Văn bản ngữ văn 10

hoàng thị ngọc ánh
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Anh
26 tháng 12 2020 lúc 16:40

cậu tham khảo bài văn này nha

Văn học trung đại luôn là mốc son chói lọi của văn học nước nhà. Một trong những cảm hứng lớn xuyên suốt nền văn học trung đại chính là cảm hứng yêu nước. Trong hai bài thơ ''Tỏ lòng'' của Phạm Ngũ Lão và ''Cảnh ngày hè'' của Nguyễn Trãi, ta thấy được rất rõ cảm hứng yêu nước trong tác giả.

Trong ''Tỏ lòng'', cảm hứng yêu nước gắn liền với hào khí quân đội nhân dân thời Trần và trách nhiệm của trang nam nhi với vận mệnh dân tộc:

''Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu'' 

Lời thơ mang theo tầm vóc, khí thế trong con người của thời đại. Hình ảnh “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” là cách nói ẩn dụ ước lệ gợi ra cho ta khí thế dũng mãnh, kiên cường của quân đội thời Trần. Cụm từ ‟ khí thôn ngưu” được  hiểu là khí thế của đội quân ra trận sôi sục và thậm chí át cả sao ngưu. Câu thơ mang theo bao tình cảm tự hào của nhà thơ với quân đội, hào khí của nhân dân Đại Việt. Hình ảnh con người thời Trần cũng vì thế mà  đẹp hơn trên trang thơ. Người tráng sĩ  là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, vẻ đẹp thời đại. 

Từ tư thế hiên ngang dũng mãnh của cả một thời đại mà con người thức tỉnh mình trong những ý thức, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc: 

''Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu''

Người quân tử trong xã hội phong kiên đương thời luôn mang trong mình nợ công danh. Đó cũng là quan điểm của Nho gia. Hùng tâm tráng chí trong lòng người tráng sĩ  là niềm khát khao đáng giặc bảo vệ bờ cõi. Nợ công danh chưa trả hết nên trong thâm tâm nhân vật là sự  “luống thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu xưa: “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.  Đó quả là cái thẹn cao cả, là cái thẹn lớn lao, đáng trân trọng của một bậc đại trượng phu vì dân, vì nước.

Cảm hứng yêu nước được tiếp nối trong ''Cảnh ngày hè'' cách sau đó mấy thế kỉ. Yêu nước trong Nguyễn Trãi là yêu thiên nhiên, là ước mong về một cuộc sống đủ đầy cho nhân dân. Bức tranh thiên nhiên c được Nguyễn Trãi vẽ bằng tình cảm chân thành, thắm thiết. Những cảnh vật gần gũi, quen thuộc của mùa hè: Lá hòe, hoa thạch lựu, hoa sen được thi vị hóa trong thơ Nguyễn Trãi đem đến vô vàn những cảm nhận trong lòng người. Tác giả đã sử dụng những gam màu nóng để miêu tả cảnh vật và mang vào đó sự hồi sinh, sức sống của cảnh vật. Động từ mạnh “phun”, đùn đùn” đã vô cùng thành công diễn tả sự căng tràn của cảnh vật. Ta thấy hiện lên trong bức tranh ấy là con người vô cùng yêu, say mê cảnh sắc thiên nhiên và cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả giác quan, hưởng trọn cái đẹp thiên nhiên. 

Bức tranh cuộc sống sôi động với chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương giúp ta thấy được cái nhạy bén và sự gần gũi của thi nhân với cảnh vật. Những từ láy tượng thanh “lao xao”, “dắng dỏi” kết hợp với phép đảo trật tự cú pháp đã nhấn mạnh âm thanh sôi động của cuộc sống với sức sống căng tràn làm lòng người xốn xang. 

Chân dung nhà thơ, chân dung yêu nước nồng nàn, tha thiết còn được thể hiện rõ trong những câu sau. Nếu mở đầu bài thơ là sự rảnh rỗi thì đến đây ta hiểu nhà thơ thân nhàn mà tâm không nhàn. Điển tích điển cố “Ngu cầm” đã gợi về triều đại vua Nghiêu Thuấn với nền thái bình. Và niềm vui sướng, hạnh phúc của Nguyễn Trãi chính là được sống cống hiến cho nhan dân, để nhân dân được hưởng hạnh phúc. 

Cả hai bài thơ đều là những vần thơ độc đáo thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lớn lao trong mỗi tác giả. Cảm hứng yêu nước ấy đã mở ra tình yêu lớn lao để không chỉ là quá khứ kia đẹp tươi mà nhân dân hiện nay cũng thêm ý thức, trách nhiệm với tình yêu nước nồng nàn. 

