Sinh vật và Môi trường- Chương II. Hệ sinh thái

quyền
Xem chi tiết
Bùi Trân Châu
18 tháng 5 2016 lúc 16:16

1/ -Cần bảo vệ hệ sinh thái biển vì:

     + Biển là nơi cung cấp nhiều loài hải sản làm thức ăn giàu đạm cho con người.

     + Hiện nay, do mức độ khai thác, đánh bắt quá mức làm cho nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt.

 - Biện pháp bảo vệ:

     + Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải và hợp lí.  

     + Bảo vệ, nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển

Bình luận (0)
Bùi Trân Châu
18 tháng 5 2016 lúc 16:20

2/ - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Giữa các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối sinh con cái.

 - Các cá thể trong quần thể có quan hệ hỗ trợ nhau khi gặp điều kiện sống thuận lợi như nguồn thức ăn phong phú, nơi ở rộng rãi

- Ý nghĩa: Làm tăng khả năng chống chọi của sinh vật với các điều kiện bất lợi của môi trường và giúp cá thể tìm mồi hiệu quả hơn

- Các cá thể trong quần thể có quan hệ cạnh tranh nhau khi gặp điều kiện sống bất lợi như nguồn thức ăn khan hiếm, nơi ở chật chội, mật độ cao, ..., dẫn tới một số cá thể phải tách khỏi nhóm.

- Ý nghĩa: Làm giảm khả năng cạnh tranh giữa các cá thể và hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng, hạn chế sự gia tăng số lượng vượt quá mức hợp lí

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
18 tháng 5 2016 lúc 16:16

1/

-     Cần bảo vệ hệ sinh thái biển vì:

Các loài động vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con hgười. Tuy nhiên, tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận. Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nén nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt.

-     Biện pháp bảo vệ:

Có nhiều biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển. Bảo vệ hệ sinh thái biển trước hết cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiêm, đồng thời chòng ô nhiễm môi trường biển,...

Bình luận (0)
Mai Trần
Xem chi tiết
Bùi Trân Châu
20 tháng 5 2016 lúc 10:47

-Lưới thức ăn: Chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn

- Một lưới thức ăn:

Sâu chim mèo VSV bọ ngựa rau

\(\left(1\right)\) rau

\(\left(2\right)\) sâu

\(\left(3\right)\) chim

\(\left(4\right)\) mèo

\(\left(5\right)\) vi sinh vật (VSV)

\(\left(6\right)\) bọ ngựa

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Bùi Trân Châu
22 tháng 5 2016 lúc 20:23

Các chuỗi thức ăn:
1. Cỏ\(\rightarrow\)Thỏ\(\rightarrow\) vi sinh vật.
2. Cỏ\(\rightarrow\)Thỏ\(\rightarrow\)Hổ\(\rightarrow\)vi sinh vật.

3. Cỏ\(\rightarrow\)\(\rightarrow\)vi sinh vật
4. Cỏ\(\rightarrow\)\(\rightarrow\)Hổ\(\rightarrow\)vi sinh vật.
5. Cỏ\(\rightarrow\)Thỏ\(\rightarrow\)Mèo rừng\(\rightarrow\)vi sinh vật
6. Cỏ\(\rightarrow\)Sâu hại thực vật\(\rightarrow\)vi sinh vật
7. Cỏ\(\rightarrow\)Sâu hại thực vật\(\rightarrow\)chim ăn sâuvi sinh vật
-Xếp các sinh vật theo thành phần của hệ sinh thái:
Sinh vật sản suất: Cỏ.
Sinh vật tiêu thụ ( động vật ăn thực vật) : Thỏ, dê, sâu hại thực vật.
Sinh vật tiêu thụ (động vật ăn thịt ) : Hổ, mèo rừng, chim ăn sâu.
Sinh vật phân giải : Vi sinh vật.

Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
22 tháng 5 2016 lúc 20:18

1/ + CthVSVCỏ→thỏ→VSV

2/ + CthhVSVCỏ→thỏ→hổ→VSV

3/ + CdêVSVCỏ→dê→VSV

4/ + CdêhVSVCỏ→dê→hổ→VSV

5/ + Cthmèo.rngVSVCỏ→thỏ→mèo.rừng→VSV

6/ + Csâu.hi.thc.vtVSVCỏ→sâu.hại.thực.vật→VSV

7/ + Csâu.hi.thc.vtchim.ăn.sâuVSVCỏ→sâu.hại.thực.vật→chim.ăn.sâu→VSV

**Sơ đồ ( lưới ) thức ăn của Q/xã:

CỏThỏMèoVSVDêHổSâuChim

 

Bình luận (0)
học 24h
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
26 tháng 5 2016 lúc 9:09

Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện:

+ Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhỏm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sông đầy đủ.

+ Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở...

 

Bình luận (0)
Trang
26 tháng 5 2016 lúc 9:10

Quan hệ cùng loài hỗ trợ nhau khi nhiều cá thể cùng loài sống chung với nhau trong cùng một khu vực sống ,ở khu vực sống ấy diện tích rộng rãi , nguồn thức ăn dồi dào chúng hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tại , phát triển . Hiệu quả nhóm đã tạo điều kiện cho mỗi cá thể có những lợi ích nhất định ví dụ như việc tìm kiếm mồi thuận lợi hơn ,chống kẻ thù hiệu quả hơn,báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt ,.... Khi nguồn thức ăn dồi dào , điều kiện sống phù hợp chúng sinh trưởng nhanh , phát triển mạnh , sức sinh sản cao làm tăng nhanh số lượng cá thể trong đàn.

Bình luận (0)
học 24h
Xem chi tiết
Trang
26 tháng 5 2016 lúc 9:14

- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tia ở thực vật là mối quan hệ cùng loài và khác loài. Hiện tượng các cành cây phía dưới nhận được ít ánh sáng , quang hợp kém , tổng hợp ít chất hữu cơ , lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lại năng lượng tiêu hao do hô hấp . Mặt khác khả năng lấy nước của cây kém nên cành phía dưới khô héo và rụng .

- Khi trồng cây quá dày thiếu ánh sáng hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ .

 

Bình luận (0)
Hochocnuahocmai
26 tháng 5 2016 lúc 9:09

Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.

 

Bình luận (0)
học 24h
26 tháng 5 2016 lúc 9:12

Mk đâu có hỏi định nghĩa .

Bình luận (0)
Thiên bình
Xem chi tiết
Trang
26 tháng 5 2016 lúc 10:17

Để giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật người ta thường áp dụng các biện pháp sau :

- Trong trồng trọt : trồng cây với mật độ thích hợp ,kết hợp tỉa thưa cây , chăm sóc đầy đủ , tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt , năng suất cao.

- Đối với chăn nuôi : Khi đàn quá đông ,nhu cầu về nơi ăn , chỗ ở trở nên thiếu thốn , môi trường bị ô nhiễm ta cần phải tách đàn , cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ , tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt .

Bình luận (0)
Hochocnuahocmai
26 tháng 5 2016 lúc 10:16

Trong thực tiễn sản xuất , để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật , làm giảm năng suất vật nuôi , cây trồng,cần phải :
Cần trồng câv và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ản đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Bình luận (0)
Vi Phan Hải
26 tháng 5 2016 lúc 10:17

4.Để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng thì ta phải tạo điều kiện môi trường sống có đầy đủ thức ăn , nơi ở rộng rãi, số lượng cá thể vừa phải , tỉ lệ đực : cái phù hợp , điều kiện sống thuận lợi .... 
Ngoài ra, ở thực vật có thể thực hiện tỉa thưa, ở động vật có thể thực hiện tách đàn

Bình luận (0)
Thiên bình
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
26 tháng 5 2016 lúc 10:19

Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như sau :
 

Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sông cùa sinh vật. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuông thấp hoặc tãng cao duy trì trạng thái cân bằng của quần thể:

+ Khi mật độ cá thể quá cao, điều kiện sống suy giảm, trong quần thể xuất hiện nhừng dâu hiệu làm giảm số lượng cá thể như hiện tượng di cư của một bộ phận cá thể trong quần thể, giảm khả nãng sinh sản và mắn đẻ của các cá thể cái, giảm mức sống sót của các cá thể non và già,...

+ Khi mật độ cá thể giảm tới mức thấp nhất định, quần thể có cơ chế điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản và khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn.

