Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Mỗi khoảng thời gian ứng với những hoạt động như: Đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp; Gói bánh chưng, bánh tét; Chưng hoa ngày tết như hoa đào , mai ,quất ...
các hoạt động giữ gìn và phất huy ngày tết là:
- dọn dẹp nhà cửa và trang trí nhà của cho có không gian tết âm cúng vui vè hơn
- gói bánh chưng bánh tét với gia đình họ hàng
- hỏi tham chúc tết
- lì xì và nhận lì xì
- mặc áo dài truyền thống dân tộc( đồ nữ)
Để giữ gìn và phát huy truyền thống ngày Tết, chúng ta có thể thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa:
- Trước tiên, việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa và bày mâm ngũ quả không chỉ làm cho không gian sống thêm tươi mới mà còn thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên
- Chúng ta nên duy trì tục lệ thăm hỏi, chúc Tết ông bà, cha mẹ và họ hàng để thắt chặt tình cảm gia đình
-Các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống hay múa lân cũng là những nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn
-Ngoài ra, việc gói bánh chưng, bánh tét, hoặc chuẩn bị các món ăn ngày Tết giúp gắn kết các thành viên trong gia đình và lưu giữ tinh hoa ẩm thực Việt
-Chúng ta cần giáo dục thế hệ trẻ về ý nghĩa của ngày Tết thông qua những câu chuyện cổ tích, tục ngữ, và lễ nghi để những giá trị truyền thống được truyền lại qua nhiều thế hệ
.......
Một vật dao động có hệ thức giữa vận tốc và li độ là \(\frac{v^2}{640}+\frac{x^2}{16} = 1\) (x:cm; v:cm/s). Biết rằng lúc t = 0 vật đi qua vị trí x = A/2 theo chiều hướng về vị trí cân bằng. Phương trình dao động của vật là
A.\(x=8\cos(2\pi t +\frac{\pi}{3}) \ (cm)\)
B.\(x=4\cos(4\pi t +\frac{\pi}{3}) \ (cm)\)
C.\(x=4\cos(2\pi t +\frac{\pi}{3}) \ (cm)\)
D.\(x=4\cos(2\pi t -\frac{\pi}{3}) \ (cm)\)
Phương trình tổng quát: \(x= A\cos(\omega t +\varphi)\)
Áp dụng công thức độc lập: \(A^2 = x^2 +\frac{v^2}{\omega ^2} \Rightarrow (\frac{x}{A})^2+(\frac{v}{\omega A})^2=1\)\(\Rightarrow\left\{ \begin{array}{} A^2 = 16\ \\ \omega^2 A^2 =640 \end{array} \right.\)\(\Rightarrow\left\{ \begin{array}{} A = 4\ \\ \omega =2\pi \end{array} \right.\)
t = 0\(\Rightarrow\left\{ \begin{array}{} x_0 = A/2\\ v_0 <0 \end{array} \right.\)\(\Rightarrow\left\{ \begin{array}{} \cos \varphi = \frac{1}{2}=0,5\\ \sin \varphi >0 \end{array} \right. \Rightarrow \varphi = \frac{\pi}{3}\)
Phương trình dao động: \(x=4\cos(2\pi t +\frac{\pi}{3}) \ (cm)\)
Hòa tan hết 4 gam hỗn hợp A gồm Fe và 1 oxit sắt trong dung dịch acid HCl dư thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 cho đến dư vào X thu được dung dịch Y chứa 9,75 gam muối tan. Nếu cho 4 gam A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được V lít NO ( sản phẩm khử duy nhất – đktc)/ V= ?
A.0,747
B.0,824 l
C.1,12 l
D.0,896 l
nFe = nFeCl3 = 0,06 mol => nO (oxit ) = ( 4 – 0,06.56)/16 = 0,04 mol
Quy đổi 4 gam A thành Fe và O. Cho tác dụng với HNO3 :
Fe à Fe3+ + 3e O + 2e à O2-
0,06 0,18 0,08 0,04
N+5 + 3e àNO => V = 0,1/3.22,4 = 0,747 lit
0,1 0,1/3
Hòa tan hết 7,68 gam hỗn hợp FeO , Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ 260 ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được cho tác dụng với dd NaOH dư rồi lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn.. tính m
A. 8 g
B. 7,2 g
C. 7,15 g
D. 8,2 g
Ta có : nCl- = 0,26 mol => nO2- (oxit ) = ½ nCl- = 0,13 mol ( BT ĐT )
=> mFe = 7,68 – 0,13.16 = 5,6 gam
Sơ đồ hợp thức : 2Fe là Fe2O3 => mFe2O3 = 160.5,6/112 = 8 gam.
Trộn bột Al với bột Fe2O3 ( tỉ lệ mol 1 : 1 ) thu được m gam hỗn hợp X. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y bằng acid nitric loãng dư , thấy giải phóng 0,448 lít khí NO ( đktc – sản phẩm khử duy nhất ). Tìm m.
A.3 g
B.3.5 g
C.3.74 g
D.4 g
Phản ứng nhiệt nhôm không hoàn toàn nên ta không thể xác định được rõ sản phẩm Y gồm những chất nào. Ta quy đổi hỗn hợp Y thành X ( theo nguyên BTKL )
=> m = 0,02( 27 + 160) = 3,74 gam
Để đơn giản ta coi hỗn hợp X tác dụng với HNO3 loãng dư:
Các bán phản ứng Oxi hóa - khử:
\(Al\rightarrow Al^{3+}+3e\)
x--------------->3x
\(N^{+5}+3e\rightarrow N^{+2}\)
...........0,06<--0,02
\(\Rightarrow3x=0,06\Rightarrow x=0,02mol\)
\(m=m_{Al}+m_{Fe_2O_3}=27.0,02+160.0,02=3,74\) gam
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ 10 cm, chu kì 2 s. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Tốc độ trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian ngắn nhất khi chất điểm đi từ vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng đến vị trí có động năng bằng 1/3 lần thế năng là
A.26,12 cm/s.
B.7,32 cm/s.
C.14,64 cm/s.
D.21,96 cm/s.
+ Khi \(W_đ=3W_t\Rightarrow W=4W_t\Rightarrow x=\pm\frac{A}{2}\)
+ Khi \(W_đ=\frac{1}{3}W_t\Rightarrow W=\frac{4}{3}W_t\Rightarrow x=\pm\frac{\sqrt{3}}{2}A\)
Ta có véc tơ quay như sau:
Thời gian nhỏ nhất ứng với véc tơ quay từ M đến N.
\(t=\frac{30}{360}T=\frac{1}{12}.2=\frac{1}{6}s\)
\(S=\left(\frac{\sqrt{3}}{2}-\frac{1}{2}\right).10=\left(\sqrt{3}-1\right).5\)
Tốc độ trung bình: \(v=\frac{S}{t}=\left(\sqrt{3}-1\right).30=21,96\)(cm/s)
mọi người coi sai ở đâu nha
V=(A/2+A\(\sqrt{ }\)3/2)/(T/6+T/12)=27.32
Dao độg đh treo(điểm cố định ở phía trên) trên mặt phẳng nghiêng góc 60 độ so vs mặt phẳng nằm ngang,vật có khối lượng 100g,lò xo có k=10N/m,hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,1.lấy g=Pi^2=10.kéo vật xuống dọc theo mặt phẳng nghiêng sao cho lò xo bị dãn 15cm rồi buông nhẹ cho vật dđ đh.quãng đường vật đi đc đen khi vật dừng hẳn là
A.25cm
B.40cm
C.112,5cm
D.12,5cm
Hợp lực tác dụng lên vật theo phương Oy: \(N-P\cos60^0=0\Leftrightarrow N=0,5mg\)
Suy ra lực ma sát: \(F_{ms}=\mu N=0,5\mu mg\)
Ở VTCB, lò xo giãn \(\Delta l_0\), ta có: \(k\Delta l_0=P\sin60^0\Rightarrow\Delta l_0=\frac{mg\sin60^0}{k}=\frac{0,1.10.\sin60}{10}=0,0866m=8,66cm\)
Biên độ ban đầu: \(A_0=15-8,66=6,34cm\)
Sai số bài toán không đáng kể khi ta coi vật dừng lại ở VTCB.
Cơ năng ban đầu: \(W_0=\frac{1}{2}kA_0^2\)
Cơ năng sau: \(W_1=0\) (vật dừng ở VTCB)
Độ giảm cơ năng bằng công của lực ma sát, nên ta có: \(A_{ms}=W_0-W_1\Leftrightarrow F_{ms}.S=W_0\)
\(\Leftrightarrow0,5.0,1.0,1.10.S=\frac{1}{2}.10.0,0634^2\)
\(\Leftrightarrow S=0,4m=40cm\)
Chọn B
Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ khối lượng 100g đang dao động điều hòa theo phương ngang, mốc thế năng tính tại vị trí cân bằng. Từ thời điểm \(t_1=0\) đến \(t_2= \frac {\pi} {48}s\), động năng của con lắc tăng từ 0,096J đến giá trị cực đại rồi giảm về 0,064J. ở thời điểm \(t_2\), thế năng của con lắc bằng 0,096J. Biên độ dao động của con lắc là:
A.5,7 cm.
B.7,0 cm.
C.8,0 cm.
D.3,6 cm.
