Ôn tập học kì I

Nguyễn Ngọc Duy

C1:Nêu đặc điểm của khí hậu hoang mạc.TV và ĐV ở hoang mạc thích nghi với môi trường như thế nào?

C2:Nêu đặc điểm của khí hậu đới lạnh.TV và ĐV ở đới lạnh thích nghi với môi trường như thế nào?

C3:Trình bày đặc điểm môi trường vùng núi

C4:Trình bày đặc điểm kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong môi trương hoang mạc ngày nay

Kieu Diem
4 tháng 12 2019 lúc 20:26

Câu 1

Khí hậu cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao.

Tính khắc nghiệt của khí hậu còn thể hiện ở nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè.

Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn, động thực vật đã tự hạn chế sự mất hơi nước trong cơ thể như đối với thực vật thì biến thành gai, thân cây bọc sáp…đối với động vật thì chui vào hang, vùi mình xuống cát, kiếm ăn ban đêm.

Ngoài ra, còn tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đối với thực vật thì thân cây hình chai, rễ dài…động vật thì chịu đói, chịu khát giỏi, uống nhiều nước, chạy nhanh, đi xa để tìm nước…

Câu 2

Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10ºC, có nơi – 50ºC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10ºC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ. rêu. địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...

Câu 3

ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

Câu 4

- Hoạt động kinh tế cổ truyền:

Chăn nuôi du mục: dê, cừu, lạc đà. Trồng trọt: trồng trong ốc đảo, cây trồng chính là chà là, cam, chanh, lúa mạch… Buôn bán: dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa xuyên qua các hoang mạc.

- Hoạt động kinh tế hiện đại:

Khai thác nước ngầm, dầu mỏ, các khoáng sản khác Sự phát triển du lịch đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đặng Thái Phong
Xem chi tiết
Ẩn Danh
Xem chi tiết
hoang nang
Xem chi tiết
Dung Trương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Khánh Mai
Xem chi tiết
Dạ Uyển Lâm
Xem chi tiết
Đinh Thị Cẩm Tú
Xem chi tiết
Khánh chi
Xem chi tiết