Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Mai Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Hiệp sĩ bống tối Tri...
10 tháng 9 2019 lúc 19:20

A. Mở bài

Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.

B. Thân bài (Diễn biến sự việc)

- Mở đầu

- Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …

- Thắt nút - Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Phát triển

- Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.

- Mở nút

- Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.

- Kết thúc

- Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.

C. Kết bài

- Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước.

Kể lại truyện Thánh Gióng mẫu 1

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

pham van thien
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 9 2023 lúc 15:03

Văn bản "Tôi đi học":

- Kể lại sự việc những sự chuẩn bị, cảm giác hồi hợp lo lắng xe lẫn sự bồi hồi hớn hở của tác giả - bé Hồng trong ngày đầu tiên đến trường.

- Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh trên con đường làng đi học quen thuộc.

- Cốt truyện đặt biệt ở chỗ: tình cảm, suy nghĩ chân thực hồn nhiên của một cậu bé lên 7 đồng thời chi tiết "chú chim hót .. bay cao" ở kết truyện thể hiện mong muốn nhìn ngắm rõ hơn thế giới bên ngoài, từ đó gợi nên giây phút đổi mới bắt đầu vào việc học của bé Hồng.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 9 2023 lúc 14:59

Văn bản "Tôi đi học" là những dòng hồi tưởng của tác giả về buổi tựu trường. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức của nhân vật "tôi" khi được mẹ đưa đến trường trên con đường làng quen thuộc. Những cảnh vật, con người thân quen bỗng trở nên kì lạ khi trong lòng tác giả cũng có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học".

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 9 2023 lúc 23:15

Tham khảo

Nét đặc sắc nổi bật  của Mắt sói là cách kể chuyện đầy sáng tạo của Pennac : ý tưởng mới lạ, cốt truyện lồng ghép, sự di chuyển điểm nhìn, văn phong trong sáng. Bên cạnh đó, có thể nói Mắt sói là câu chuyện của những đối cực, vừa hài hước, ngộ nghĩnh, nhẹ nhàng vừa sâu sắc, đau đớn, mất mát. Có lẽ vì vậy mà nhiều người tin rằng đây sẽ là cuốn sách có thể ru trẻ ngủ nhưng cũng khiến người lớn phải ngỡ ngàng vì chiều sâu triết lý..

Cốt truyện đa tuyến có điểm nhìn hiện tại - quá khứ và tương lai của cậu bé ở trong đó.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
13 tháng 9 2023 lúc 19:31

Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa cho thấy sự hài hước, trào phúng của văn bản này.

Trần Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Hoàng hôn  ( Cool Team )
10 tháng 9 2019 lúc 21:16

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

Công chúa sao băng
10 tháng 9 2019 lúc 21:17

 Vô Thống kê hỏi đáp của mình nha

Chúc bạn học tốt , k mk nha

Ai k mình mình k lại !!!

OK , REALY

Minh nhật
10 tháng 9 2019 lúc 21:21

Trong chương trình Văn học lớp 6, em đã được học rất nhiều chuyên cổ. tích và truyền thuyết hay. Nhưng em thích nhất là truyện truyền thuyết Thánh Gióng. Câu chuyện đã kể về một người anh hùng đánh giặc giữ nước.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão nghèo. Họ rất chăm chỉ làm ăn nhưng lại hiếm con. Tuổi đã cao mà vẫn chưa có được một mụn con. Một hôm, bà vợ đi ra đồng, nhìn thấy một vết chân to, bà bèn đặt chân mình vào ướm thử. Nào ngờ, về nhà bà thụ thai. Đến tháng thứ mười hai, bà sinh được một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng vui mừng, đặt tên đứa bé là Gióng. Nhưng niềm vui của ông bà trở thành nỗi lo khi thấy Gióng lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đó.

