) đã phối hợp với người Cam- pu - chia chống Pháp.

câu 2:

- lấy cớ bảo vệ đạo Gia - tô, liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

- ngày 1/9/1858, Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.

- quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến và anh dũng chống trả.

- sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại.

seohyun111
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
12 tháng 3 2016 lúc 18:21

+ Sự kiện thứ nhất : Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà.

+ Sự kiện thứ hai : Công xã Pa-ri là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước của giai cấp vô sản, nêu gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng và để lại nhiều bài học quý báu.

+ Sự kiện thứ ba : Phong trào công nhân phát triển ở các nước tư bản dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân mỗi nước và đưa đến sự ra đời của Quốc tế thứ hai.

+ Sự kiện thứ tư : Phong trào đấu tranh của nhân dán các nước thuộc địa ờ châu Á diễn ra sôi nổi, rộng khắp và liên tục dưới nhiều hình thức nhằm giành độc lập cho dân tộc, nhưng cuối cùng đều thất bại, son" nó là cơ sở cho sự phát triển tiếp theo của phong trào trong giai đoạn sau.

+ Sự kiện thứ năm : Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa hai phe đế quốc nhằm giành giật thuộc địa. chia lại thị trường thế giới... Do vậy cuộc chiến tranh này đã gây nhiều thảm họa cho nhân loại.

seohyun111
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
12 tháng 3 2016 lúc 18:23

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì :
Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc : các nước đế quốc Đức, I-ta-li-a, Nhật Bán, bị mất hết thuộc địa sau chiến tranh, tìm cách gây chiến để chia lại thị trường thế giới. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các đế quốc.
- Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ tạo điều kiện cho phát xít Đức gây chiến tranh. Đây là nguyên nhân trực tiếp của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1934- 1945).

Thảo Phương
27 tháng 12 2017 lúc 20:28

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Sách Giáo Khoa
24 tháng 3 2020 lúc 19:52

Nguyên nhân sâu xa:

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc.

Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho những mâu thuẫn vốn có càng them sâu sắc.

- Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh chia lại thế giới.

- Sự thỏa hiệp, nhân nhượng của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn về phía Liên Xô đã tạo cơ hội cho chủ nghĩa phát xít châm ngòi lửa chiến tranh.

Khách vãng lai đã xóa