Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

le minh thanh
Xem chi tiết
Như
4 tháng 5 2018 lúc 20:29

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Trong tiếng Việt, văn
hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống ; theo nghĩa chuyên biệt để chỉ phát triển của một giai đoạn …Hay nghĩa rộng thì văn hóa gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng phong tục, lỗi sống, lao động…Nhưng có thể xác định 4 đặc trưng cơ bản cảu văn háo ta có thể tộng hợp lại để nêu ra một khái niệm văn hóa như sau:
- Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình lao động thực tiễn, trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến tại thời điểm xét đến
để tạo nên, duy trì, vận hành và tiến hoá xã hội loài người. Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích luỹ tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến. Đối nghịch với văn minh là hoang dã, man rợ, lạc hậu. Khái niệm văn minh chỉ mang tínhtương đối, có tính so sánh tại thời điểm xét đến mà không có giá trị tuyệt đối.

Văn Minh là một phần của Văn Hóa, đặc biệt là tình trạng tiến bộ của con người trong phạm vi kỹ thuật và những cải tiến đời sống vật chất.

Bình luận (0)
Dương Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:09

 - Hoàn cảnh :

Quân và dân miền Bắc đã làm lên trận "Điện Biên Phủ trên không ” đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối 1972 của Mĩ, buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa-ri với.

Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1-1973 giữa bốn ngoại trưởng đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.

    - Nội dung hiệp định:

 Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

 Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào tháng 1 năm 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

 Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đồng, huỷ bỏ căn cứ quân sự ở, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

 Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

 Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị .

 Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt .

Hoa Kì cam kết đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

      - Ý nghĩa :

          Đây là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (Mĩ đã cút tạo ĐK để ta tién lên đánh cho nguỵ nhào )

Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi quan trọng, tạo thời cơ để giải phóng hoàn toàn miền Nam.

     

Bình luận (0)
minh tien
Xem chi tiết
khi heo
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
30 tháng 4 2018 lúc 21:53

Nội dung

Giai đoạn trước ngày 6-3-1946

Giai đoạn từ ngày 6-3-1946

Chủ trương

Đấu tranh với Trung hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc

Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta. Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp (6/3/1946)

Sách lược

– Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc.

– Tháng 3/1946 Quốc hội khóa I đồng ý:

+ Nhượng cho Việt Quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội,4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước.

+ Cung cấp một phần lương thực thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, nhận tiêu tiền Trung Quốc.

– Để giảm bớt sức ép của kẻ thù, tránh hiểu lầm, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” (11-1945), nhưng là tạm thời rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo chính quyền cách mạng.

– Đối với các tổ chức phản cách mạng, tay sai, chính quyền dựa vào quần chúng, kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng, nếu có đủ bằng chứng thì trừng trị theo pháp luật.Ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng.

Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ tại Hà Nội với nội dung:

– Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.

– Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thayquân Trung Hoa Dân Quốc giải giáp quân Nhật, và số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.

– Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam, tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức.

– Hồ Chủ tịch ký với Pháp Tạm ước 14.09.1946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp lâu dài.

Nhận xét

– Với hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp không thể tránh khỏi.

– Chứng tỏ sự mềm dẻo, sáng tạo trong ngoại giao của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh

Bình luận (0)
Lê Trung Dũng
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Anh
3 tháng 3 2016 lúc 15:15

1.Sự thành lập.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương đảng lần VIII (5/1941), do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì. Mặt trận Việt Minh đã được thành lập (19/5/1941) tại Pác Bó – Cao Bằng. Mặt trận Việt Minh ra đời nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước của dân tộc để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

2.Những nét chính về hoạt động mặt trận Việt Minh từ 5/1941 đến 3/1945.

Hoạt động chính của Mặt trận Việt Minh là xây dựng lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tiến tới cách mạng tháng tám.

a.Xây dựng lực lượng chính trị:

- Là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

-Mặt trân việt Minh chủ trương thành lập các Hội cứu quốc như công nhân cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lão cứu quốc, nhi đồng cứu quốc….

 -Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội cứu quốc. đến năm 1942 khắp 9 châu của tỉnh Cao Bằng đều có Hội cứu quốc.

b.Xây dựng lực lượng vũ trang.