Chúc cậu học tốt

Bình luận (0)
Oppa Nam
Xem chi tiết
Trung ĐuBaii
Xem chi tiết
tuấn mạnh
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 12 2020 lúc 22:21

a, Lấy các hình tượng quen thuộc trong cuộc sống để so sánh với người phụ nữ

b,+c,

Cre: Cô Nguyễn Thu Hương

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao trên là phép so sánh và ẩn dụ.

So sánh "thân em" với "củ ấu gai" => thân phận người phụ nữ nhỏ bé nhưng luôn tiềm tàng những vẻ đẹp.

Ẩn dụ: "ngọt bùi" => nhấn mạnh vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ. Vẻ ngoài có thể sương gió, hao gầy nhưng thực chất họ luôn tiềm tàng những giá trị, vẻ đẹp truyền thống, những phẩm chất đáng trân trọng: dịu dàng, tần tảo, hi sinh, cam chịu, đảm đang,...

Bình luận (0)
Yến Cẩm
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 12 2020 lúc 22:22

Tham khảo:

Hãy cho tôi biết ước mơ của bạn là gì? Tại sao tôi lại hỏi vậy? Bởi vì tôi nghĩ chắc hẳn các bạn đều có những ước mơ cho riêng mình. Và nếu như các bạn chưa có ước mơ thì bạn "Đừng để ai đó đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm trong nơi sâu thẳm trái tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức"; như lời nhà văn Lữ Ân nói trong "Nếu biết trăm năm là hữu hạn." Vậy tại sao chúng ta không đem ước mơ đó phủ lấp tâm hồn. Để từng ngày hiện thân trong năm tháng.

Ước mơ là gì? Ước mơ là thứ bạn khao khát cháy bỏng chỉ đơn giản để chạm vào nó thỏa mãn sự đồng cảm, đơn điệu từ đáy con tim. Để đạt được cái đích của sự mong mỏi, cố gắng và cả những nỗ lực. Và còn để đáp ứng một cuộc sống tốt đẹp hơn và cả hạnh phúc nữa. Chỉ đơn giản vậy thôi! Ước mơ từ đó sẽ trở thành động lực cho bạn phát triển và hoàn thiện bản thân.

Chúng ta phải ước mơ! Sở dĩ tôi nói vậy là vì ước mơ là mục tiêu, lí tưởng, lẽ sống của con người. Nó giúp chúng ta định hướng tương lai cho chính mình. Ước mơ, nó không phải là cái gì có sẵn, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa ai biết đến, nhưng chúng ta phải khai phá và vượt qua. Thực vậy, chúng ta sẽ phải tưởng tượng và định hình cho ước mơ nằm trong cái viễn cảnh tươi đẹp của chính nó. Ước mơ chính là "ngôi sao" chỉ đường cho bạn chạm tay vào viễn cảnh đẹp đẽ đó. Có lẽ con đường để chạm đến ước mơ là một con đường quanh co, phức tạp chứ không phải là một con đường thẳng tắp, nhưng nó sẽ là nơi tạo điều kiện cho bạn cố gắng, kiên trì và nỗ lực. Nên "Hãy đến nơi ước mơ cuốn ta đi, đến một ngày nào đó chúng ta sẽ chạm tới được, nếu chúng ta tin vào chính mình". Ước mơ là một thứ gì đó mà cuộc sống ban tặng, bạn chẳng phải mất tiền cho những ước mơ thì tại sao chúng ta không ước mơ? Thử nghĩ xem, nếu cuộc sống của bạn không có ước mơ thì sẽ tẻ nhạt biết bao!

 

Ước mơ chính là nguồn động lực thực sự của cuộc sống, là hạt mầm của mọi thành công khi được "vun trồng" bằng ý chí, lòng quyết tâm và sự nỗ lực bền bỉ. Như chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc, với một ước mơ mãnh liệt và cao cả" "Độc lập dân tộc - Đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa". Vì ước mơ, hoài bão to lớn ấy bác Hồ đã hi sinh cả chính tuổi thanh xuân của mình với tình yêu nước nồng nàn, không ngại khó khăn gian khổ cùng với một ý chí kiên cường son sắt. Để rồi ước mơ đó đã trở thành hiện thực nhờ một nghị lực phi thường vì "Ở trên đời này, mọi chuyện đều không có gì khó nếu ước mơ của mình đủ lớn". Như Bác từng nói:

"Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bềnĐào núi và lấp biểnQuyết chí ắt làm nên."

