Những câu hỏi liên quan
Cao Tan Nguyen Phi
Xem chi tiết
Bùi Khánh Thi
21 tháng 3 2017 lúc 13:22

Người Việt nam rất trọng lễ giáo, coi trọng sự bền vững gia đình với những tôn ti trật tự, với cung cách ứng xử theo mỗi bậc người. Theo đó người Việt nam có nét đặc trưng trong cách thức chào hỏi, xưng hô giao tiếp mà những ngôn ngữ của các dân tộc khác dù văn minh cũng không có được. Linh mục F. Buzomi, dòng Tên, nhà truyền giáo đã đặt chân lên mãnh đất Việt nam khá sớm vào ngày 18.1.1615, có nhận xét chí lý: "Nhờ Khổng giáo, xã hội và gia đình Việt nam đã có một tổ chức rất cao, người dân Việt nam có những đức tính, phong tục rất đáng khâm phục, nó đã giúp rất nhiều vào công việc truyền giáo" (Nguyễn Hồng "Lịch sử truyền giáo ở Việt nam", Sài gòn 1959, tr. 55).

Trong lễ giáo thì ân nghĩa là đầu tiên. Tôn kính tổ tiên là một cách tỏ ân nghĩa đối với các vị tiên nhân, ông bà cha mẹ. Lúc ông bà cha mẹ còn sống, con cháu phải phụng dưỡng tôn kính, vâng lời chiều ý các ngài, ăn ở sao cho các ngài hài lòng. Khi các ngài qua đời, lo an táng tử tế, con cháu thờ kính, giỗ chạp hàng năm.

Mỗi người Việt nam chúng ta có một đạo rất gần gũi, đó là Đạo Ông Bà hay Đạo Hiếu. Trong mỗi gia đình người Việt, dù sang hay hèn cũng dành một nơi trang trọng nhất để đặt bàn thờ gia tiên. Ông bà cha mẹ dù có khuất đi nhưng vẫn luôn hiện diện gần gũi với con cháu. Những ngày đầu tháng, ngày rằm, ngày tết, gia đình làm mâm cơm cúng ông bà. Tấm lòng của con cháu tỏ bày lòng hiếu thảo biết ơn. Mỗi khi trong gia đình có việc gì quan trọng như dựng vợ gã chồng cho con cái, hoặc con cái thi cử đổ đạt... cha mẹ đều dẫn con cái đến trước bàn thờ gia tiên để trình diện với các ngài, bày tỏ mọi việc để các ngài chứng giám. (x. Gia đình Việt nam, mãnh đất phì nhiêu cho hạt giống Tin mừng, thời sự thần học số 32 tháng 06/03)

Đạo Hiếu là cốt tuỷ của nền văn hoá Á châu trong đó có Việt nam. Hiếu là gốc của đức. Người ta có 100 nết nhưng hàng đầu vẫn là Hiếu. Chưa từng có người nào hiếu thảo lại bất trung, cũng như chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất nhân.

Cốt lõi của Hiếu bắt đầu bằng: tôn kính cha mẹ lúc còn sống, thờ phượng cha mẹ lúc qua đời. Biết ơn cha mẹ phải được nói lên bằng đạo hạnh, bằng thờ cúng tổ tiên. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng, là phẩm chất tối cao của con người.

Việc hiếu lễ từ ngàn xưa đã in sâu vào tâm linh mỗi người. Dân tộc việt nam từ nam chí bắc dù ai theo tín ngưỡng nào, dù có bài bác thần linh nhưng với ý niệm "Cây có cội, nước có nguồn" đều coi trọng gia lễ.

Ca dao đã đúc kết lòng hiếu nghĩa ấy:
Cây có gốc mới nở ngành sanh ngọn,
nước có nguốn mới bể rộng sông sâu,
người ta có gốc từ đâu,
có cha có mẹ rồi sau có mình.

