Chương II - Sóng cơ học

Nguyễn Trung Thành
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
20 tháng 12 2014 lúc 17:03

S1 S2 M1 M2 d1 d2 4cm 4cm 8cm O x

Bước sóng: \(\lambda=\frac{v}{f}=\frac{80}{100}=0,8\)(cm).

M2 cùng pha với M1 nên: \(d_2-d_1=k\lambda\)

Do M2 gần M1 nhất nên \(k=\pm1\Rightarrow d_2-d_1 =\pm0,8\)cm.

TH1: k=1 \(\Rightarrow d_2-d_1=0,8 \Rightarrow d_2=8,8\)cm \(\Rightarrow x= M_2O-M_1O=\sqrt{8,8^2-4^2}-\sqrt{8^2-4^2}=0,91\)cm.

TH1: k=-1 \(\Rightarrow d_2-d_1=-0,8 \Rightarrow d_2=7,2\)cm \(\Rightarrow x= M_2O-M_1O=\sqrt{8^2-4^2}-\sqrt{7,2^2-4^2}=0,94\)cm.

Như vậy x nhỏ nhất ứng với TH1, khi đó M2 cách M1 khoảng nhỏ nhất là 0,91cm.

Đáp án: A

Bình luận (0)
Nguyễn Trung Thành
21 tháng 12 2014 lúc 16:27

Bạn cho mình hỏi tại sao M2 cùng pha với M1 thì: d2 - d1 = k\(\lambda\)

Bình luận (0)
Hà Đức Thọ
22 tháng 12 2014 lúc 13:05

Giả sử ban phương trình dao động của 2 nguồn: \(u_1=u_2=A\cos(\omega t)\)

Điểm M cách đều 2 nguồn 1 khoảng d có phương trình:

\(u_M=u_{M1}+u_{M2}\)

\(u_{M1}\) là phương trình do nguồn S1 truyền đến, có: \(u_{M1}=A\cos(\omega t - \frac{2\pi d}{\lambda})\)

\(u_{M2}\) là phương trình do nguồn S2 truyền đến, có: \(u_{M2}=A\cos(\omega t - \frac{2\pi d}{\lambda})\)Suy ra \(u_{M}=2A\cos(\omega t - \frac{2\pi d}{\lambda})\)Vậy M trễ pha với 2 nguồn là \(\frac{2\pi d}{\lambda}\)Tương tự, M1 trễ pha với 2 nguồn là \(\frac{2\pi d_1}{\lambda}\) , M2 trễ pha với 2 nguồn là \(\frac{2\pi d_2}{\lambda}\)Do đó, M1 và M2 lệch pha nhau: \(\frac{2\pi (d_2 - d_1)}{\lambda}\)Do vậy, M1 cùng pha với M2 khi \(\frac{2\pi (d_2 - d_1)}{\lambda}=k2\pi\) => \(d_2-d_1=k\lambda\) 
Bình luận (0)
Nguyễn Trung Thành
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Minh
22 tháng 12 2014 lúc 14:04

Đáp án B: 60cm.

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Hưng
23 tháng 12 2014 lúc 9:29

Hai điểm này cách nhau nửa bó sóng, mà mỗi bó sóng bằng nửa bước sóng nên hai điểm này cách nhau 1/4 bước sóng.

Vậy bước sóng = 4.15 = 60cm

Bình luận (0)
Nguyễn hữu Nguyên phương
17 tháng 2 2017 lúc 20:45

B

Bình luận (0)
Thu Hà
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
26 tháng 12 2014 lúc 11:01

Như ta biết, bản chất của giao thoa sóng là tổng hợp dao động do 2 nguồn truyền đến.

Do đó, dao động tại M là tổng hợp 2 dao động do A và B truyền đến.

Bước sóng: \(\lambda = 30/10 = 3cm\)

Độ lệch pha 2 dao động từ A, B truyền đến là: \(\Delta \varphi = 2\pi\frac{d_2-d_1}{\lambda}=2\pi\frac{13,5-10,5}{3}=2\pi\) (rad)

Biên độ tổng hợp: \(A_M=\sqrt{A_A^2+A_B^2+2A_AA_B\cos\Delta\varphi}=\sqrt{2^2+2^2+2.2.2.\cos2\pi}=4\)(cm)

Đáp án B

Bình luận (0)
Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Thành
26 tháng 12 2014 lúc 10:54

 

 

 

 

 

 

 

Điểm M có biên độ cực đại nên: \(d_2-d_1=k\lambda\)

Vì giữa M và trung trực AB có 3 dãy không dao động nên M thuộc vân cực đại thứ 3 kể từ trung trực, do vậy \(k=3\)

=>\(d_2-d_1=3\lambda\Rightarrow 25-21=3\lambda\Rightarrow \lambda=4/3cm\)

Vận tốc truyền sóng: \(v=\lambda.f=\frac{4}{3}.30=40cm/s\)

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Hưng
26 tháng 12 2014 lúc 11:25

v=40 cm/s

Đáp án B.

Bình luận (0)
Boy cute
30 tháng 6 2021 lúc 14:13

B

Bình luận (0)
Phong Vân
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
8 tháng 1 2015 lúc 15:38

Giả sử mỗi chiếc kèn có công suất là P. Ta có:

5P -----> 50dB.

nP -----> 60dB.

