Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Mỗi khoảng thời gian ứng với những hoạt động như: Đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp; Gói bánh chưng, bánh tét; Chưng hoa ngày tết như hoa đào , mai ,quất ...
các hoạt động giữ gìn và phất huy ngày tết là:
- dọn dẹp nhà cửa và trang trí nhà của cho có không gian tết âm cúng vui vè hơn
- gói bánh chưng bánh tét với gia đình họ hàng
- hỏi tham chúc tết
- lì xì và nhận lì xì
- mặc áo dài truyền thống dân tộc( đồ nữ)
Để giữ gìn và phát huy truyền thống ngày Tết, chúng ta có thể thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa:
- Trước tiên, việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa và bày mâm ngũ quả không chỉ làm cho không gian sống thêm tươi mới mà còn thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên
- Chúng ta nên duy trì tục lệ thăm hỏi, chúc Tết ông bà, cha mẹ và họ hàng để thắt chặt tình cảm gia đình
-Các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống hay múa lân cũng là những nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn
-Ngoài ra, việc gói bánh chưng, bánh tét, hoặc chuẩn bị các món ăn ngày Tết giúp gắn kết các thành viên trong gia đình và lưu giữ tinh hoa ẩm thực Việt
-Chúng ta cần giáo dục thế hệ trẻ về ý nghĩa của ngày Tết thông qua những câu chuyện cổ tích, tục ngữ, và lễ nghi để những giá trị truyền thống được truyền lại qua nhiều thế hệ
.......
Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100g. Lấy \(\pi^2 =10\). Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số.
A.6 Hz.
B.3 Hz.
C.12 Hz.
D.1 Hz
Tần số dao động: \(f=\frac{\omega}{2\pi}=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{36}{0,1}}=3Hz\)
Trong dao động điều hòa, động năng và thế năng biến thiên với tần số gấp đôi tần số dao động.
\(\Rightarrow f'=2.3=6Hz\)
Phương trình vận tốc của một vật dao động điều hoà là v = 120cos20t(cm/s), với t đo bằng giây. Vào thời điểm t = T/6(T là chu kì dao động), vật có li độ là
A.3cm.
B.-3cm.
C.\(3\sqrt3\)cm.
D.- \(3\sqrt3\)cm.
Áp dụng: \(v_{max} = \omega A \Rightarrow A = \frac{v_{max}}{\omega} = 120/20 =6 \ cm\)
Li độ trễ pha \(\frac {\pi}{2}\) so với vận tốc, nên ta có phương trình dao động là: \(x = 6\cos(10 t - \frac{\pi}{2}) \ (cm)\)
Thay t = T/6 vào phương trình trên, ta được x = \(3\sqrt3 \ cm\)
Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng cơ học \(S_1,S_2\) thực hiện dao động điều hòa với phương trình \(u_1=u_2=a\cos20\pi t\). Chỉ xét những điểm trên bề mặt chất lỏng dao động với biên độ cực đại. Nếu coi đường cực đại thứ nhất đi qua điểm \(M_1\)có hiệu số khoảng cách tới mỗi nguồn là \(d_1-d_2=16cm\) thì đường thứ 5 là đường đi qua điểm \(M_2\) có \(d_1'-d'_2=24cm\) . Tìm bước sóng và vận tốc truyền sóng?
A.\(\lambda=2cm,v=20\)cm/s.
B.\(\lambda=2.5cm,v=25\)cm/s.
C.\(\lambda=3cm,v=30\)cm/s.
D.\(\lambda=1.5cm,v=15\)cm/s.
Vị trí cực đại giao thoa với hai nguồn cùng pha thỏa mãn điều kiện: \(d_1-d_2=k\lambda\)
Đường cực đại thứ nhất đi qua M1 thỏa mãn: \(d_1-d_2=1.\lambda=16cm\)(1)
Đường cực đại thứ 5 đi qua M2 thỏa mãn: \(d_1'-d_2'=5\lambda=24cm\)(2)
Lấy (2) - (1) vế với vế ta được: \(4\lambda=8\Leftrightarrow\lambda=2cm\)
Vận tốc: \(v=\lambda.f=2.10=20\)(cm/s)
Bạn sử dụng điều kiện cực đại giao thoa của 2 dao động cùng pha.
Mình không hiểu lắm, bạn nói rõ hơn được không?
Một vật nhỏ có khối lượng 500 g dao động điều hòa dưới tác dụng của một lực kéo về có biểu thức \(F=-0.8\cos 4t(N)\). Dao động của vật có biên độ là
A.6 cm.
