Bài 2. Sự phân bố dân cư - Các chủng tộc trên thế giới

Nguyễn Thị Trà My

nêu đặc điểm về sự phân bố dân cư trên thế giới?Giải thích sự phân bố đó

Kieu Diem
20 tháng 10 2019 lúc 20:22

#Tham khảo cậu nhâ!

- Trên thế giới, dân cư phân bố không đều, nơi quá dày, nơi quá thưa, nơi nhiều người sinh sống, nơi không một ai sinh sống cả.

Nguyên nhân: Do giao thông phát triển (không phát triển), địa hình, khí hậu thuận lợi (không thuận lợi),.....

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lynny Love
20 tháng 10 2019 lúc 20:51

Đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới là:

Phân bố dân cư không đồng đều trong không gian: năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều. Biến động về phân bố dân cư theo thời gian Nguyên nhân : Nhân tố quyết định: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế. Nhân tố ảnh hưởng: Điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ chuyển cư...T
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
20 tháng 10 2019 lúc 20:44

Dân số thế giới năm 2005 là 6477 triệu người, mật độ dân số là 48 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều theo không gian và thời gian.

* Dân số phân bố không đều theo không gian:

- Khu vực có mật độ dân số đông đúc nhất là Tây Âu (169 người/km2), Ca-ri-bê (166 người/km2), tiếp đến là Trung Á – Nam Á (143 người/km2), Đông Á (131 người/km2), Đông Nam Á (124 người/km2), Nam Âu ( 115 người/km2).

- Khu vực có dân cư tập trung khá đông đúc là Đông Âu (93 người/km2), Trung Mĩ (60 người/km2).

- Các khu vực dân cư thưa thớt (mật độ dân số thấp hơn mức trung bình thế giới) là:

+ Vùng băng giá ven Bắc Băng Dương thuộc khu vực Bắc Mĩ (17 người/km2), Bắc Âu ( 55 người /km2).

+ Những vùng hoang mạc ờ châu Phi thuộc khu vực Bắc Phi , Đông Phi, Nam Phi, Tây Phi, Trung Phi (mật độ dân số từ 17 – 45 người/km2) và ở châu Đại Dương (4 người/km2).

+ Vùng rừng rậm xích đạo ở Nam Mĩ (A-ma-dôn), ở châu Phi và ở những vùng núi cao (mật độ dân số 21 người/km2).

* Phân bố dân cư theo thời gian ở các châu lục có sự thay đổi :

- Từ giữa thế kỉ XVII đến nay, bức tranh phân bố dân cư giữa các châu lục có sự thay đổi.

- Số dân châu Á là đông nhất (chiếm hơn 50% thế giới), dân số có sự biến đông nhẹ nhưng nhìn chung có xu hướng tăng (từ 53,8% năm 1650 lên 60,6% năm 2005). lên vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.

- Dân cư châu Âu tương đối ổn định trong thời gian từ năm 1650 - 1750 sau đó tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số (24,2% năm 1850), rồi sau đó bắt đầu giảm đột ngột (11,4% năm 2005) ⟶ phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương.

- Dân cư châu Mĩ tăng đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tục từ châu Phi, châu Âu.

(từ 2,8% năm 1650 lwn 13,7% (2005).

- Dân cư châu Phi giảm mạnh từ 21,5% (1960) xuống còn 9,1% (1850), liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mĩ. Năm 2005, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao (13,8%).

- Châu Đại Dương có số dân rất nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu, châu Á tới (năm 2005 tỉ lệ dân số là 0,5%).

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huyền Trâm
20 tháng 10 2019 lúc 20:51

nêu đặc điểm về sự phân bố dân cư trên thế giới?Giải thích sự phân bố đó

=> Đặc điểm phân bố dân cư

+ Phân bố dân cư không đều trong không gian. Năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều.
+ Biến động về phân bố dân cư theo thời gian.
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó là các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Linh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Quỳnh
Xem chi tiết
Van chau Do
Xem chi tiết
Hàn Vương Nga
Xem chi tiết
Lee Myun
Xem chi tiết
Hân Đỗ
Xem chi tiết
Quân Lương
Xem chi tiết
Phương Vy
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
Xem chi tiết