Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 4 2017 lúc 13:41

=> Đáp án B

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
4 tháng 10 2023 lúc 0:09

Gợi ý 

     Được sự giúp đỡ của bà tiên, Tin-tin và Mi-tin đến thăm Vương quốc tương lai. Trước tiên hai bạn đến thăm Công xưởng xanh. Ở đây sản xuất các loại máy móc, thuốc men cho thế giới tương lai do các em bé sắp ra đời sáng chế. Tin-tin trông thấy một cái máy như đôi cánh xanh, cậu lấy làm thắc mắc thì được em bé thứ nhất cho biết em dùng máy đó để chế tạo một vật làm cho con người hạnh phúc. Mi-tin chỉ cảm nhận hạnh phúc khi ăn. Cái tính háu ăn làm cậu ta hỏi liền xem vật đó ăn có ngon không, có ồn ào không? Em bé thứ nhất mời hai bạn xem vật đó và cho biết nó không ồn ào gì cả. Tin-tin háo hức đòi xem nhưng chưa kịp xem thì em bé thứ hai chen vào. Em bé ấy muốn cho hai bạn xem sáng chế của mình: đó là ba mươi vị thuốc trường sinh đặt ở những cái lọ xanh. Đặc biệt là em bé thứ ba mang theo một thứ ánh sáng lạ thường chưa ai biết cả. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin khoe một thứ máy biết bay như một con chim. Liền lúc ấy, em bé thứ năm cho hai bạn xem một thứ máy biết dò tìm các kho báu còn giấu kín trên Mặt Trăng.

Nguyễn Thị Thu Uyên
Xem chi tiết
gray thiện
28 tháng 9 2019 lúc 21:06

cái này là theo bạn 

bạn thích ai thì nói ra rồi mình cho biết là vì sAO

Ngoc Han ♪
28 tháng 9 2019 lúc 21:08

Trl : 

Vở kịch được đặt tên là '' Lòng dân '' vì thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng . Tin yêu cách mạng nên người dân sẵn sàng xả thân bảo vệ cách mạng . Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng .

Em thích nhất là nhân vật Dì Năm vì Dì Năm gan dạ , dũng cảm , sẵn sàng cứu chú Cán bộ khỏi những tên Lính , tên Cai độc ác , hại nước , hại dân .

Phương
28 tháng 9 2019 lúc 21:13

Vở kịch được đặt tên là Lòng dân vì thể hiện được tấm lòng người dân đối với cách mạng.Tin yêu cách mạng trọn lòng nên người nên người  dân sắn sáng xả thân bảo vệ cách mạng .Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng

lê đăng hưng
Xem chi tiết
•¢ɦẹρ➻¢ɦẹρ
4 tháng 1 2022 lúc 9:22

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là

A. sử thi Đăm-săn.

B. vở kịch Sơ-kun-tơ-la.

C. sử thi I-li-át

Relky Over
4 tháng 1 2022 lúc 9:24

Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là

A. sử thi Đăm-săn.

B. vở kịch Sơ-kun-tơ-la.

C. sử thi I-li-át

Anh Thư
4 tháng 1 2022 lúc 9:27

chọn C ak 

Nguyễn Đình Nam
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 5 2019 lúc 14:23

Đáp án cần chọn là: D

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 12:19

STT

Nhân vật trong tác phẩm truyện

Nhân vật trong tác phẩm chèo

1

Sử dụng tình huống truyện.

Tính cách của nhân vật được thể hiện qua phục trang và cử chỉ trên sân khấu.

2

Thể hiện tâm lí và suy nghĩ của nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm, lời trữ tình ngoại đề hoặc hành động.

Tâm lí, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua lời nói và hành động của chính nhân vật đó.

3

Nhân vật sử dụng ngôn ngữ đời thường.

