Bài 3: Ôn tập chương Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu

Nguyễn Kiều Hạnh

Cho hình thang cân ABCD có AD=2AB=2BC=2CD=2a. Tính thể tích khối tròn xoay khi quay hình thang ABCD quanh đường thẳng AB

Nguyễn Việt Lâm
18 tháng 2 2020 lúc 6:10

Đặt hệ trục Oxy vào hình thang với gốc O trùng A, tia Ox cùng hướng tia AB, coi a là 1 đơn vị độ dài \(\Rightarrow B\left(1;0\right)\)

Kéo dài AB cắt DC kéo dài tại E, dễ dàng tính được \(\widehat{A}=\widehat{D}=60^0\Rightarrow\Delta BCE;\Delta ADE\) đều \(\Rightarrow AE=2a\Rightarrow E\left(0;2\right)\)

và hình chiếu của D lên AB trùng B, hình chiếu C lên AB trùng trung điểm của BE

\(\Rightarrow D\left(1;\sqrt{3}\right)\) ; \(C\left(\frac{3}{2};\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\)

Từ đây ta viết được pt các đường thẳng:

AD: \(y=\sqrt{3}x\) và BC: \(y=\sqrt{3}\left(x-1\right)\)

Thể tích cần tính:

\(V=2\pi\left(\int\limits^1_03x^2dx-\int\limits^{\frac{3}{2}}_13\left(x-1\right)^2dx\right)=\frac{7\pi}{4}\)

Do bên trên quy định 1 đơn vị độ dài bằng a nên \(V=\frac{7\pi a^3}{4}\)

Hoặc đơn giản là: sau khi biết được các tam giác ADE, BCE là các tam giác đều, thì thể tích cần tính sẽ bằng 2 lần thể tích khi quay AD quanh AB (\(V_1\) ) trừ 2 lần thể tích xoay BC quanh AB \(\left(V_2\right)\)

Mà quay AD quanh AB cho ta hình nón có \(R_1=a\sqrt{3}\); \(h_1=a\)

\(\Rightarrow V_1=\frac{1}{3}\pi R_1^2h_1=\pi a^3\)

Quay BC quanh AB cho nón có \(R_2=\frac{R_1}{2}=\frac{a\sqrt{3}}{2}\); \(h_2=\frac{1}{2}h_1=\frac{a}{2}\)

\(\Rightarrow V_2=\frac{\pi a^3}{8}\)

\(\Rightarrow V=2\left(V_1-V_2\right)=\frac{7\pi a^3}{4}\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Kiệt
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết