Tả tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng.
viết đoạn văn miêu tả tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng
https://www.google.com/search?q=vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+mi%C3%AAu+t%E1%BA%A3+t%C3%A2m+tr%E1%BA%A1ng+c%E1%BB%A7a+Phr%C4%83ng+trong+bu%E1%BB%95i+h%E1%BB%8Dc+cu%E1%BB%91i+c%C3%B9ng&oq=vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+mi%C3%AAu+t%E1%BA%A3+t%C3%A2m+tr%E1%BA%A1ng+c%E1%BB%A7a+Phr%C4%83ng+trong+bu%E1%BB%95i+h%E1%BB%8Dc+cu%E1%BB%91i+c%C3%B9ng&aqs=chrome..69i57&sourceid=chrome&ie=UTF-8
Tham khảo:
Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ **. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.
Em tham khảo :
Trong buổi học cuối cùng, đối với việc học tiếng Pháp, Phrăng rất ngại. Cậu thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp "thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào". Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri". Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.
Tìm các chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng Phrăng trong truyện "Buổi học cuối cùng"
Với việc học tiếng Pháp Phrăng rất ngại, cậu bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Nhưng khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học cuối cùng, thái độ của Phrăng:
Lúc đầu thấy choáng váng vì đột ngột.Thấy tiếc nuối vì mình mới chỉ biết viết tiếng Pháp "tập toạng".Thấy ân hận về sự lười học, ham chơi của mình.Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri".Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen.Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.- Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:
+ Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.
+ Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”
- Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhở tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
hok tốt!!
câu truyện ngắn buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
Em hãy nêu tâm trạng của nhân vật Phrăng trong buổi học cuối cùng
Tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng : tự giận mình về thời gian bỏ phí phải trốn học, tiếc nuối vì sự lười biếng của mình, sợ hãi khi thầy gọi lên bảng, chăm chú nghe giảng, thấy hiểu bài hơn bao giờ hết
\(\Rightarrow\)Đây là một cậu bé hồn nhiên, chân thật, biết nhận thức lẽ phải, có tình yêu tiếng Pháp, quý trọng biết ơn thầy
-bất ngờ, hiểu ra tất cả
-hối tiếc, ân hận khi xa thầy
-hiểu ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp
-là người yêu nước Pháp
-căm giận bọn lính Đức
Đóng vao chú bé Phrăng viết một bức thư ngắn gửi thầy giáo Ha - men lột tả tâm trạng của mình trong " Buổi học cuối cùng - ( An - Phông - Xơ - Đô - Đê )
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ ** cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ , đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
Tâm trạng chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
A. Hồi hộp chờ và rất xúc động
B. Vô tư và thờ ơ
C. Lúc đầu ham chơi, lười học, sau đó ân hận, xúc động
D. Cảm thấy bình thường như những buổi học khác
Diễn biến tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học cuối cùng như thế nào? Trong tác phẩm nhân vật Phrăng có ý nghĩa nghệ thuật gì?
- Trước giờ học:
+ Cậu bé Phrăng định trốn học vì muộn giờ và không thuộc bài, nhưng cậu cưỡng lại được.
+ Trên đường đến trường, cậu nhận thấy nhiều điều khác lạ. Nhưng tất cả mới chỉ khiến cậu ngạc nhiên thôi chứ chưa có 1 cảm xúc nào khác.
+ Khi tới lớp, cậu càng ngạc nhiên hơn vì thấy thầy Ha-men mặc lễ phục, không nổi cáu khi cậu đến muộn, cuối lớp có cả dân làng ngồi dự.
=> Phrăng là chú bé hồn nhiên.
- Trong buổi học:
+ Khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng thì Phrăng vô cùng choáng váng, ân hận, tự giận chính mình trước đây đã quá ham chơi nên bây giờ mới chỉ biết tập toạng viết chữ.
+ Càng thấm thía lời thầy Ha-men, Phrăng càng chăm chú nghe giảng, càng để tâm vào lời giảng của thầy và kinh ngạc thấy sao hôm nay mình hiểu bài đến thế.
+ Phrăng rất cảm phục người thầy của mình, nhận ra tình cảm của thầy đối với học sinh, đối với ngôn ngữ dân tộc và thầm biết ơn thầy.
=> Phrăng là chú bé nhạy cảm.
- Đánh giá nhân vật: Cậu bé Phrăng trong Buổi học cuối cùng là cậu bé hồn nhiên, ham chơi như bao đứa trẻ khác nhưng lại cũng rất nhạy cảm. Cậu bé từ ngạc nhiên ngỡ ngàng đến ân hận, hối tiếc và trân trọng từng phút giây trong buổi học cuối cùng.
Tại sao Phrăng lại có tâm trạng nuối tiếc và ân hận trong buổi học cuối cùng?
vì :
Phrăng vốn ham chơi, lười học. Hôm nay, chú cũng đi học trễ và không thuộc bài ngữ
pháp. Đến trường, Phrăng cũng thấy lạ lùng: không khí yên ắng, nặng nề; thầy Ha-men mặcbộ lễ phục trong buổi học bình thường; chú vào lớp muộn mà không bị thầy khiển trách như mọi khi; ở bàn cuối có cả các cụ già trong làng...
- Khi nghe thầy giáo tuyên bố đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng sững
sờ, choáng váng, ân hận về sự ham chơi hơn ham học của mình trong thời gian qua.
Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Đối với việc học tiếng Pháp, Phrang rất ngại, chú bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ
- Khi không thuộc bài, Phrang rất ân hận
+ Cậu bé ước có thể đọc tiếng Pháp “thật to, dõng dạc, không vi phạm một lỗi nào”
+ Cậu cảm thấy cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”
+ Thấy bài giảng của thầy dễ hiểu, cậu yêu mến thầy nghiêm khắc Ha-men
=> Buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrang thay đổi hoàn toàn thái độ, tình cảm và suy nghĩ: ham thích học tiếng Pháp hơn.
Hãy đóng vai một học sinh trong lớp không phải nhăn vật Phrăng) để tả lại buổi học cuối cùng (văn bản “Buổi học cuối cùng" của A.Đô-đê).