Cơ năng: \(W=0,064+0,096=0,16J\) \(\Rightarrow v_{max}=\sqrt{3,2}\)(m/s)
+ Thời điểm t1: \(v_1=\sqrt{1,92}\)(m/s)
+ Thời điểm t2: \(v_2=\sqrt{1,28}\)(m/s)
Biểu diễn sự biến thiên vận tốc bằng véc tơ quay ta có:
Do \(v_1^2+v_2^2=v_{max}^2\) nên OM vuông góc ON.
Như vậy góc quay là \(90^0\)
Thời gian: \(t=\frac{1}{4}T=\frac{\pi}{48}\Rightarrow T=\frac{\pi}{12}\)
\(\Rightarrow\omega=24\)(rad/s)
Biên độ: \(A=\frac{v_{max}}{\omega}=\frac{\sqrt{3,2}}{24}=0,07m=7cm\)
tại t_2 ta có
W_đ/W_t = 1 --> x=A/\eqrt{2}
W_đ = W_t -->W= 2 W_đ =0.128
tại t=0 W_t = W-W_đ =0.032 -->W_đ /W_t =3 hay x =+-A/2
w= 20 rad/s W=1/2w^2*m*A^2 --->A=8
t/12+T/8 =5T/24=\pi/48 -->T=0.1\pi
Tại sao ở t2 thì Wđ / Wt = 1 vậy bạn Hue Le
Một chất điểm chuyển động đều trên quỹ đạo là đường tròn. Hình chiếu của nó lên trục tọa độ Ox thuộc cùng mặt phẳng quỹ đạo, gốc O trùng tâm đường tròn có phương trình là: \(x = 6\cos (10\pi t - \frac{\pi}{3})(cm)\). Chu kì chuyển động của chất điểm:
A.0,1 s
B.0,2 s
C.5 s
D.2 s
Tần số góc: \(\omega = 10\pi (rad/s)\)
Chu kì: \(T = \frac{2\pi}{\omega} = \frac{2\pi}{10\pi} = 0,2 (s)\)
Một chất điểm chuyển động đều trên quỹ đạo là đường tròn. Hình chiếu của nó lên trục tọa độ Ox thuộc cùng mặt phẳng quỹ đạo, gốc O trùng tâm đường tròn có phương trình là: \(x = 6\cos (10\pi t - \frac{\pi}{3})(cm)\). Tìm số vòng quay của chất điểm trong 1 phút:
A.300 vòng
B.600 vòng
C.400 vòng
D.200 vòng
Tần số chuyển động: \(f = \frac{\omega}{2\pi} = \frac{10\pi}{2\pi} = 5 Hz\), có nghĩa 1 giây chất điểm quay được 5 vòng.
Vậy số vòng quay trong 1 phút là: 5 x 60 = 300 vòng.
Số vòng quay trong một giây = tần số f
Số vòng quay trong một phút = tần số f . 60
Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1s tại nơi có gia tốc trọng trường bằng 10m/s².lấy π²=10.Vật nhỏ của con lắc có khối lượng 100g.Lực hồi phục cực đại tác dụng lên con lắc bằng 0,1N.Tính lực căng dây treo khi vật nhỏ đi qua vị trí thế năng bằng một nửa động năng?
Với con lắc đơn, ta có hệ số hồi phục \(k=\frac{mg}{l}\)
Lực hồi phục: \(F_{hp}=-kx\)
Với x là li độ dài, \(x=\alpha l\)
Suy ra: \(F_{hp}=-\frac{mg}{l}.\alpha l=-mg\alpha\) \(\Rightarrow F_{hpmax}=mg\alpha_0\) \(\Rightarrow\alpha_0=\frac{F_{hpmax}}{mg}=\frac{0,1}{0,1.10}=0,1rad\)(1)
Lực căng dây: \(\tau=mg\left(3\cos\alpha-2\cos\alpha_0\right)=mg\left(3\left(1-2\sin^2\frac{\alpha}{2}\right)-2\left(1-2\sin^2\frac{\alpha_0}{2}\right)\right)=mg\left(1+\alpha_0^2-\frac{3}{2}\alpha^2\right)\)(do góc \(\alpha\) rất nhỏ nên ta lấy gần đúng)
Tại vị trí \(W_t=\frac{1}{2}W_đ\Leftrightarrow W=3W_t\Leftrightarrow\alpha_0^2=3\alpha^2\Leftrightarrow\alpha=\frac{\alpha_0}{\sqrt{3}}\)
Như vậy, lực căng dây tại vị trí này là: \(\tau=mg\left(1+\alpha_0^2-\frac{3}{2}\alpha^2\right)=mg\left(1+\alpha_0^2-\frac{3}{2}\frac{\alpha_0^2}{3}\right)=mg\left(1+\frac{\alpha_0^2}{2}\right)\)
Thay từ (1) vào ta đc: \(\tau=0,1.10\left(1+\frac{0,1^2}{2}\right)=1,005N\)