Đạo Hiếu chính là đạo của lòng biết ơn. Biết ơn trời đất, biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ. Ơn cha nghĩa mẹ sinh thành, ơn chín chữ, đức cù lao, ơn võng cực biển trời. Ai ai phụ, mẫu sinh ngã cù lao, dục báo chi đức, hạo thiên võng cực. Cha mẹ sinh ra ta, nâng đỡ ta từ cung lòng, vỗ về âu yếm, nuôi dưỡng bú mớm, bồi bổ cho lớn khôn, dạy ta điều hay lẽ phải, dõi theo mỗi bước đường đời của ta, tuỳ tính tình mỗi đứa con mà khuyên dạy, che chở bảo vệ con. Ơn đức cha mẹ như trời biển "công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Đạo Hiếu là nền tảng văn hoá gia đình Việt nam. Người Việt yêu chuộng những gì là tình, là nghĩa, coi tình nghĩa hơn lý sự "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình"; chấp nhận "bán anh em xa mua láng giềng gần"; thích "dĩ hoà vi quý", độ lượng "chín bỏ làm mười"; quý trọng con người, không tôn thờ của cải "người là vàng, của là ngãi; người làm ra của chứ của không làm ra người"; mong muốn anh em bốn biển một nhà "tứ hải giai huynh đệ"; đề cao tinh thần khoan dung "đánh kẻ chạy đi, ai đánh người chạy lại". Đỉnh cao của lòng nhân ái là "thương người như thể thương thân". Gia đình Việt nam có nhiều thế hệ sống với nhau "tứ đại đồng đường". Người Việt quan niệm "một mẹ già bằng ba hàng dậu", cha mẹ già không còn lo việc đồng áng, ở nhà chăm nom giữ cháu. Bầu khí gia đình luôn ấm cúng, tuổi thơ con trẻ được ươm đầy tiếng ầu ơ của bà, câu chuyện cổ tích của ông. Từ lúc chưa rời vành nôi trẻ thơ đã được trau dồi cái nhân cái nghĩa. Khi lớn lên con cái lập gia thất, cha mẹ cho miếng đất dựng căn nhà, con cháu sum vầy bên ông bà cha mẹ, tối lửa tắt đèn có nhau. Chính gia sản tinh thần gia đình là chất keo nối kết tầm hồn con người lại để rồi ai ai cũng cảm thấy "quê hương mỗi người chỉ một ... đi đâu cũng phải nhớ về" (Quê hương, Đỗ trung Quân). Dù đi học xa, đi làm xa, đi đâu xa cũng phải về với gia đình sum họp những ngày cuối năm, ngày đầu năm. Ngày Tết là những ngày thiêng liêng ấm áp tình gia đình. Con cháu quy tụ chúc Tết với cử chỉ thành kính chắp tay chào lạy, dâng quà lễ mừng thọ.

Gia đình Việt nam là môi trường đào tạo con người toàn diện, tỉ mỉ và hiệu lực nhất. Dưới mái trường này, con người được đào tạo cả về kiến thức, tâm hồn, tư duy, nhân cách, lối sống để rồi có đủ bản lãnh và khả năng bước vào đời sống xã hội. Gia đình là nơi đào tạo căn bản nhất lòng đạo đức, giúp phát triển cái tài, nhân rộng cái đức cho con vào đời.

Đạo Hiếu chính là sợi chỉ vàng nối kết mọi người, mọi sinh hoạt gia đình. Đạo Hiếu làm nên bản sắc văn hoá người Việt. Như thế tâm thức dân Việt rất gần với Tin mừng Đạo Chúa. Điều răn thứ bốn dạy thảo kính cha mẹ được đặt ngay sau ba điều răn về Thiên Chúa đủ nói lên tính cách quan trọng của nó. Sách giảng viên dạy: thảo kính cha mẹ là thảo kính Chúa, tôn kính cha mẹ là tôn kính Chúa. Chính Chúa Giêsu là mẫu mực hiếu thảo với Cha, yêu mến Cha, vâng ý Cha, luôn làm đẹp lòng Cha. Chúa đã lên án bọn người lấy cớ để tiền của dâng cúng vào đền thờ mà trốn tránh bổn phận giúp đỡ cha mẹ. Đạo Chúa cũng là Đạo Hiếu. Hiếu với cha mẹ, đấng bậc sinh thành dưỡng dục. Hiếu với Thiên Chúa và thờ phượng Người, đấng sáng tạo muôn loài, dựng nên con người giống hình ảnh Người. Như vậy Đạo Chúa cũng chỉ gồm chữ Hiếu. Thờ lạy Thiên Chúa là chân nhận Người chủ tể muôn loài, con người có bổn phận tôn vinh thờ phượng tỏ bày lòng hiếu thảo. Đối với tha nhân, Đạo Chúa dạy phải sống hiếu, phải thể hiện hiếu. Điều răn trọng nhất "kính Chúa, yêu người" là điều răn của Đạo Hiếu. Không một tôn giáo nào khai triển Đạo Hiếu cho bằng Đạo Chúa. Hiếu với Chúa, hiếu với tha nhân, đặc biệt hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ. Vì hiếu với Chúa nên phải tu thân tích đức để làm vui lòng Chúa, xứng đáng làm con cái của Người. Vì hiếu với ông bà cha mẹ nên phải sống đạo làm con, gĩư nề nếp gia phong lễ nghĩa, làm vinh dự cho gia đình, gia tộc.

