Tập làm văn: Tập viết thư và phong bì thư

Trần Thị Thủy Tiên
Xem chi tiết
Vân Anh Huỳnh Lê
18 tháng 11 2021 lúc 7:37

Chị nghĩ em nên tự làm văn thì văn sẽ có yếu tố gây xúc động nhiều . Nếu em chưa có ý tưởng có thể lên gg, wed để thêm ý tưởng thì bài văn rất hay luôn á em

Bình luận (1)
Đặng Lê Phúc Hân
Xem chi tiết
Hải Đăng Nguyễn
21 tháng 11 2021 lúc 19:34

Tuần 10 là bài nào z?

Bình luận (0)
ng.nkat ank
21 tháng 11 2021 lúc 19:35

- Em phải tự viết nhé , có thể tham khảo bài dàn ý của chị 

                                  Dàn ý

 

- Viết thư cho ai? (Cho một bạn ở trường khác). Nếu không có bạn ở trường khác, chúng ta có thể tưởng tượng ra một người bạn như thế để viết.

- Mục đích viết thư: Viết thư để làm gì? (để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay).

Cách xưng hô như thế nào cho phù hợp?

Nội dung thăm hỏi: sức khỏe, việc học tập ở trường mới, tình hình gia đình...

Kể cho bạn nghe những gì về tình hình sinh hoạt các mặt, học tập, văn nghệ, thể thao, về thầy cô, bạn bè).

Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì? (Chúc bạn vui khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại).

Bình luận (0)
Đặng Lê Phúc Hân
21 tháng 11 2021 lúc 19:49

ko bít thì lật sách tiếng việt giùm chuỵ cái

Bình luận (0)
Vinh Lò
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
11 tháng 4 2022 lúc 9:49

refer

Sau vài năm học tập và công tác tại nước ngoài, hôm nay tôi mới có dịp trở về quê hương thân yêu-nơi chôn rau cắt rốn của mình. Một cái gì đó nghẹn ngào trong sóng mắt, một chút bâng khuâng của một cái tôi vừa trở về từ phương Tây đến với phương Đông truyền thống ngọt ngào, sâu lắng của quê hương. Trong người tôi như bị hòa quyện bới cổ điển và hiện đại, Đông và Tây. Quê hương sau những chặng đường đổi mới hiện lên thật đẹp và văn minh.

Chiếc xe của tôi dần tiến về phía cổng làng. Đình làng trước kia với mái ngói rêu xanh, những cây đa cổ thụ làm bóng mát cho người nông dân nghỉ ngơi thì giờ đã được tu bổ lại, khang trang và rộng rãi hơn. Những màu sơn sặc sỡ đã mang đến cho bức tranh quê hương một diện mạo mới. Tôi xuống xe và đi dạo. Hai bên đường là những hàng bạch đàn, phi lao xanh rì, đứng lặng trong gió như đang thì thầm cùng nhau. Những con đường bê tông trắng, phẳng lì như những dải lụa nối đuôi nhau giúp giao thông thuận tiện hơn chứ không còn là những con đường gồ ghề như trước nữa. Ngắm nhìn những mái nhà tầng mọc lên san sát, có lẽ cuộc sống của người dân nơi đây đã được cải thiện rất nhiều.

Gặp các bác nông dân, tôi cất tiếng chào. Có lẽ cũng nhiều năm chưa về quê, nên tôi thay đổi và mọi người không nhận ra cô bé năm nào nữa. Chỉ có điều, có một thứ vẫn không thay đổi đó là tình quê, cái chân chất, mộc mạc và bình dị của những con người quê hương vẫn thế. Cái hồn quê, một miền yên bình và thanh tươi vẫn chảy vào tâm hồn tôi như ngày nào. Vẫn giọng quê ấy, con người ấy. Có thể học trở nên năng động nhanh nhẹn hơn, điều ấy cũng dễ hiểu thôi vì trước nhịp sống sôi động của thời đại họ cũng cần thích ứng để hòa nhập, cùng đưa đất nước đi lên.

 

Những công trình như nhà máy, công ty, xí nghiệp của các ngành công nghiệp nhẹ được dựng lên khá nhiều. Điều này vừa góp phần đổi mới quê hương, cũng góp phần dần kích thích nền nông nghiệp nước ta chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp để sánh vai với các cường quốc năm châu. Người nông dân cũng có thêm cơ hội để có được việc làm, gia tăng thu nhập. Cuộc sống mới của người dân nơi đây thật khiến tôi hạnh phúc. Họ đã lớn lên cùng với những lũy tre, cánh đồng, cánh diều và những mái nhà tranh như tôi nay được ánh sáng của Đảng giác ngộ, tiền đề xây dựng thời kì kinh tế xã hội chủ nghĩa, quả là đáng quý. Dân tộc ta sẽ bước sang một trang mới hơn từ những sự đổi thay nhỏ này. Người nông dân cũng trở thành những con người thời đại, năng động, tích cực trong việc phát triển kinh tế đất nước, còn gì vui cho bằng một dân tộc cùng đoàn kết phát triển.

Bình luận (0)