Áp dụng: \(L_2-L_1=10\lg(\frac{I_2}{I_1})=10\lg(\frac{P_2}{P_1})=10\lg(\frac{nP}{5P})=10\lg(\frac{n}{5})=60-50=10\)

\(\Rightarrow\log(\frac{n}{5})=1\Rightarrow n = 50\)

Vậy cần có 50 chiếc kèn đồng.

Bình luận (0)
Thu Hà
Xem chi tiết
Giang Nam
9 tháng 1 2015 lúc 9:19

+ Bước sóng: \(\lambda=\frac{v}{f}=\frac{200}{40}=5cm.\)

Vì 2 nguồn cùng pha nên:

+ Số gơn giao thoa cực đại: \(2[\frac{S1S2}{\lambda}]+1=2[\frac{25}{5}]+1=11.\)Vì tại 2 nguồn không thể có giao thoa (do 2 nguồn nhận dao động cưỡng bức từ bên ngoài), mà 25 chia hết cho 5 nên ta trừ đi vị trí 2 nguồn => Số gơn cực đại là: 11-2 = 9.

+ Số gơn giao thoa cực tiểu: \(2.[\frac{S1S2}{\lambda} + 0,5 ]=2.[\frac{25}{5}+0,5]=10. \)

Vậy số cực đại là 9, số cực tiểu là 10.

Đáp án D.

Bình luận (0)
Hà Đức Thọ
9 tháng 1 2015 lúc 10:14

Bạn Giang Nam trả lời đúng rùi, các bạn lưu ý là tại 2 nguồn A, B không thể có giao thoa sóng, do 2 nguồn này chịu tác động dao động cưỡng bức từ bên ngoài.

Nên không thể có dao động cực đại, cực tiểu tại 2 nguồn. Vì vậy nếu tính toán, phép chia \(\frac{AB}{\lambda}\) nguyên thì ta cần trừ đi 2 điểm này.

Bình luận (0)
Thu Hà
Xem chi tiết
Giang Nam
9 tháng 1 2015 lúc 9:22

+ Bước sóng: \(\lambda=\frac{v}{f}=\frac{100}{50}=2cm.\)

Vì 2 nguồn cùng pha nên:

Số gợn giao thoa cực đại: \(2[\frac{S1S2}{\lambda}]+1=2[\frac{16}{2}]+1=17.\)Vì tại 2 nguồn không thể có giao thoa (do 2 nguồn nhận dao động cưỡng bức từ bên ngoài), mà 16 chia hết cho 2 nên ta trừ đi vị trí 2 nguồn => Số gơn cực đại là: 17-2 = 15.

Đáp án B.

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Minh
Xem chi tiết
Hai Yen
11 tháng 1 2015 lúc 23:31
 

 

Md1d2d'd'12OAB

Bước sóng \(\lambda = vT = 50.10^{-2}.\frac{2\pi}{50\pi} = 0,02m = 2cm.\)

Độ lệch pha tổng quát giữa hai điểm M và I (đối với hai nguồn AB cùng tần số, cùng biên độ) là

\(\Delta \varphi = \varphi_I-\varphi_M= 2\pi\frac{d_1-d_1'}{\lambda} \)

Hai điểm này cùng pha => \(\Delta \varphi = 2\pi\frac{d_1-d_1'}{\lambda} = k2\pi => d_1-d_1' = k\lambda. (1)\)

M là điểm gần O nhất => \(k = 1\), (\(k = 0 \) loại do \(M \equiv O\))

Với \(k = 1\) thay vào (*) => \(d_1 -d_1' = \lambda => d_1 = d_1'+\lambda = \frac{AB}{2}+\lambda = 9+2 = 11cm.\)

Do tam giác AMO vuông tại O nên \(MO = \sqrt {AM^2-AO^2} = \sqrt{11^2-9^2} = 2\sqrt{10} cm.\)

Chọn đáp án B.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Minh
16 tháng 1 2015 lúc 11:20

A B C 100m 150m

+ Khi nguồn âm công suất P đặt tại A thì: LB=100dB=L,  

Do vậy, nếu nguồn âm công suất P đặt tại B thì tại A có: LA = L = 100 dB.

+ Nếu nguồn âm công suất 2P đặt tại B thì cường độ âm tại A sẽ tăng gấp đôi. Áp dụng: \(L_A'-L_A=10lg\frac{I_A'}{I_A}=10lg2\) \(\Rightarrow L_A'=L_A+10lg2=100+10lg2=103dB\)

Áp dụng: \(_{L_A'-L_C'=20lg\frac{150}{100}}\)\(\Rightarrow L_C'=L_A'-20lg\frac{3}{2}=103-20lg\frac{3}{2}=101dB\)

 

 

Bình luận (0)
Học
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
30 tháng 1 2015 lúc 10:13

Bước sóng: \(\lambda=\frac{v}{f}=\frac{20}{5}=4cm\)

Theo giả thiết, ta có M sớm pha hơn N là: \(\Delta\varphi=\frac{2\pi\left(d_2-d_1\right)}{\lambda}=\frac{2\pi\left(20-5\right)}{4}=\frac{15}{2}\pi\)(rad)

Do M, N đều là những dao động điều hòa cùng tần số, nên ta biểu diễn dao động trên véc tơ quay như sau:

u 5 -5 O 4 M N 4 u N

Li độ \(u_N\) chính là tọa độ của N trên trục 0u. 

Nhìn vào hình vẽ ta có: \(\left|u_N\right|=\sqrt{5^2-4^2}=3cm\)

Vì \(u_N\) ở li độ âm nên li độ của N là: -3cm.

Bình luận (0)