Chính từ tổ tiên ông bà cha mẹ mà người Việt nam có thể tìm đến với Đấng là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất. Đạo Hiếu là một điểm tựa, một bước đi khởi đầu thuận lợi, một lối đi dễ dàng, gần gũi, một mãnh đất phì nhiêu để đưa con người vào Đạo Chúa. Loan báo Tin mừng của Đạo Chúa chính là làm sáng lên những nét tinh tuý tiềm tàng trong mỗi nền văn hoá. Đối với môi trường gia đình việt nam, đó chính là "minh minh đức", làm sáng cái đức sáng trong môi trường gia đình. Đạo Chúa dạy có một Cha trên trời mà con người phải tôn kính hiếu thảo; dạy yêu thương nhau "anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em"; dạy sống chan hoà, bình dị "anh em hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng", dạy yêu quý sự sống "Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào". Tin mừng làm sáng lên những giá trị sáng ngời có sẵn trong môi trường văn hoá Việt nam, mang đến cho các giá trị văn hoá ấy chiều kích siêu việt, chiều kích cứu độ. (Quốc Văn, OP).

Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận đã đề cao vai trò gia đình, lòng thảo hiếu của con cái "chủng viện thứ nhất, đệ tử viện thứ nhất, trường sư phạm thứ nhất là gia đình công giáo. Không vị giám đốc tài ba, chuyên môn đến đâu có thể thay thế cha mẹ được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội thánh và xã hội nhân loại cũng rung rinh sụp đổ. Đức Gioan XXIII biên thư cho cha mẹ ngày ngài được ngũ tuần: "Thưa thầy mẹ, hôm nay con được 50 tuổi. Chúa thương ban cho con nhiều chức trong Hội thánh, đi nhiều nơi, học nhiều sách, nhưng không trường nào dạy dỗ con, làm ích cho con hơn hồi con được ngồi trên chân thầy mẹ"

Tinh thần hiếu hoà, lòng thảo hiếu của người Việt là điểm son đậm đà bản sắc dân tộc. Tin mừng bén rễ sâu vào nền văn hoá ấy sẽ mang lại mùa gặt bội thu trong Năm Thánh Truyền giáo này.

Nguyễn Đăng Kim
Xem chi tiết
ngyen thi ha linh
Xem chi tiết
Trần Quốc An
30 tháng 3 2017 lúc 10:56

Bạn tham khảo nhé:

Bài làm

Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích luỹ qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Câu nói đó có ý nghĩa như một chân lí khẳng định vai trò quan trọng của sách, đồng thời là lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách.

Vậy sách là gì mà lại có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của con người như vậy?

Có thể nói sách là một trong những điều kì diệu nhất mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy bút thì con người đã nghĩ đến tác dụng của sách và đã có những hình thức đầu tiên của sách, ởTrung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp, la Mã... những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai rùa, trên vách đá hoặc những văn ban cổ được ghi chép trên thẻ tre, trên da dê thuộc...

Sách là kho tàng chứa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú của con người. Tất cả nhữnggì đã xảy ra trong lịch sử phát triển của nhân loại mà con người cảm thấy cần lưu giữ, truyền đạt lại cho các thế hệ sau đều được ghi vào sách.

Trong cuộc sống, nếu như không có sách để cung cấp những kiến thức mới lạ và đểgiải trí sau những giờ phút học tập và làm việc căng thẳng thì chúng ta sẽ ra sao? Quả là nhờ có sách mà tầm hiểu biết của chúng ta ngày càng được mở rộng, nâng cao. Những cuốn sách nhỏ bé mang đến cho chúng ta bao điều lớn lao, mới mẻ và thú vị.

Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc xảy ra hàng ngày trên khắp thế giới mà còn biết được cả những sự kiện đã xảy ra từ thời xa xưa của lịch sử loài người. Sách còn là hướng dẫn viên tận tình, năng động, sẵn sàng đưa ta du lịch khắp nơi, đến với những danh lam thắng cảnh, những kì quan nổi tiếng.