 

Bình luận (1)
Trang
26 tháng 5 2016 lúc 10:19

Mật độ quần thể thường thay đổi theo mùa , theo năm và chu kì sống của sinh vật .Khi nơi ở rộng rãi , nguồn thức ăn dồi dào,khí hậu thuận lợi quần thể phát triển mạnh ,số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh . Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao,đãn đến nơi ở chật trội , nguồn thức ăn trở nên khan hiếm , quần thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh. Mặt khác khi số lượng cá thể trong quần thể cao ,các sản phẩm thừa và sản phẩm bài tiết nhiều làm ô nhiễm môi trường sống , quần thể phát sinh bệnh tật , nhiều cá thể chết . Mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.

Bình luận (0)
Vi Phan Hải
26 tháng 5 2016 lúc 10:19

Mật độ cá thể phụ thuộc vào môi trường sống,chu kì sống của sinh vật, tác đọng của con người. 
Khi thức ăn giảm dần thì các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau khiến một số con phải tách đàn. Khi số lượng cá thể còn quá ít thì các cá thể cái sẽ sinh sản thật nhiều để gia tăng số lượng.Như vậy các cá thể sẽ giữ ở mức cân bằng và mật độ các cá thể cũng ở mức cân bằng khi mật độ cá thể tăng dẫn đến thức ăn thiếu ,chỗ ở ,chỗ sinh hoạt ,... nhiều cá thể sẽ chết .khi đó mật độ cá thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng

Bình luận (0)
học 24h
Xem chi tiết
Trang
27 tháng 5 2016 lúc 10:07

Ngoài đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác , quần thể người có những đặc điểm kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác không có . Đó là do con người có hệ thần kinh phát triển cho phép con người có lao động và tư duy , có óc sáng tạo , luôn làm việc có mục đích định trước , khai thác cải tạo thiên nhiên , bắt thiên nhiên phục vụ mục đích chính mình .

Bình luận (0)
Hochocnuahocmai
27 tháng 5 2016 lúc 10:07

Quần thể người có một số đậc trưng mà quần thể sinh vật khác không có là do con người có tư duy, có trí thông minh nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
 

Bình luận (0)
Lê Nho Không Nhớ
27 tháng 5 2016 lúc 10:29

Quần thể người có một số đậc trưng mà quần thể sinh vật khác không có là do con người có tư duy, có trí thông minh nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.

Bình luận (0)
học 24h
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
27 tháng 5 2016 lúc 10:08

*Tháp dân số trẻ:
-Có đáy rộng. 
-Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. 
-Tuổi thọ trung bình thấp. 
.*Tháp dân số già: 
-Có đáy hẹp 
-Cạnh tháp gần như thẳng đứng, đỉnh không nhọn biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đều thấp 
-Tuổi thọ trung bình cao.

Bình luận (0)
Trang
27 tháng 5 2016 lúc 10:11
Tháp dân số trẻTháp dân số già

- Đáy tháp rộng

- Cạnh tháp xiên nhiều

- Đỉnh tháp nhọn

- Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong cao

- Tuổi thọ trung bình thấp

- Đáy tháp hẹp

- Cạnh tháp gần như thẳng đứng

- Đỉnh tháp không nhọn

- Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong cao

- Tuổi thọ trung bình cao

 

Bình luận (1)
Hochocnuahocmai
27 tháng 5 2016 lúc 10:08

Hình tháp dân số trẻ là hình tháp dân số có đáy rộng do số lượng trẻ em sinh ra hàng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiểu và đỉnh tháp nhọn biểu hiệri ti lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp

Hình tháp dân số già là hình tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sình và tỉ lệ tử vong đều thấp. Tuổi thọ trung bình cao.

Bình luận (0)
Nghỉ Hè - Học 24
Xem chi tiết
Trang
27 tháng 5 2016 lúc 20:29

Phát triển dân số hợp lí là không để dân số phát triển quá nhanh dẫn đến thiếu ở nơi ở,

nguồn thức ăn , nước uống , gây ô nhiễm môi trường , tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ , thiếu trường học , bệnh viện , thiếu kiến thức về các lĩnh vực khoa học kĩ thuật , dẫn đến đói nghèo.... Việc phát triển dân số hợp lí nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân , mỗi gia đình và toàn xã hội nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên , môi trường của đất nước để mọi người trong xã hội đều được môi trường chăm sóc , có điều kiện phát triển tốt.

Bình luận (0)