Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

Quỳnh Như
Xem chi tiết
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Hắc Hường
17 tháng 6 2018 lúc 6:35

Trả lời:

Giai đoạn 1939-1945 là một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử của Đảng ta. Đây là giai đoạn mà Đảng đã phải hết sức cố gắng để đưa ra những quyết định đúng đắn khi chèo lái con thuyền cách mạng của dân tộc, đưa nhân dân tiến dần đến tự do. Thực tiễn tình hình thế giới và trong nước đã buộc Đảng ta phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

- Tình hình thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ với cuộc khơi mào của phát xít Đức. Ngày 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.

+ Pháp tham chiến ngay từ đầu, thi hành các biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa.

+ Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ngày 22/6/1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô. Từ khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô, tính chất chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với các lực lượng phát xít do Đức cầm đầu.

- Tình hình trong nước:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng trực tiếp một cách mạnh mẽ đến Đông Dương và nhân dân ta. Ngày 28/9/1939, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấm mọi thứ liên quan đến Cộng sản. Thực dân Pháp đã thi hành chính sách thời chiến hết sức trắng trợn: phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân, tập trung lực lượng đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương,.. Chúng thực hiện chính sách "kinh tế chỉ huy" nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh của Đế quốc. Hơn bảy vạn thanh niên bị bắt sang Pháp làm bia đỡ đạn.

+ Nhân cơ hội Pháp thua Đức; ngày 22/9/1940 Nhật tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23/9/1940, tại Hà Nội, Pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật. Nhân dân ta rơi vào cảnh một khổ hai tròng áp bức Pháp- Nhật -> Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc, phát xít trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

Trước tình hình này, Đảng ta đã ba lần họp hội nghịgồm: Hội nghị lần thứ 6 (tháng 11/1939), Hội nghị lần thứ 7 (tháng 11/1940) và Hội nghị lần thứ 8 (tháng 5/1941). Dựa trên diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai và tình hình cụ thể trong nước, Ban chấp hành Trung ương đã vạch ra những chỉ đạo chiến lược trong đó đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đảng ta nêu rõ vấn đề cấp bách là phải giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc với bọn phát xít, đế quốc bởi "Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi hỏi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc cònchịu mãi kiếp ngựa trâu; mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được".

-> Đảng ta quyết định chuyển hướng chỉ đạo, xác đinh nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu là một quyết định đúng đắn, xác định đúng đắn con đường đi cho dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Huỳnh Đông Anh
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Như Bình
27 tháng 6 2016 lúc 18:14

B. Nông nghiệp và khai thác mỏ

Bình luận (0)
Đạt Trần
12 tháng 6 2018 lúc 22:18

Nông nghiệp và khai thác dầu mỏ

Bình luận (0)
Ngọc Hnue
13 tháng 6 2018 lúc 8:30

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nông nghiệp và khai thác dầu mỏ

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Cu Em
Xem chi tiết
Lê Gia Phong
2 tháng 6 2018 lúc 20:24

Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp nha.

Bình luận (3)
tran thanhnhu
4 tháng 6 2018 lúc 7:57

chiến dịch biên giới

Bình luận (0)
Lê Thái
Xem chi tiết
Hiiiii~
28 tháng 5 2018 lúc 14:32

Trả lời:

Theo thống kê thì toàn huyện Tân Thạnh có 1.558 liệt sĩ, 789 thương, bệnh binh, 57 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, 7 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 2.482 đối tượng chính sách và 203 Mẹ Việt Nam Anh hùng (trong đó còn sống 14 mẹ).

Theo số liệu trên thì ta chọn đáp án C.

Bình luận (0)
Thời Sênh
28 tháng 5 2018 lúc 20:12

huyện tân thạnh có mấy anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?