Trong cuộc sống cũng có những người luôn cho rằng ước mơ sẽ mãi mãi chỉ là ước mơ. Vâng tôi xin trả lời rằng: "bạn đã sai", điều đó chỉ đúng khi ước mơ của bạn chỉ là một bản kế hoạch nằm trong đầu với hai từ "ước và mơ". Muốn cho ước mơ đó thành hiện thực thì tất nhiên bạn phải hành động. Song song đó, trong xã hội còn rất nhiều người khuyết tật, neo đơn, trẻ em mồ côi, nhiễm chất độc màu da cam,… ước mơ của họ chỉ là có một cuộc sống tốt đẹp hơn, trở thành một con người lành lặn… những ước mơ rất đỗi bình thường vậy thôi nhưng rất khó có thể thực hiện và có thể cũng chẳng bao giờ thực hiện được. Vậy tại sao chúng ta là những con người lành lặn thì lại không dám ước mơ, không có quyết tâm thực hiện nó?

Có những ước mơ có thể thực hiện, có những ước mơ không thể thực hiện và có cả những "giấc mơ nửa chừng" nữa. Sao tôi lại gọi là giấc mơ chăng? Là vì ước mơ đó chưa được trọn vẹn. Ước mơ đó được đánh thức, được khơi nguồn và rồi nó thức dậy, nhưng thời gian đó chưa đủ để ta chinh phục hết con đường của ước mơ. Nó chỉ cho ta đi nữa chặng đường và rồi bỏ rơi ta như một cơn ác mộng. Ước mơ đó dừng lại không phải vì chúng ta không thể hay chúng ta không xứng đáng mà chỉ vì chúng ta chưa đủ may mắn. Và rồi giấc mơ nửa vời đó ra đi và để lại cho ta cơn ác mộng của sự nuối tiếc chứ không phải là sự căm ghét. Ước mơ đó không phải là đắng cay nhưng cũng chưa đủ ngọt ngào. Nó chỉ dừng lại ở hai chữ ước mơ nhưng đó là ước mơ đẹp, là tình yêu của một ước mơ đẹp làm ta phải lụy.

Ước mơ chính là như vậy! Có thể ước mơ sẽ ngọt ngào và cũng có thể không, nhưng ước mơ nào cũng rất đẹp, nó không bao giờ là đắng cay hay xấu xa cả. Nó là một nguồn động lực để ta hoàn thiện và phát triển bản thân. Vì vậy chúng ta nên lắp đôi cánh cho ước mơ để nó bay cao xa hơn nữa – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Và "Nếu bạn có một ước mơ, nếu có thể hãy thử bắt đầu thực hiện nó trong hôm nay, đừng giữ mãi kế hoạch đó trong đầu bạn nhé!"

Bình luận (0)
baohan
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 12 2020 lúc 22:24

Tham khảo:

Từng có câu: "ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ", việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên đường đời. Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội.Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu…Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ.Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội.Để chấm dứt tình trạng này hs phải có trách nhiệm trong học tập , nhà trường phải đổi mới phương pháp dạy , gia đình phải có cái nhìn thoáng hơn .Điều quan trọng nhất là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất.

Bình luận (0)
Y Nhi
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 12 2020 lúc 20:28

Tham khảo:

Bàn luận về chữ “Nhàn” trong hai bài thơ:

 - Cả hai bài thơ đều thể hiện chữ “Nhàn”; thực chất đây là lối sống nhàn tản, xuất thế, cách ứng xử tiêu cực của những nhà nho không gặp thời. Đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể của hai bài thơ, ta thấy việc về nhàn là cách duy nhất để giữ gìn khí tiết. Nhưng một khi đã về “nhàn”, các nhà thơ lại rộng mở tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã. - Mức độ thể hiện của chữ “Nhàn” ở hai bài thơ có sự khác nhau:

+ Nguyễn Trãi tuy về nhàn nhưng vẫn đau đáu trong nỗi niềm ái quốc ưu dân. Ông nhàn cư chứ không nhàn tâm. Đây chính là tinh thần nhập thế tích cực ngay cả khi đã về nhàn.

+ Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Nhàn” được nâng lên thành triết lí sống, thành một lựa chọn. Về nhàn ông đã thật sự tìm được sự thoải mái về tinh thần cũng như về thể xác (“nội đắc tâm thân lạc”. - Tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều cho thấy cách sống lạc quan và đặc biệt là tâm hồn thanh cao của các vị danh nho

Bình luận (0)
Trần Đức Hiếu
Xem chi tiết
Xuanphung Phong
Xem chi tiết
Đặng Thanh Tâm
Xem chi tiết