Bấy giờ có giặc n đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Vua vô cùng lo lắng, cho sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Vừa nghe thấy tiếng sứ giả loa truyền, chú bé Gióng bỗng cất tiếng nói đòi mẹ cho gọi sứ giả vào gặp. Mẹ Gióng thấy con mình cất tiếng nói thì vô cùng mừng rỡ, chạy đi mời sứ giả. Khi gặp sứ giả, Gióng bèn bảo sứ giả về tâu vua, làm cho một áo giáp sắt, một con ngựa sắt và một cái roi sắt. Nhà vua mừng rỡ, truyền cho thợ làm gấp ngày đêm.

Kỳ lạ hơn, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé Gióng lớn nhanh như thổi. Ăn bao nhiêu cũng không thấy no. Cả làng cùng góp gạo nuôi Gióng. Ai cũng mong chú bé lớn nhanh, khỏe mạnh để giúp vua đánh gặp cứu nước. Giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy, ai cũng hoảng sợ, hoảng hốt. Đúng lúc đó, sứ giả đem những thứ Gióng yêu cầu đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai trở thành tráng sĩ, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội, phun lửa, lao thẳng vào đám giặc. Quân giặc hoảng sợ. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí. Lũ giặc giẫm đạp lên nhau mà chạy. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp, cả người và ngựa bay về trời.

Vua nhớ công ơn, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.

Sau khi đã Kể lại chuyện Thánh Gióng bằng lờ

trung dũng sĩ =] 5s On...
Xem chi tiết
Dora Là Tớ
27 tháng 5 2016 lúc 9:32

Truyện "Thánh Gióng" là truyền thuyết vì các lý do sau : 
* Truyện phản ánh một sự kiện lịch sử (Đánh giặc Ân) của nhân dân ta, xoay quanh chiến công của một nhân vật lịch sử (Thánh Gióng), và còn lại di tích lịch sử là Đền Gióng dưới chân núi Sóc Sơn,.... Đó là yếu tố lịch sử của truyền thuyết 
* Truyện được xây dựng bằng các chi tiết kỳ ảo để ca ngợi, tôn vinh chiến công của các anh hùng, các nhân vật lịch sử : Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng, cậu bé 3 tuổi chẳng biết nói cười ; câu nói đầu tiên lại là xin đi đánh giặc ; những yêu cầu của Thánh Gióng với Vua (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt,...) 
sự lớn lên nhanh chóng của Thánh Gióng ; đánh tan giặc cưỡi ngựa sắt bay về Trời...)

Đỗ Nguyễn Như Bình
27 tháng 5 2016 lúc 9:33

Truyện "Thánh Gióng" là truyền thuyết vì các lý do sau : 
* Truyện phản ánh một sự kiện lịch sử (Đánh giặc Ân) của nhân dân ta, xoay quanh chiến công của một nhân vật lịch sử (Thánh Gióng), và còn lại di tích lịch sử là Đền Gióng dưới chân núi Sóc Sơn,.... Đó là yếu tố lịch sử của truyền thuyết 
* Truyện được xây dựng bằng các chi tiết kỳ ảo để ca ngợi, tôn vinh chiến công của các anh hùng, các nhân vật lịch sử : Sự ra đời kỳ lạ của Thánh Gióng, cậu bé 3 tuổi chẳng biết nói cười ; câu nói đầu tiên lại là xin đi đánh giặc ; những yêu cầu của Thánh Gióng với Vua (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt,...) 
sự lớn lên nhanh chóng của Thánh Gióng ; đánh tan giặc cưỡi ngựa sắt bay về Trời...)

Pikachu
27 tháng 5 2016 lúc 9:35

Dora Là Tớ  là  trung dũng sĩ =] 5s Online ~~~~

Tự hỏi tự trả lời.

Đừng tích nha!

Phạm Thành Duy
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Thanh Vân
14 tháng 12 2023 lúc 21:34

Ý nghĩa của truyện Cá sấu xem hát bội là: Đề cao sự mưu trí, biết dựa vào sự thuận lợi địa lí sẵn có, cùng hợp sức làm cho cuộc sống ngày thêm tốt đẹp hơn của người dân đồng bằng Nam Bộ.

Nguyễn Thủy Tiên
Xem chi tiết

tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

IamnotThanhTrung
11 tháng 4 2021 lúc 20:52

tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.