A.5

B.6

C.7

D.8

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
29 tháng 5 2018 lúc 7:12

Câu C

Bình luận (0)
Dan Tiểu
Xem chi tiết
Thời Sênh
24 tháng 5 2018 lúc 9:14

Kế hoạch rơve là kế hoạch do tướng Rơve (G. Revers), tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp đề xướng, được thủ tướng Pháp chuẩn y (6.1949) nhằm đối phó với cuộc Kháng chiến chống Pháp 1945 - 54 của nhân dân Việt Nam đang phát triển mạnh và việc Quân giải phóng Trung Quốc đang tiến xuống biên giới Việt- Trung. KHR nhằm giữ bằng được đồng bằng Bắc Bộ, bỏ Cao Bằng, co về vùng châu thổ, giữ vững vùng ngũ giác Việt Trì - Thái Nguyên - Lạng Sơn - Hải Phòng - Hoà Bình; mở rộng chiếm đóng đến Phát Diệm; tập trung quân Âu - Phi thành lực lượng cơ động; phát triển quân đội bản xứ; củng cố chính quyền bù nhìn. Bị các tướng Valuy (Valluy), Alêchxăngđri (Alexandrie) phản đối và bại lộ, nên không thực hiện được. KHR bộc lộ mâu thuẫn giữa ý đồ xâm lược với khả năng hạn chế và mâu thuẫn giữa các phe phái trong chiến tranh Pháp xâm lược Đông Dương.

Bình luận (0)
Phan Hùng
Xem chi tiết
Đạt Trần
13 tháng 5 2018 lúc 22:06

1) Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới ?

Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực…
Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào…
Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,… nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ. Các phong trào đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

2) Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1930 :

a. Từ năm 1911 đến 1918 :

– Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng 7/1911, Người cập cảng Mácxây của Pháp.
– Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ…
– Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.
– Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người.

b. Từ năm 1919 đến 1923 :
– Ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai (Verseille) để chia nhau thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
– Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
– Tháng 12/1920, tại đại hội của đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo cách mạng vô sản Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.
– Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. – Năm 1922, ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria)..
c. Từ năm 1923 đến 1924 :
– Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản viết nhiều cho báo Sự Thật (Paravda) và Tạp chí Thư tín quốc tế.
– Năm 1924, Người dự và đọc tham luận tại đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Sau đó, Người từ Liên Xô về Quảng Châu để trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

d. Từ năm 1924 đến 1930 :
– Ngày 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
– Tháng 6/1925 : Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
– Ngày 9/7/1925, Người và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á đông.
– Ngày 6/1 đến ngày 3/2/1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản cộng sản, soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của đảng Cộng sản Việt Nam… Tác dụng của những hoạt động trên đối với cách mạng Việt Nam :
* Về chính trị : Trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tư tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta nư viết bài cho báo “Nhân đạo”, “đời sống công nhân” và “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những tư tưởng mà người truyền bá sẽ là nền tảng tư tưởng của đảng ta sau này. Những tư tưởng đó là:
Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa.
Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. đó chính là mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa.
Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là đảng cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin. * Về tổ chức :
– Khi về tới Quảng Châu (Trung Quốc), người đã tập hợp một số thanh niên Việt Nam yêu nước thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong đó có hạt nhân là Cộng sản đoàn.
Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. 3) Những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc :
Tìm được con đường cứu nước đúng đắn : Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho việc thành lập đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Cùng đảng Cộng sản đông Dương lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
Cùng đảng Cộng sản đông Dương lãnh đạo đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chế độ mới trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.
Cùng đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) thắng lợi.
Cùng đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc…
3) CỐng hiến của NGuyễn Ái Quốc
+ Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam : đó là con đường Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
+ Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn như đã nêu trên, nên mới dẫn tới việc thành lập đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi.

Bình luận (0)
Thiên Thảo
25 tháng 1 2016 lúc 17:52

1) Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới ? 

Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực…

Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào…

Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,... nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ. Các phong trào Đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. 

Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

2) Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1930 :

a. Từ năm 1911 đến 1918 :


- Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng 7/1911, Người cập cảng Mácxây của Pháp.

- Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ…

- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga => Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.

- Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người.

Bình luận (0)
Nguyễn  Hai My
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:08

- Nguyên nhân thắng lợi :

          Cuộc kháng chiến chống Pháp có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết một lòng.

          Nhờ có, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lðợng vũ trang sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn.

          Đó là thắng lợi của tình đoàn kết giữa nhân dân 3 nước Đông Dương trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác, cũng như sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

- Ý nghĩa lịch sử :

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta.

Miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi là một đòn mạnh giáng vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc , góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.

Thắng lợi này cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.

 

Bình luận (0)
Lê Thái
Xem chi tiết
Lê Thanh Tùng
Xem chi tiết