Rõ ràng, tác dụng của sách là vô cùng to lớn. Ngày nay, người ta vẫn thích thú tìm hiểu những trang sách cố đã có tự ngàn xưa, những hình vẽ bí hiểm trên vách hang động thời tiền sử, những mẫu tự lạ lùng trên các tấm da cừu, những chữ tượng hình trên các thẻ tre... Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau.

Truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích giúp ta hình dung được cuộc sống, tinh thần, vật chất của người xưa. Sách lịch sử giúp ta hiểu được những giai đoạn lịch sử thăng trầm của một dân tộc, một đất nước. Sách khoa học kĩ thuật đúc kết kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu trong mọi lĩnh vực... Sách văn học nghệ thuật giúp ta hiểu biết về những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những ước mơ và khát vọng ngàn đời của con người.

Sách còn giúp người đọc phát hiện và hiểu rõ mình hơn trong mối quan hệ với cộng đồng. Sách khơi dậy những điều tốt đẹp và mở rộng trước mặt ta một chân trời tươi sáng.

Sách còn dạy cho ta biết được bao nhiêu điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Sách không những giúp ta mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại nguồn hạnh phức, sự thanh thản cho tâm hồn. Sách vừa là người bạn thân thiết mang lại niềm tin yêu đến cho ta, vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta.

Tất cả những điều trên chứng minh rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ”.

Sách được viết ra không chỉ để cho mọi người đọc mà còn thểhiện ý tưởng, gửi gắm tâm sự của người cầm bút. Khi sáng tác, tác giả đặt ra mục đích viết cho ai? Viết đểlàm gì? Viết như thế nào? Các tác giả có thể viết về nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống, cũng có khi cùng một đề tài nhưng cách nhìn nhận, giải quyết vấn đề của từng tác giả lại khác nhau.

Từ khi sách trở thành hàng hóa thông dụng và phổbiến trên thị trường thì một số ít người làm công việc xuất bản in sách với mục đích lớn nhất là để kiếm lợi nhuận tối đa. Chính vì họ chỉ nghĩ tới lợi ích trước mắt nên họ sẵn sàng xuất bản và truyền bá những cuốn sách mang nội dung xấu, không phù hợp với ý nghĩa cao đẹp vốn cócủa sách. Hiện nay, đang lưu hành rất nhiều loại sách không rõ xuất xứ, nguồn gốc và không phải bất cứ loại nào cũng là bạn hiền, bạn tốt của mọi người. Vì thế, khi tìm đọc, chúng ta cần phân biệt sách tốt và sách xấu.

Thế nào là sách tốt? Đó là những cuốn sách phản ánh đúng các quyluật của tự nhiên và đời sống xã hội, giúp con người hiểu rõ giá trị của mình, từ đó có ý thức về nghĩa vụ của bản thân đối với cộng đồng. Nó tiếp thêm sinh lực, làm cho con người thêm tự tin, tự hào, có lí tưởng, mục đích sống tốt đẹp, có quyết tâm phấn đấu trong học tập và làm việc để cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Sau khi đọc một quyển sách hay, tâm hồn ta trở nên phong phú và trong sáng hơn, biết sống nhân ái, biết vươn tới cái đẹp trong cuộc đời.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách có nội dung tiêu cực, đầu độc tâm hồn tuổi trẻ, biến thanh thiếu niên thành những kẻ xấu xa, ích kỉ; hoặc là những cuốn sách xuyên tạc hiện thực đời sống, đưa đến cho người đọc những kiến thức sai lệch về thế giới xung quanh, gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc, đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những bản năng thấp hèn của con người.

Những cuốn sách như thể không thể “thắp sáng trí tuệ” của con người mà ngược lại làm cho nhận thức lệch lạc, tình cảm khô cằn, nhân cách suy thoái.

Trong khi sách tốt là một thứ thuốc bổ dưỡng tinh thần cực kì công hiệu thì sách xấu lại là một thứ thuốc độc vô cùng nguy hại, cần phải bài trừ. Bởi vậy, chúng ta phải xác định cho mình một thái dộ đúng đắn đối với việc đọc sách. Trước hết, ta phải biết quý trọng sách và coi đọc sách là một việc rất cần thiết phải làm thường xuyên. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách là điều thiệt thòi rất lớn. Tuy vậy, ta phải biết chọn sách phù hợp với trình độ và lứa tuổi của mình. Đọc xong cuốn sách phải suy ngẫm, đem những điều hay lẽ phải tiếp thu đượctừ sách vận dụng vào thực tế đời sống để mọi công việc đạt kết quả cao hơn và cuộc sống tinh thần của mình phong phú hơn.

