Ôn tập học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dạ Uyển Lâm

Câu 1 : Hoạt động kinh tế của đới ôn hoà

Câu 2 : Hoạt động kinh tế của đới ôn hoà

Câu 3 : Nêu đặc điểm môi trường hoang mạc. Động thực vật thích nghi với môi trường hoang mạc như thế nào ?

Câu 4 : Nêu hoạt động kinh tế ở hoang mạc

Câu 5 : Đặc điểm môi trường ở đới đới lạnh

Câu 6 : Hoạt động kinh tế ở đới lạnh

Câu 7 : Đặc điểm môi trường ở vùng núi

Câc bạn giúp mình với mình đang rất gấp để mai kt. Bạn nào trả lời mình tick ngay.

Cảm ơn các bạn !

Kieu Diem
8 tháng 12 2019 lúc 20:37

Câu 3

Môi trường hoang mạc: khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa rất hiếm, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, thực động vật nghèo nàn.

Thực vật và động vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hè sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngủi trong năm. Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự hơi nước. Một vài loài cây dự trữ nước trong thân như cây xương rồng nến khổng lồ ở Bắc Mĩ hay cây có thân hình chai ở Nam Mĩ. Phần lớn các loài cây hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước sâu.
Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Linh dương, lạc đà... sống được là nhờ có khả năng du đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống. Chính các cách thích nghi với điều kiện khô hạn đã tạo nên sự độc đáo của thế giới thực, động vật ở hoang mạc.

Câu 4

Hoạt động kinh tế:

* Hoạt động kinh tế cổ truyền:

- Chăn nuôi du mục, trồng trọt ở ốc đảo.

- Buôn bán, vận chuyển và trao đổi hàng hóa bằng lạc đà đi xuyên qua các sa mạc rộng lớn.

* Hoạt động kinh tế hiện đại:

- Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học kĩ thuật, con người khai thác nguồn nước ngầm để trồng trọt, chăn nuôi.

- Khai thác dầu mỏ, khí đốt, quặng quí hiếm.

- Hoạt động du lịch đem lại nguồn lợi lớn.

Hoạt động kinh tế:

* Hoạt động kinh tế cổ truyền:

- Chăn nuôi du mục, trồng trọt ở ốc đảo.

- Buôn bán, vận chuyển và trao đổi hàng hóa bằng lạc đà đi xuyên qua các sa mạc rộng lớn.

* Hoạt động kinh tế hiện đại:

- Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học kĩ thuật, con người khai thác nguồn nước ngầm để trồng trọt, chăn nuôi.

- Khai thác dầu mỏ, khí đốt, quặng quí hiếm.

- Hoạt động du lịch đem lại nguồn lợi lớn.

Câu 5

+ Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

Câu 6

Đới lạnh là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất. Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da. Ngày nay, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh. Hai vấn đề lớn phải giải quyết là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý. Đới lạnh là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất. Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da. Ngày nay, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh. Hai vấn đề lớn phải giải quyết là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.

Câu 7

Đặc điểm của môi trường vùng núi:

- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng cản sườn núi.

+ Thay đổi theo độ cao:

Biểu hiện: càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nguyên nhân: ảnh hưởng của độ cao địa hình.

+ Thay đổi theo hướng sườn:

Biểu hiện: sườn đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối mọc tốt tươi hơn sườn khuất gió hoặc sườn đón gió lạnh. Nguyên nhân: do sự thay đổi của hướng sườn gió lạnh.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
16 tháng 12 2019 lúc 21:46

Câu 1 + 2:

I - Nền nông nghiệp

1. Nền nông nghiệp tiến tiến
Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường:
+ Vùng cận nhiệt đới gió mùa: lúa nước, đậu tương, bông, hoa qủa.
+ Vùng Địa trung hải: nho, cam, chanh, ôliu . . .
+ Vùng ôn đới hải dương: lúa mì, củ cải đường, rau, hoa quả, chăn nuôi bò . . .
+ Vùng ôn đới lục địa: lúa mì, khoai tây, ngô, chăn nuôi bò, ngựa.
+ Vùng hoang mạc ôn đới: nuôi cừu. . .

II - Nền công nghiệp

1. Nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu
– Nền công nghiệp được phát triển sớm nhất cách đây khoảng 250 năm.
– 3/4 sản phẩm công nghiệp thế giới là do đới ôn hoà cung cấp.
– Cơ cấu công nghiệp gồm da dạng, nhiều ngành. Trong đó công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật của nhiều nước trong đới ôn hoà.
– Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca - na - đa.
2. Cảnh quan công nghiệp
– Phổ biến khắp nơi với các nhà máy, công xưởng, hầm mỏ, nối với nhau bằng hệ thống giao thông chằng chịt.
– Các cảnh quan công nghiệp phổ biến: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
– Các cảnh quan công nghiệp cũng là nơi tập trung nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đặng Thái Phong
Xem chi tiết
Đinh Thị Cẩm Tú
Xem chi tiết
Dat Nguyen
Xem chi tiết
Lê Anh Thư
Xem chi tiết
hoang nang
Xem chi tiết
Andrea Anh Kiệt
Xem chi tiết
hello hello
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Duy
Xem chi tiết
Trần Minh An
Xem chi tiết