-Bộ phận nòng cốt ban đầu là đội du kích Bắc Sơn, đến năm 1941 thống nhất các đội du kích ở Bắc Sơn và Vũ Nhai thành cứu quốc quân.

-Ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cao Bằng, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 người do Võ Nguyên Giáp làm đội trưởng.

-Ngày 15/5/1941 tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ đã thống nhất độiViệt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân.

c.Xây dựng căn cứ địa cách mạng.

-Sau khởi nghĩa Bắc Sơn thành lập căn cứ Bắc Sơn-Vũ Nhai.

-Khi Bác mới về nước thành lập căn cứ PăcPó-Cao Bằng. -6/1945Khu giải phóng Việt Bắc được thành lâp gồm 6 tỉnh…….

d.Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tiến tới Cách mạng tháng Tám.

 -Ngày 7/5/1944,Tổng bộ Việt Minh ra chỉ chị “Sửa soạn khởi nghĩa” và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục.

-Ngày 22/12/1944 độiViệt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Hai ngày sau đội đã hạ đồn Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng)

-Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, tiếp theo chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của đảng Mặt trận Việt Minh ra lệnh kêu gọi đồng bào toàn quốc đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước. Như vậy đến đầu năm 1945 mọi sự chuẩn bị cho cách mạng tháng tám của Mặt trận Việt Minh cơ bản đã hoàn thành, một bầu không khí tiền khởi nghĩa sôi sục khắp cả nước báo trước giờ hành động sắp tới.

3.Đóng góp của Mặt trận Việt Minh đối với cách mạng tháng Tám năm 1945

Mặt trận Việt Minh là Mặt trận đoàn kết dân tộc, do đảng ta lãnh đạo tồn tại trong vòng 10 năm (1941-1951, năm 1951 Mặt trậnVịêt Minh đã thống nhất với Mặt trận Liên Viêt thành lập Mặt trận Liên Việt) đã có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam qua các thời kì lịch sử đặc biệt là đối với Cách mạng tháng Tám.

-Mặt trậnViệt Minh đã tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân.Xây dựng lực lượng chính trị to lớn cho cách mạng thắng lợi.

-Mặt trận Vịêt Minh đã có đóng góp lớn trong việc xây dựng phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

-Triệu tập và tiến hành thành công quốc dân đại hội Tân Trào 8/1945, huy động nhân dân tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của đảng giành thắng lợi.

-Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Mặt trận Vịêt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới., chuẩn bị cho kháng chiến.

 

Bình luận (0)
Minh Ngoc Le
Xem chi tiết
Phạm Đức Thắng
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
5 tháng 2 2016 lúc 14:16

* Nguyên nhân chủ quan : 

- Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở Miền Nam, với phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.

- Nhân dân ta ở hai miền giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

* Nguyên nhân khách quan :

- Cuộc kháng chiến thắng lợi nhờ sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù chung của 3 dân tộc ở Đông Dương.

- Sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và đế quốc Mĩ

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lan Hương
22 tháng 1 2018 lúc 17:41

câu trả lời là clothes

Bình luận (0)
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:09

- Tình hình  :

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được kí kết, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp. Ngày 10 – 10- 1954, quân ta tiếp quản Hà Nội; ngày 1 - 1 - 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô. 

       Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng). Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.

Giữa tháng 5-1956, Pháp rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng chưa thực hiện Hiệp thương tổng tuyển cử tự do, thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam.

Ngay sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ liền thay thế thực dân Pháp, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.

   - Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ :

Nhiệm vụ của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nhiệm vụ của miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.

Nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền Nam - Bắc là đánh Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

 

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Phúc
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:11

      - Nguyên nhân thắng lợi 

           Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi trước hết là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị, ngoại giao độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

        Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến.

         Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương.

         Sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ to lớn, của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

     - Ý nghĩa lịch sử

           Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ khi cách mạng tháng Tám năm 1945, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước.

         Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử của lịch sử dân tộc- kỷ nguyên đất nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

           Thắng lợi của ta thất bại nặng nề của đế quốc Mĩ, có tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng trên thế giới nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.

 

 

Bình luận (0)