Đọc sách vừa là cách tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, vừa là hình thức giải trí lành mạnh. Từ trước đến nay, có không ít những cuốn sách không chỉ khai sáng cho một người, trăm người, triệu người... mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galilê về trái đất và thái đương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục vũ trụ.

Đọc tiểu thuyết Bandắc, ta hiểu ma lực ghê gớm của đồng tiền trong xã hội tư bản châu Âu thế kỉ trước. Đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu đời sống tinh thần phong phú của con người phương Đông. Đọc thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát... ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì. Đọc thơ của Hồ Chí Minh, ta hiểu cái dũng, cái trí, cái nhân của người chiến sĩ cách mạng đẹp đẽ biết nhường nào. Có thể kết luận rằng lợi ích của sách là vô cùng lớn lao. Đúng với nhận xét: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.

Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và ham mê đọc sách. Xưa kia, sốngười biết chữ rất hạn chế cho nên đọc sách chỉ là đặc quyền của một số ít người. Ngày nay, thú đọc sách là của tất cả mọi người. Trong thời đại khoa học phát triển mạnh mẽ, mặc dù có rất nhiều phương tiện học tập và giải trí hiện đại như tivi, trò chơi điện tử, phim ảnh, băng đĩa các loại... nhưng không gì có thể thay thế được vai trò của sách. Sách vẫn tiếp tục phát huy khả năng kì diệu của nó. Ta thử hình dung một thế giới không có sách thì sẽ ra sao? Điều đương nhiên là không có sách, nền văn minh nhân loại sẽ dần dần tàn lụi.

Trần Ngọc Định
30 tháng 3 2017 lúc 18:29

Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.

Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.

Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.

Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.

Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.

Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.

Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.

Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.

Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.

nguyễn thị ngọc khánh
10 tháng 3 2018 lúc 16:02

Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiện để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách. Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khóa trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích lũy, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người bạn thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn động viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiện trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.

Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. Ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xóa mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho mục đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Nhưng một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tính nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: Đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiểu thêm được tác dụng mà sách đem lại.

Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 9 2023 lúc 18:39

- Tóm tắt:

Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viện thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... nhưng vẫn không nhìn rõ được. Một lần, anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.

- Truyện Cái kính trích từ tập sách Những người thích đùa của Nê - xin.

Hải Phong
13 tháng 9 2023 lúc 19:33

Phương pháp giải:

Đọc và tóm tắt văn bản

Lời giải chi tiết:

Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác sĩ bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viễn thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... những vẫn không nhìn rõ được. Một lần anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.

- Truyện Cái kính trích từ tập sách Những người thích đùa của Nê - xin.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 9 2023 lúc 23:02

Tham khảo

a. Chuẩn bị theo các bước.

b. Bài nói tham khảo:

Lòng yêu nước đâu chỉ bắt nguồn từ tình yêu một cái cây trồng trước nhà, một triền đê lộng gió hay một dòng suối tươi mát… mà nó còn bắt nguồn từ một tình yêu tưởng chừng giản dị song lại vô cùng cao đẹp, có sức mạnh to lớn vượt qua mọi xiềng xích, gông cùm, đó là tình yêu tiếng nói dân tộc. Vì có có ý kiến cho rằng: Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước? Câu nói đã khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ về tình yêu tiếng nói dân tộc trong mọi hoàn cảnh…

Tiếng nói dân tộc chính là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc khỏi áp bức, giữ vững được tiếng nói là nắm vững chìa khóa gông xiềng nô lệ.

Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chúng được một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Dùng tiếng nói thống nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước. Trong các cuộc  cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trương đường lối lãnh đạo đúng đắn thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp về tinh thần đoàn kết ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng nói dân tộc khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hóa dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hết là giữ vững được bản sắc văn hóa riêng. Văn hóa lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình trở thành kẻ ăn nhờ ở đậu sẽ là điều tất yếu. Vì lẽ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luận đặt vấn đề nô dịch văn hóa lên hàng đầu. Như vậy tình yêu tiếng nói dân tộc giữ một vai trò nhất định, một sức mạnh to lớn trong quá trình đấu tranh bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.

