cho tam giác ABC vuông tại A AB=24 AC=32 Đường trung trực BC cắt AC , BC tại D và E tính DE
Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 24, AC = 32. Đường trung trực của BC cắt AC, BC theo thứ tự tại D và E. Tính DE
Cho tam giác ABC vuông tại A, AB=24cm, AC=32cm. Đường trung trực của BC cắt AC, BC theo thứ tự D và E. Tính DE.
Xét tam giác vuông ABC, ta có:
BC2 = AB2+ AC2 ( theo định lý py-ta-go)
BC2 = 242+ 322
BC2 = 1600
BC = 40(cm)
EC = BC : 2 = 40 : 2 = 20(cm)
Xét tam giác vuông ACB và tam giác vuông ECD có:
Có \(\widehat{A}\) = \(\widehat{E}\) = 90o
\(\widehat{C}\) chung
=> Tam giác ACB = tam giác ECD (g.g)
=> AC/EC = AB/DE
=> DE = AB.EC/AC = 15cm
Vậy DE = 15cm
Cho tam giác ABC nhọn. Kẻ AH vuông góc BC( H e BC ). Vẽ điểm D sao cho AB là đường trung trực của DH. Vẽ điểm E sao cho AC là đường trung trực của EH. Nối DE cắt AB,AC theo thứ tự tại I và K, DH cắt AB tại M. CMR:
a) D IMD = D IMH.( D = tam giác )
b) IA và KA là các tia phân giác góc ngoài tại đỉnh I và K của tam giác IHK.
c) HA là tia phân giác của góc IHK.
d) HA;IC;KB đồng quy.
Bạn nào giúp tui làm câu d đi ạ:"(
ai trl nhanh nhất mik tích cho nhé
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC). Đường trung trực của BC cắt BC,AC,AB theo thứ tự tại M,D,E. CMR: MA là tiếp tuyến của đường tròn đường kính DE
bạn có thể tham khảo qua link này
https://hoidap247.com/cau-hoi/102853
Cho tam giác ABC vuông tại A, AB > AC. Đường cao AH. D là điểm nằm trên nửa mặt phẳng bờ BC không chứa A và tam giác DBC cân tại D. Đường trung trực của AB cắt BC tại E. Chứng minh DE vuông góc BC
Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), đường cao \(AH\). Biết \(AB=24\) \(cm\), \(AC=32\) \(cm\). Đường trung trực \(BC\) tại \(I\) cắt cạnh \(AC\) tại \(K\). Tính góc \(HAC\), chu vi tam giác \(CIK\), diện tích tam giác \(CIK\).
Ta có \(\widehat{HAC}=\widehat{B}\) (cùng phụ với \(\widehat{C}\))
Mà \(\widehat{B}=\tan^{-1}\left(\dfrac{AC}{AB}\right)=\tan^{-1}\left(\dfrac{32}{24}\right)=\tan^{-1}\left(\dfrac{4}{3}\right)\approx53,13^o\)
Nên \(\widehat{HAC}\approx53,13^o\)
Ta có \(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{24^2+32^2}=40\) cm
\(\Rightarrow IB=IC=20cm\)
Ta có \(CH=\dfrac{AC^2}{BC}=\dfrac{32^2}{40}=25,6cm\)
\(AH=\dfrac{AB.AC}{BC}=\dfrac{24.32}{40}=19,2cm\)
Do vậy \(\dfrac{CI}{CH}=\dfrac{IK}{AH}\Rightarrow IK=\dfrac{CI.AH}{CH}=\dfrac{20.19,2}{25,6}=15cm\)
Mặt khác \(\dfrac{CI}{CH}=\dfrac{CK}{CA}\Rightarrow CK=\dfrac{CI.CA}{CH}=\dfrac{20.32}{25,6}=25cm\)
\(\Rightarrow C_{CIK}=CI+CK+IK\) \(=20+15+25=60cm\)
Mặt khác, \(S_{ABC}=\dfrac{1}{2}AB.AC=\dfrac{1}{2}.24.32=384cm^2\)
Lại có \(\Delta CIK~\Delta CAB\left(g.g\right)\) \(\Rightarrow\dfrac{S_{CIK}}{S_{CAB}}=\left(\dfrac{IK}{AB}\right)^2=\left(\dfrac{15}{24}\right)^2=\dfrac{25}{64}\)
\(\Rightarrow S_{CIK}=\dfrac{25}{64}S_{CAB}=\dfrac{25}{64}.384=150cm^2\)
Câu 4: Cho tam giác ABC vuông tại A(AB < AC) phân giác góc B cắt AC tại D .Kẻ DE vuông góc BC tại E. a/Chứng minh tam giác ABD = tam giác EBD b/Chứng minh BD là đường trung trực của đoạn thẳng AB. c/ Chứng minh: AB + AC > BC + DF
a: Xét ΔBAD vuông tại A và ΔBED vuông tại E có
BD chung
góc ABD=goc EBD
=>ΔBAD=ΔBED
b: ΔBAD=ΔBED
=>BA=BE; DA=DE
=>BD là trung trực của AE
4/. Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 3cm, AC = 4cm
a/ Tính BC
b/ Trung trực của BC cắt AC tại D và cắt AB tại F. Chứng minh
DBC = DCB.
c/Trên tia BD lấy điểm E sao cho DE = DC, Cm: ∆ BEC vuông => DF là phân giác góc ADE.
d/ Chứng minh: BE FC
Bài 3: Cho tam giác ABC cân tại A. Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Từ D kẻ DE vuông góc với AB (E ϵ AB) và DF AC (F ϵ AC). Chứng minh rằng:
a) DE = DF.
b) △ BDE = △ CDF.
c) AD là đường trung trực của BC.
a. xét tam giác vuông ADE và tam giác vuông ADF,có :
AB = AC ( ABC cân )
Góc EAD = góc FAD ( gt )
AD : cạnh chung
Vậy tam giác vuông ADE = tam giác vuông ADF ( c.g.c )
=> DE = DF ( 2 cạnh tương ứng )
b. xét tam giác vuông BDE và tam giác vuông CDF, có:
góc B = góc C ( ABC cân )
BD = CD ( AD là đường phân giác cũng là đường trung tuyến trong tam giác cân ABC )
Vậy tam giác vuông BDE = tam giác vuông CDF ( cạnh huyền. góc nhọn)
c. ta có: AD là đường phân giác trong tam giác cân ABC cũng là đường trung trực của BC
a: Xét ΔAED vuông tại E và ΔAFD vuông tại F có
AD chung
\(\widehat{EAD}=\widehat{FAD}\)
Do đó: ΔAED=ΔAFD
SUy ra: DE=DF
b: Xét ΔBDE vuông tại E và ΔCDF vuông tại F có
BD=CD
DE=DF
Do đó: ΔBDE=ΔCDF
c: Ta có: ΔABC cân tại A
mà AD là phân giác
nên AD là đường trung trực của BC