Sử dụng ngôn ngữ đời thường xen lẫn lời ca của chèo.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Bài viết tham khảo:

Những vở kịch của Sếch-xpia luôn là nguồn tài nguyên giá trị để các thế hệ sau khai thác, khám phá. Không chỉ lột tả được bức tranh chân thực của thời đại, ông còn đem đến cho nhân loại vô vàn thông điệp, giá trị nhân sinh sâu sắc. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ qua văn bản "Sống hay không sống - đó là vấn đề", trích trong vở bi - hài kịch "Bi kịch của Hăm-lét, hoàng tử Đan Mạch".

Về nội dung, tác phẩm mang đến rất nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa đối với nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu nhận xét, "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã phản ánh được tinh thần của thời đại. Trong xã hội nơi sự mưu mô, xấu xa bao trùm, vẫn có những con người luôn hướng tới cái lương thiện, tốt đẹp. Ở đó, ta thấy cuộc đấu tranh không hồi kết giữa cái thiện và cái ác, giữa lí tưởng sống cao cả của con người với thực tại đổ vỡ, tối tăm. Qua đây, tác giả muốn hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, đưa ra được câu hỏi mang bản chất triết học của loài người: "Sống hay không sống?". Đây là vấn đề đề cập đến mục đích sống của từng cá nhân. Để trả lời câu hỏi ấy, con người cần ý thức được thực tại vô định, bất công. Từ đó suy xét và hình thành suy nghĩ: "Hành động hay không hành động?". Tất cả đều nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, công bằng và hạnh phúc cho nhân loại.

Về nghệ thuật, đầu tiên phải kể tới nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng tài hoa của Sếch-xpia. Đó là Hăm-lét- người suy nghĩ bằng cả trái tim và trí óc, dám lên tiếng hoài nghi cả xã hội; là tên vua Clô-đi-út nham hiểm, được ngụy tạo bằng những lời nói đường mật; tên Pô-lô-ni-út giả dối, độc đoán hay nàng Ô-phê-li-a thủy chung nhưng sợ lễ giáo, cường quyền;... Tất cả đã tạo nên một hệ thống các nhân vật điển hình với những màu sắc rõ ràng, riêng biệt. Ngôn ngữ kịch cũng được Sếch-xpia sử dụng vô cùng điêu luyện. Nhìn vào những cuộc đối thoại trong văn bản, ta thấy rất rõ sự biến chuyển linh hoạt: từ đau đớn, tự vấn đến giễu cợt, gay gắt, mỉa mai. Bên cạnh đó, ngôn ngữ độc thoại đặc sắc đã góp phần quan trọng thể hiện tư tưởng, góc nhìn của nhân vật cũng như của tác giả. Không chỉ vậy, những xung đột trong kịch cũng được gắn liền với xung đột nội tâm nhân vật Hăm-lét. Từ niềm tin mãnh liệt vào con người, Hăm-lét dần chuyển sang hoang mang, lo sợ trước thực tại đổ vỡ. Từ đó, có thái độ hoài nghi, chán nản với nhân sinh. Sau cùng, trải qua bao sóng gió, chàng đã nhận thức lại thế giới và nảy sinh nghị lực phản kháng.

Như vậy, có thể nói tác phẩm "Sống hay không sống - đó là vấn đề" đã thể hiện vô cùng rõ nét tài năng cũng như tầm nhìn mang tính vĩ mô của đại văn hào Sếch-xpia. Qua đó, để lại cho nhân loại một kiệt tác mà đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị.

Thánh Lụ Đạn
Xem chi tiết

- Tại sao chị lại chọn một cái tên kịch bản nghe "thật thà” như vậy?

- Có lẽ tôi không giỏi về cách chọn tên cho một vở kịch. Cân nhắc mãi, “Cô gái xinh đẹp” vẫn là sự lựa chọn khả dĩ nhất. Bởi nội dung vở diễn cũng đơn giản như vậy: Ba cô gái trẻ, cùng là sinh viên, do hoàn cảnh, họ trượt dốc, bỏ học rồi hàng đêm phải bán mình để sống. Tất nhiên, những cô gái ấy luôn trăn trở, vật lộn để tìm cách thoát khỏi cảnh ngộ của mình...