Tình yêu tiếng việt của người Việt, của dân tộc Việt là một minh chứng hùng hồn cho chân lí sáng ngời đó. Tiếng Việt của chúng ta có một lịch sử lâu đời. Lịch sử tiếng  Việt là lịch sử của đời sống tư tưởng, tâm hồn tình cảm người Việt, là lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước kiên cường bất khuất. Còn nhớ một nghìn năm Bắc thuộc, khi đất nước bị các triều đại phong kiến phương Bắc thuộc, khi đất nước bị các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp đô hộ, chúng thực hiện chiến dịch đồng hóa bứt nhân dân học chữ Nho, còn nhớ tới trăm năm bị thực dân Pháp đô hộ, chúng thực hiện chính sách đồng hóa theo lối Tây học, Âu hóa. Tưởng chừng tiếng Việt se xbij Hán hóa, Tây hóa… tưởng chừng tiếng Việt sẽ bị ngôn ngữ ngoại lại đốn gục trong đấu trường văn hóa. Vì vậy tiếng việt vẫn được bảo tồn lưu giữ.

Tiếng Việt vẫn “sống”… sống trong lời ăn tiếng nói giản dị hằng ngày của dân nhân sống trong những câu ca dao, làn điệu dân da ấm áp ân tình, thủy chung, sống trong những trang thơ thuần Nôm đầy hương vị dân tộc của Nguyễn Trãi trong những trang Kiều của cụ Nguyễn Du, trong những vẫn thơ lãng mạn thành tấm lục bạch hứng vong hồn của cả thế hệ”

Trên thế giới những hoạt động bảo vệ tiếng nói dân tộc luôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Nước Nga đã chọn một năm làm năm tiếng Nga, nước Pháp đang rất quan tâm xây dựng cộng đồng Pháp ngữ. Chính phủ Trung Quốc đã có quy định về việc viết thương hiệu, tên của các cơ quan tổ chức theo nguyên tắc chữ Hán.

Ở Việt Nam ta từ ta từ xa xưa yêu cầu bảo vệ tiếng nói dân tộc đã được đặt ra như một nội dung quan trọng. Vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói của dân tộc khác. Nguyễn Trãi nhấn mạnh người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ để làm loạn ngôn ngữ nước nhà. Hồ Chí Minh đã từng phê phán căn bệnh nói chữ “ Của mình có mà không dùng lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao”

Tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt qua các thời kỳ lịch sử lại thấy xót xa đau đớn, trước nguy cơ mai một của tiếng Việt, trước sự biến dạng của tiếng Việt ngày nay. Tiếng Việt hay là thế, đẹp là thế, có sắc thái biểu cảm và cấp độ  nghĩa thật phong phú và tinh tế là vậy mà người ta lại thay thế những từ xin lỗi cảm ơn đồng ý bằng những từ sorry, thank you, ok một cách tùy tiện mọi lúc mọi nơi. Tự hào biết ơn, ghi công biết bao người đã và đang gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt lại chợt xót xa giật mình trước con số, 4,56 triệu kết quả “báo động tình trạng sử dụng sai tiếng Việt” trên Google giật mình với chính mình khi mình cũng là một trong nhiều bạn trẻ vẫn vô tư sáng tạo ra những thứ ngôn ngữ “đọc hiểu được chết liền” vẫn vô tư chêm vào những câu tiếng Anh, tiếng Hoa nửa tây nửa ta một cách tự do vô ý thức giật mình trước một đoạn văn của một chàng thanh niên nước ngoài xa xứ viết về nỗi nhớ quê hương bằng tiếng Việt trong khi bao người lại chối bỏ tiếng mẹ đẻ thân thương.  Tất cả đều bắt nguồn từ thói quen sử dụng tiếng ngoài từ suy nghĩ nói như thế mới là sành điệu, mới đúng mốt từ thái độ coi thường hoặc thiếu ý ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Hiểu rõ được điều đó, mỗi người chúng ta phải nhận thức rõ được tình yêu với tiếng mẹ đẻ. Tình yêu đó không chấp nhận sự pha trộn lai căng lạm dụng tiếng nước ngoài.

Chúng ta cần biết yêu quý và quý trọng tiếng việt, phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng, bảo vệ tiếng Việt có ý thức phát triển Tiếng Việt. Hãy luôn tâm niệm:

Tôi chỉ biết nếu tiếng nói tôi biến mất

Thì tôi sẵn sàng nhắm mắt buông xuôi

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 16:13

Bước 1: Nghe ý chính và ghi tóm tắt

- Tập trung lăng nghe nội dung và chú ý vào ý chính của bài nói (vấn đề trọng tâm mà người nói sẽ trình bày).

+ Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc. Thông thường, người trình bày sẽ giới thiệu ý chính của bài nói trong phần mở đầu bằng một số mẫu câu như "Hôm nay, tôi sẽ trình bày về...", "Trong bài này, tôi muốn nhấn mạnh về vấn đề...". Những ý chính của bài cũng sẽ được nhấn mạnh ở phần kết thúc.

+ Chú ý tốc độ nói. Thường người nói sẽ nói chậm, nhấn mạnh ở những chỗ trình bày ý chính và nói với tốc độ nhanh hơn ở những ý bổ trợ.

+ Chú ý từ khóa của bài nói. Từ khóa là từ ngữ quan trong, thể hiện nội dung chính của bài nói. Thường khi trình bày ý chính, người nói sẽ nhắc đến từ khóa của bài nói.

+ Chú ý các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như: sơ đồ, bảng, hình ảnh,... Các phương tiện này thường được sử dụng để làm rõ ý chính của bài nói.

- Kết hợp lắng nghe và ghi chép bằng cách:

+ Ghi ngắn gọn bằng ngôn từ của mình, ghi dưới dạng cụm từ, từ khóa.

+ Sử dụng các kí hiệu, gạch đầu dòng để làm nổi bật các ý.

+ Thể hiện các ý chính dưới dạng sơ đồ.

Hà Quang Minh
27 tháng 12 2023 lúc 16:13

Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi với người nói ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

- Trao đổi phần tóm tắt với những người nghe khác để chỉnh sửa cho chính xác.

Nguyen thi lan
Xem chi tiết
Thiên Bình đáng yêu
6 tháng 5 2018 lúc 14:22

Những câu tục ngữ, ca dao trên nói về bổn phận của con cái đối với cha mẹ là: Con cái phải nghe theo những lời dạy bảo của cha mẹ, không được cãi lại cha mẹ. Công của cha, công của mẹ rất lớn lao, đã vất vả để nuôi con lớn lên thành người nên tất cả những người con đều phải chăm chỉ học hành, giúp đỡ cha mẹ để không phụ lòng công lao to lớn của những người cha và người mẹ.

Mình có lặp lại các từ ngữ thành nhiều lần, nếu bạn thấy không hợp lí có thể bỏ đi cũng được nha!

||  kenz ||
2 tháng 8 2020 lúc 16:24

Những câu ca dao đó , nói lên những bổn phận của con cái dối vs cha mẹ là : 

- Con ơi muốn nên thân người 

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha

=> Phải bt lắng nghe những lời cha mẹ dậy , phải lắng nghe cho dù là điều nhỏ nhặt và thay đổi nếu mình sai , phát huy khi mk đã làm đúng , học làm người sao cho tốt 

Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

=> Con cái không được cãi , hỗn láo ,xung hô hỗn xược với cha mẹ , phải luôn luôn bt nghe lời ba mẹ 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 

=> Phải bt tôn trọng chữ hiếu , công cha của ba mẹ vô cùng to lớn vì thế pk luôn luôn hiếu thảo vs ba mẹ để đáp lại công ơn to lớn ấy 

Học tốt ^^ 

Khách vãng lai đã xóa
đạt lưu tấnfa
2 tháng 8 2020 lúc 17:13

con cãi cha mẹ chăm đường con hư

Khách vãng lai đã xóa
❄❤✰star boy✰❤❄
Xem chi tiết
minh nguyet
6 tháng 4 2021 lúc 19:26

Tham khaỏ nha em:

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chữ viết trở thành một phát minh vô cùng quan trọng, nó đã góp phần đưa con người tiến đến văn minh. Những dòng chữ quý báu đã được kết tinh trong những trang sách. Và có người đã cho rằng: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".

Ý kiến trên hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. "Ngọn đèn sáng bất diệt" là ngọn đèn không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn. Trong văn học, hình ảnh của ánh sáng, của ánh đèn ngọn lửa còn biểu tượng cho sự soi đường, chỉ lối. Bởi thế, câu nói "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người" đã khẳng định sách là công cụ, phương tiện giúp con người mở mang trí tuệ, vươn đến sự phát triển. Sách đưa chúng ta đến một chân trời mới, cao hơn, xa hơn với những lý tưởng cao đẹp của con người.

