Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thu Hà
Xem chi tiết
Giang Nam
9 tháng 1 2015 lúc 9:10

+ Khoảng vân \(i_1 = \frac{\lambda_1D}{a}=0,5\)mm,  \(i_2=0,4\)mm.

+ Tìm khoảng cách gần nhất giữa 2 vân trùng, ta gọi là xT  => xT = k1i1 = k2i2  => k1 λ1 = k2 λ=>\(\frac{k_1}{k_2}=\frac{\lambda_2}{\lambda_1}=\frac{0,4}{0,5}=\frac{4}{5}\) => k1= 4, k2 = 5.

=>\(x_T = 4.0,5=2\)mm.

+ Số vân của bước sóng 0,5 μm quan sát được: \(2.[\frac{13}{2.0,5}]+1=27\)

Số vân của bước sóng 0,4 μm quan sát được: \(2.[\frac{13}{2.0,4}]+1=33\)

Số vân trùng nhau quan sát đc: \(2.[\frac{13}{2.2}]+1=7\)

Vì mỗi vân trùng chỉ đc tính 1 lần nên tổng số vân quan sát đc là: 27 + 33 - 7 = 53.

Đáp án: A

 
Thành Lê
22 tháng 10 2016 lúc 15:04

A đó bạn

Thành Lê
22 tháng 10 2016 lúc 15:04

A bạn nha

Nguyễn Trung Thành
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
20 tháng 12 2014 lúc 17:03

S1 S2 M1 M2 d1 d2 4cm 4cm 8cm O x

Bước sóng: \(\lambda=\frac{v}{f}=\frac{80}{100}=0,8\)(cm).

M2 cùng pha với M1 nên: \(d_2-d_1=k\lambda\)

Do M2 gần M1 nhất nên \(k=\pm1\Rightarrow d_2-d_1 =\pm0,8\)cm.

TH1: k=1 \(\Rightarrow d_2-d_1=0,8 \Rightarrow d_2=8,8\)cm \(\Rightarrow x= M_2O-M_1O=\sqrt{8,8^2-4^2}-\sqrt{8^2-4^2}=0,91\)cm.

TH1: k=-1 \(\Rightarrow d_2-d_1=-0,8 \Rightarrow d_2=7,2\)cm \(\Rightarrow x= M_2O-M_1O=\sqrt{8^2-4^2}-\sqrt{7,2^2-4^2}=0,94\)cm.

Như vậy x nhỏ nhất ứng với TH1, khi đó M2 cách M1 khoảng nhỏ nhất là 0,91cm.

Đáp án: A

Nguyễn Trung Thành
21 tháng 12 2014 lúc 16:27

Bạn cho mình hỏi tại sao M2 cùng pha với M1 thì: d2 - d1 = k\(\lambda\)

Hà Đức Thọ
22 tháng 12 2014 lúc 13:05

Giả sử ban phương trình dao động của 2 nguồn: \(u_1=u_2=A\cos(\omega t)\)

Điểm M cách đều 2 nguồn 1 khoảng d có phương trình:

\(u_M=u_{M1}+u_{M2}\)

\(u_{M1}\) là phương trình do nguồn S1 truyền đến, có: \(u_{M1}=A\cos(\omega t - \frac{2\pi d}{\lambda})\)

\(u_{M2}\) là phương trình do nguồn S2 truyền đến, có: \(u_{M2}=A\cos(\omega t - \frac{2\pi d}{\lambda})\)Suy ra \(u_{M}=2A\cos(\omega t - \frac{2\pi d}{\lambda})\)Vậy M trễ pha với 2 nguồn là \(\frac{2\pi d}{\lambda}\)Tương tự, M1 trễ pha với 2 nguồn là \(\frac{2\pi d_1}{\lambda}\) , M2 trễ pha với 2 nguồn là \(\frac{2\pi d_2}{\lambda}\)Do đó, M1 và M2 lệch pha nhau: \(\frac{2\pi (d_2 - d_1)}{\lambda}\)Do vậy, M1 cùng pha với M2 khi \(\frac{2\pi (d_2 - d_1)}{\lambda}=k2\pi\) => \(d_2-d_1=k\lambda\)