- Những đề tài như vậy đã có nhiều - không chỉ với sân khấu mà cả trong điện ảnh hay văn học nữa. Chị có sợ một sự sáo mòn về cách khai thác không?

- Tôi rất lo nên luôn cố gắng để kịch bản khỏi sa vào mô tả, phác họa chuyện hậu trường của những cô gái làm tiền - điều mà “Gái nhảy” đã thực hiện. “Cô gái xinh đẹp” chủ yếu hướng tới những diễn biến tâm lý của họ.

Khi đã bước chân vào con đường ấy mỗi cô gái đều gần như khó lòng dứt mình ra được. Với cách nhìn của tôi, họ chỉ có thể làm được điều ấy khi có một người đàn ông ở cạnh mình. Một người đàn ông có đủ tình yêu, sự bao dung và độ lượng...

- Điều gì khiến chị có suy nghĩ ấy?

- Hiện tại, tôi sống trên một con phố của Hà Nội. Thật lòng, vào buổi tối, những cô gái như vậy không thiếu trên vỉa hè. Tôi băn khoăn: liệu họ có đủ nghị lực để bước khỏi vũng lầy sau khi đã bước vào đó hay không...

- Trong lĩnh vực văn xuôi, chị đã tìm được chỗ đứng với những truyện ngắn viết về cuộc sống và con người ở quê mình - vùng cao Hà Giang. Tại sao kịch bản đầu tiên này không phải là sự nối tiếp đề tài ấy?

- Những năm sống và làm báo ở Hà Giang đã giúp tôi hiểu nhiều về cách sống và tình cảm của con người nơi đây. Chút thành công có được từ truyện ngắn cũng là nhờ vốn quý ấy. Còn để một vở kịch về đề tài miền núi thành công, đó là một chuyện hoàn toàn khác. Tôi không nên đòi hỏi đạo diễn, diễn viên - những con người đang sống ở thành phố - có một cách nghĩ, cách hiểu về miền núi như mình. Đó là chưa nói tới đặc thù của kịch bản sân khấu. Ngôn ngữ và cấu trúc của nó có lẽ cũng khó lòng chuyển tải những gì tôi viết trong truyện ngắn.

- Vậy chị bắt đầu viết kịch bản sân khấu từ bao giờ?

- Năm 2001, tôi có học một lớp đào tạo ngắn về kịch bản sân khấu do Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức. Học chưa xong thì bỏ dở vì công việc ở cơ quan. Rồi mãi tới khi lập gia đình, chồng tôi cũng làm việc trong ngành sân khấu. Có một người suốt ngày nói chuyện sân khấu trong nhà, việc bắt tay vào viết kịch cũng là điều dễ hiểu thôi.

- Hiện giờ, đạo diễn Quang Hải đang chuẩn bị dựng bộ phim “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” phỏng theo truyện ngắn cùng tên của chị. Còn với sân khấu, chị mong gì ở vở diễn này?

- Tôi chưa dám nói tới chuyện thành công hay không. Quan trọng nhất, đây là cơ hội để tôi thử sức mình. Vì viết kịch cũng là một cách tiếp cận với cuộc sống hiện đại của một thành phố như Hà Nội - nhất là khi tôi chưa có nhiều thời gian để hiểu nó.

- Cảm ơn chị

Khách vãng lai đã xóa
Thánh Lụ Đạn
20 tháng 9 2021 lúc 16:59

nhanh lên mọi người mình đang vội

Khách vãng lai đã xóa
Thái Sơn
20 tháng 9 2021 lúc 17:02

trả trên mạng í, đây cũng đang vội:)))

Khách vãng lai đã xóa