Từ ngàn xưa, người ta đã biết cách tạo ra những văn tự làm từ thẻ tre, mai rùa hay được khắc trên đá, thân cây hay vách núi… những chữ tượng hình. Dần dần qua thời gian, khi kĩ thuật phát triển thì chữ viết được lưu lại trên những trang giấy mỏng và tiện lợi. Nhờ chữ viết và các phương tiện lưu lại chữ viết - ta gọi là “sách” - mà con người đã lưu giữ và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác, từ nơi này qua nơi khác những hiểu biết của mình về tự nhiên và xã hội. Từ đó, chúng ta có thể tìm trong sách rất nhiều điều: lịch sử, khoa học tự nhiên xã hội, vật lý, địa lí, sinh học… ấy là một thế giới thu nhỏ. Đọc sách, ta biết về thuở khai thiên lập địa của đất nước, từ lịch sử các vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ từng dựng nước và giữ nước. Đọc sách, ta biết về những kì quan của thế giới, từ những đại dương bao la, những đỉnh núi hùng vĩ cao ngất trời đến những nơi xa xôi sâu thẳm và độc địa mà ta không cần phải đặt chân tới. Đọc sách, ta còn hiểu về những kiến thức khoa học tinh vi như phân tử, lượng tử, hạt nhân,… Sách thực sự là chiếc cửa sổ để cho chúng ta nhìn ra thế giới.

Chính bởi sách lưu giữ trí tuệ con người nên đó là cơ sở để con người hiểu về thế giới và từ đó khai thác, chinh phục thế giới. Từ những hiểu biết sơ khai về vũ trụ của Bru-nô mà Ga-li-lê đã nghiên cứu rồi khẳng định rằng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” và tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn nổi tiếng. Từ những tiền đề toán học xa xưa mà các nhà toán học Ta-lét, Py-ta go,… đã chứng minh được những định lí quan trọng,… Đến lượt thế hệ chúng ta hôm nay, từ kiến thức sách vở cha ông để lại, chúng ta phát minh ra tàu siêu tốc, tàu vũ trụ, cách tạo ra năng lượng mặt trời,… Sách quả là thứ ánh sáng diệu kì dẫn dắt trí tuệ con người phát triển, thậm chí bùng nổ!

Nhưng có phải bất kì loại sách nào cũng là "ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người không?". Sách cũng có nhiều loại sách. Đa số các loại sách đều ca ngợi đạo đức, phẩm chất, phát triển trí tuệ phục vụ cho đời sống. Nhưng có những loại sách chỉ nhằm phá hoại đạo đức, làm xói mòn tư duy con người. Nó dẫn chúng ta đến một cuộc sống không lành mạnh, đồi trụy, phản quốc. Có hàng trăm loại sách báo phản động vẫn còn rải rác trên khắp thế giới. Vì vậy ta cần loại bỏ nó ngay.

Vậy chúng ta phải làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người? Đó là một thách thức không nhỏ đối với mỗi con người. Vậy nên, để sách mãi là ngọn đèn sáng bất diệt của trí lực con người, chúng ta cần biết phân loại sách, lựa chọn và loại thải những loại sách xấu. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết phát huy những phẩm chất tốt đẹp, biết cảm thụ những cái thâm thuý, tinh hoa và tình cảm tốt đẹp của sách đó không phải chỉ đọc suông. Chúng ta phải sáng tạo, sáng tạo không ngừng và làm ra các loại sách có ích, thực tế để cuộc sống ngày một phát triển tốt đẹp hơn.

Ngay nay, có rất nhiều hình thức thông tin hiện đại như internet, điện thoại, báo, đài…. nhưng vai trò của sách vẫn rất lớn và câu nói trên vẫn còn nguyên ý nghĩa. Sách có những đặc điểm riêng ưu việt hơn hẳn những hình thức thông tin vừa kể: sách không phụ thuộc vào đối tượng khác (điện, kết nối mạng, đường dây liên lạc,…), sách lại nhỏ gọn, đầy đủ rõ xuất xứ nguồn gốc,… Sách không chỉ đưa chúng ta đến chân trời kiến thức mới mà còn là những thành tựu mà loài người đã đúc kết thành kho tàng kiến thức của nhân loại và sách cũng trở thành một vũ khí sắc bén để đánh bại sự ngu dốt.

 

"Sách là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người", do đó, chúng ta luôn phải biết giữ gìn, không phải là giữ sách cho mới, mà là giữ gìn những gì quý báu và bổ ích của sách để phát triển trí tuệ của mình. Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có con người.