B.12 cm.
C.8 cm.
D.10 cm.
Lực kéo về
\(F = -kx= -k.A.\cos (\omega t +\varphi)\)
So sánh với phương trình \(F=-0.8\cos 4t(N)\) => \(\omega = 4\)(rad/s) và \( k.A = 0,8 \)
\(=> m\omega^2 A = 0,8 => A = \frac{0,8}{m\omega^2}= \frac{0,8}{0,5.4^2}= 0,1 m = 10cm.\)
Một vật nhỏ khối lượng 100 g, dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tần số 5 Hz. Lấy \(\pi^2=10\). Lực kéo về tác dụng lên vật nhỏ có độ lớn cực đại bằng
A.8 N.
B.6 N.
C.4 N.
D.2 N.
Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn cực đại là \(F_{max}=kA= m(2\pi f)^2 A = 0,1.4.10.5^2.0,04 = 4N.\)
Vật có khối lượng m = 0,5 kg dao động điều hoà với tần số f = 0,5 Hz; khi vật có li độ 4 cm thì vận tốc là 9,42 cm/s. Lấy \(\pi^2 \approx 10\). Lực hồi phục cực đại tác dụng vào vật bằng
A.25N.
B.2,5N.
C.0,25N.
D.0,5N.
\(A^2 = x^2+\frac{v^2}{\omega ^2}=4^2 +\frac{9,42^2}{(2.\pi.0,5)^2} = 25\)
=> \(A \approx 5 cm \approx 0,05 m.\)
Lực phục hồi cực đại: \(F _{max}=kA = m(2\pi f)^2.A= 0,5.4.10.0,5^2.(0,05)= 0,25N.\)
giai cấp tư sản thì mục tiêu phải là đòi quyền tự do kinh doanh mà
Một con lắc lò xo có khối lượng m= 100g va lò xo có độ cứng k= 10N/m. Dao động với biên độ là 2cm. Trong mỗi chu kỳ, thời gian mà vật nặng cách vị trí cân bằng lớn hơn 1cm là bao nhiêu?
Chu kì: \(T=2\pi\sqrt{\frac{m}{k}}=2\pi\sqrt{\frac{0,1}{10}}=\frac{\pi}{5}s\)
Biểu diễn bằng véc tơ quay ta có:
Như vậy thời gian vật cách VTCB lớn hơn 1 cm là: \(\frac{4.60}{360}T=\frac{2}{3}.\frac{\pi}{5}=\frac{2\pi}{15}s\)
Một chất điểm chuyển động đều trên đường tròn bán kính R=10cm với tần số quay là 2 vòng/s. Tính tốc độ chuyển động của chất điểm?
A.\(40\pi\) (cm/s)
B.\(20\pi\) (cm/s)
C.40 (cm/s)
D.20 (cm/s)
Tần số: f = 2 Hz.
Tốc độ góc: \(\omega = 2\pi f = 2 \pi .2 =4 \pi \) (rad/s)
Tốc độ dài: \(v = \omega R = 4 \pi .10 = 40 \pi\) (cm/s)
f=2Hz\(\Rightarrow\)\(\omega\)=4\(\pi\)\(\Rightarrow\)v=R\(\omega\)=10.4\(\pi\)=40\(\pi\)(cm/s)
Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động là x = 5cos(2\(\pi\)t + \(\pi\)/3)(cm). Vận tốc của vật khi có li độ x = 3cm là
A.25,12 cm/s.
B.\(\pm\)25,12 cm/s.
C.12,56 cm/s.
D.\(\pm\)12,56 cm/s.
Áp dụng: \(A^2 = x^2 + \frac{v^2}{\omega^2} \Rightarrow v = \pm\omega\sqrt{A^2-x^2}\),
Thay số, ta được v = \(\pm\) 25,12 cm/s.
Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên trục tọa độ Ox thuộc cùng mặt phẳng quỹ đạo, gốc O trùng tâm đường tròn có phương trình là: \(x = 6\cos (10\pi t - \frac{\pi}{3})(cm)\). Bán kính quỹ đạo đường tròn là:
A.6 cm.
B.10 cm.
C.6\(\pi\) cm.
D.10 \(\pi\)cm.
Đường tròn cắt trục Ox tại 2 điểm - 6 cm và 6 cm. Vậy bán kính quỹ đạo: 6cm.
đường tròn cắt tại trục Ox tại 2 điểm : 6cm và - 6cm. Vậy bán kính quỹ đâọ đường tròn là : A. 6cm